VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ HƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Học viên
Hồ Thị Hường
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 8
1.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 8
1.2. Quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học 15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường
Tiểu học 35
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NGẠC A, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát 39
2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường Tiểu học Đông Ngạc A 42
2.3. Thực trạng công tác quản lí chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường Tiểu
học Đông Ngạc A 49
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí chủ nhiệm lớp của giáo viên
ở trường Tiều học Đông Ngạc A 54
Tiểu kết chương 2 57
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NGẠC A,
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 58
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp 58
3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể 60
3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp 71
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 75
Tiểu kết chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Diễn giải | |
1 | CBQL | Cán bộ quản lý |
3 | GD & ĐT | Giáo dục và đào tạo |
2 | GDTH | Giáo dục tiểu học |
4 | GV | Giáo viên |
9 | GVCN | Giáo viên chủ nhiệm |
6 | HS | Học sinh |
5 | HT | Hiệu trưởng |
7 | NV | Nhân viên |
8 | QL | Quản lý |
13 | SGK | Sách giáo khoa |
12 | THCS | Trung học cơ sở |
11 | TNTP | Thiếu niên tiền phong |
10 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 2
- Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Của Giáo Viên Tiểu Học
- Khái Niệm Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Của Giáo Viên Tiểu Học
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, địa phương) 48
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chủ nhiệm lớp của
giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A 49
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá phương pháp quản lý công tác chủ nhiệm cho
giáo viên (%) 51
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên chủ nhiệm % 53
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 75
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 76
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Công tác giáo dục và Đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng nhất là đào tạo và đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để đạt được mục tiêu của ngành, phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học đối với GV, công tác quản lý đối với CBQL theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với đối tượng, với từng cấp học, lớp học. Ở mỗi cấp học, ngành học người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong đó có thể nói GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh (HS). Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Ban giám hiệu. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức – xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, với các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác.
Trong công tác quản lý trường tiểu học, quản lý công tác chủ nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó chính là yếu tố quyết định tới chất lượng của nhà
trường, sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, công tác quản lý chủ nhiệm trong trường tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cần nghiên cứu và có những biện pháp quản lý phù hợp hơn.Trong nhà trường phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng, các em còn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “Tờ giấy trắng” các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học không tập trung, ý thức tự giác chưa cao. Do đó nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp? Xuất phát từ những lý do trên, người viết chọn đề tài “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để làm tốt công tác quản lý chủ nhiệm của hiệu trưởng, có nhiều nhà khoa học nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những công trình đề cập đến thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm ở các nhà trường, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả nhất. Có thể nói có rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu, bàn luận về hoạt động quản lý, quản lý nhà trường, quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học.
Tiêu biểu là nhà giáo dục học J.A Cômenxki (1592 - 1670) ông đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. Theo ông để tổ chức và quản lý lớp học bao giờ cũng cần ít nhất một người quản lý, đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Ông cho rằng truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất cứ điều gì. Ông cũng đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị lớn như: Nguyên tắc trực quan: J.A. Cômenxki coi trực quan là nguyên tắc vàng trong quá trình dạy học. Theo ông, trong dạy học đồng thời với lời
nói thì hình tượng có ý nghĩa rất quan trọng bởi “Mọi nhận thức đi từ cảm giác”, “Nghiên cứu sự vật phải bằng quan sát chứ không phải bằng suy nghĩ”. Tuy nhiên, về mặt nhận thức luận, đây là một điểm hạn chế. Ngoài ra, còn có 7 nguyên tắc tính hệ thống, nguyên tắc tính vừa sức, nguyên tắc tính vững chắc của tri thức, nguyên tắc tính tự giác, tích cực: Trong học tập, học sinh và nhà trường cần tạo ra sự ham học (động cơ học tập) cho người học, phát huy mạnh mẽ các chức năng tâm lý nhận thức (trí nhớ, hứng thú…) để lĩnh hội kiến thức. Học sinh nỗ lực tổ chức hoạt động học tập của mình, dành thời gian tối đa có thể cho việc học tập. [17].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về công tác chủ nhiệm ở các nhà trường phổ thông đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả Nguyễn Thanh Bình quan tâm sâu sắc với một số công trình: “ Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”; “Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông hiện nay” (Nhà XB ĐH SP HN 2011). Các tác giả Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ “Những tình huống giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm” NXB ĐH QG HN, 2000, Hà Nhật Thăng chủ biên. Một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh khác có liên quan đến công tác chủ nhiệm như: Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu,… với “Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học” NXB GD 2010.
Hiện nay, vấn đề này càng được chú trọng nhiều hơn và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt của các nhà nghiên cứu giáo dục, ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọng của quản lý công tác chủ nhiệm ở các cấp học, bậc học. Đây cũng là tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp và quản lý giáo dục đào tạo”. Hiện nay, quản lý công tác chủ nhiệm là một vấn đề mang tính thời sự đã được quan tâm nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu để đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.