Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay Về Sáp Nhập Công Ty Cổ Phần Có Yếu Tố Nước Ngoài

không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ra như AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về bảo hộ đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khu vực. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất quan điểm soạn thảo văn bản mới thay thế hai Hiệp định về đầu tư hiện hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn. Sau hơn 2 năm chuẩn bị và soạn thảo, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được kí kết vào ngày 26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012. Hiệp định ACIA gồm 3 phần với 49 Điều khoản, trong đó, ngoài việc kế thừa các quy định trong IGA và AIA, căn cứ vào thực tiễn đầu tư quốc tế và khu vực, ACIA còn đưa ra những điều chỉnh mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư ASEAN như: mở rộng khái niệm nhà đầu tư ASEAN, đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia thành viên, bổ sung những điều khoản với về chuyển giao và đãi ngộ đầu tư, đưa ra một danh sách các biện pháp hạn chế đầu tư và các tiêu cực trong đầu tư…

Các hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên[34] Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký gửi Thường vụ Quốc hội ngày 21-12 liên quan đến Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tính đến nay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 FTA khác (bao gồm Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN- Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu). Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung

Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á- Âu)[35]. Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cụ thể:

- Hiệp định Hợp tác Kinh tế Việt Nam -Nhật Bản (VJEPA): Nội dung về đầu tư của Hiệp định này dẫn chiếu đến toàn bộ Hiệp định Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản.

-Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA): Đây là một hiệp định về đầu tư độc lập, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của Cộng đồng ASEAN. Hiệp định này thay thế hai hiệp định về đầu tư của ASEAN đã ký trước đây là Hiệp định Khu vực Đầu tư ASEAN (về tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư, ký năm 1998) và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA –ký năm 1986);

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN –Australia & New Zealand (AANZFTA). Đây là một Hiệp định trọn gói, trong đó Chương Đầu tư được đàm phán và ký kết cùng lúc với các chương khác của Hiệp định.

- Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

- Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

Nhìn chung, các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia khá đầy đủ và đa dạng, góp phần thúc đẩy sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên việc nội luật hóa những quy định quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, đòi hỏi cần phải có những thay đổi tích cực hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài

2.3.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về điều kiện đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài

Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 7

Việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần của các công ty trong nước

- một trong những cách để tiến hành sáp nhập công ty nội địa là một vấn đề khá nhạy cảm. Đó có thể trở thành một trong những cách thức để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, đó cũng có khả năng là cách thức dễ dàng nhất để thâm nhập thị trường, biến thị trường nước nhà trở thành thị trường nội địa của các nhà tư bản nước ngoài.

Để điều chỉnh vấn đề trên, xu hướng pháp luật Việt Nam đang ngày càng nới lỏng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 60/2015/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định về tỉ lệ sở hữu với các nhà đầu tư nước ngoài như sau:

"1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

a) Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

b) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;

c) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có

quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;

d) Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác."

Với tỉ lệ nêu trên, việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia nhập thị trường trong nước hoàn toàn đã dễ dàng hơn rất nhiều khi mức tỉ lệ tối đa mà nhà đầu tư có thể sở hữu là 49% (đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể) và không giới hạn (đối với công ty đại chúng không nằm trong trường hợp bị hạn chế tỉ lệ.

LĐT 2014 quy định hoạt động sáp nhập như là một cách đầu tư kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khoản 5 điều 3 LĐT 2014 quy định:

"Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư."

Các hình thức đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Quy định tại Điều 22 LĐT 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Điểm mới của LĐT 2014 so với LĐT 2005 là trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như đã trình bày ở phần trên.

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế: Được quy định tại Điều 24 LĐT 2014.

Hình thức đầu tư này được hiểu là nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây (Khoản 1 điều 25 LĐT 2014):

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai trường hợp trên

Và mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc ba trường hợp trên.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP: Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2014.

2.3.2. Các quy định quy trình, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam thì cần phải tuân theo một số thủ tục nhất định. Để một dự

án đầu tư muốn được triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, thông thường nhà đầu tư sẽ phải xem xét rằng dự án đó có thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư hay thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hay không để thực hiện trước khi triển khai dự án trên thực tế.

Hiện nay, các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư đang được quy định tại Điều 30, 31 và 32 LĐT năm 2014, lần lượt tương ứng với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khi dự án của nhà đâu tư thuộc những trường hợp luật định phải quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan quản lý đâu tư có thẩm quyền. Nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian cụ thể thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

Cũng như thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì không phải mọi dự án đầu tư đều phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, mà chỉ những dự án được pháp luật quy định mới phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Hiện nay những trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đang được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 LĐT năm 2014:

"Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế."

Như vậy nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án với thành lập doanh nghiệp trên cơ sở sáp nhập. Chỉ những dự án của nhà đầu tư nước ngoài và của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 LĐT 2014 mới bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Tuy nhiên những dự án thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (Khoản 2 Điều 36 LĐT) vẫn có thể thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nếu nhà đầu tư có nhu cầu. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư bao gồm:

- Văn bản đề nghị/đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu

- Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

- Biên bản họp và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP về việc sáp nhập doanh nghiêp

- Bản giải trình những nội dung điều chỉnh đối với dự án đầu tư (ghi rõ những thay đổi so với dự án đang triển khai) và lý do điều chỉnh

- Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có)

- Bản sao Điều lệ của doanh nghiệp

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư

- Danh sách cổ đông sáng lập CTCP theo mẫu kèm theo các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của cổ đông đã được hợp pháp hóa lãnh sự

- Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp luật phải có vốn pháp định

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định khác).

Nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài thì phải có thêm các giấy tờ sau:

- Hộ chiếu Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộchiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài. Các giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

- Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

- Nếu người đại diện theo pháp luật không phải cổ đông của công ty thì phải có thêm Hợp đồng lao động

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật, khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư sau 15 ngày. Trường hợp dự án thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng kí đầu từ sẽ được cấp sau 5 ngày làm việc kể từ kí cơ quan đăng kí đầu tư nhận được văn bản chấp thuận đầu tư và như thế nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ 1 lần nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư và phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Quy trình này đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí