Những Khó Khăn Trong Quá Trình Giáo Dục Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo Lớn

chưa được tham gia trải nghiệm trong nhiều tình huống học tập khác nhau… dẫn tới việc thiếu kỹ năng.

Nhóm kỹ năng giáo viên đánh giá trẻ có kỹ năng ở mức thấp là: tự chủ trong giao tiếp, hợp tác, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, hợp tác, giải quyết vấn đề và tự chủ giao tiếp cho trẻ. Những kỹ năng này chỉ được rèn luyện ở một mức độ nhất định, không thường xuyên dẫn đến việc trẻ không làm chủ được hoàn cảnh giao tiếp, tính tự chủ bị hạn chế.

Dựa vào sự đánh giá khách quan của CB, GV trực tiếp làm công tác giảng dạy ở lớp mẫu giáo lớn cho thấy trẻ đã có những kỹ năng cơ bản, nhất định phục vụ cho quá trình giao tiếp của trẻ. Song, những kỹ năng này cần phải được thường xuyên rèn luyện, phát huy ở trẻ mẫu giáo lớn mới có thể đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trẻ cũng chưa có kỹ năng ở một số nội dung kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, GV cần chú ý rèn luyện cho trẻ một hệ thống kỹ năng hoàn chỉnh, không xem nhẹ việc giáo dục bất kì một kỹ năng giao tiếp nào.

2.3.2.5. Những khó khăn trong quá trình giáo dục giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

Để tìm hiểu những khó khăn của CB, GV khi giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi sử dụng câu hỏi số (13) phần phụ lục 1, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Những khó khăn của CB, GV khi giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn‌

STT

Những khó khăn trong quá trình giao tiếp

cho trẻ mẫu giáo lớn

Ý kiến

SL

%

1

Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý

14

20

2

Bản thân chưa tìm ra phương pháp để giáo dục kỹ năng giao tiếp

hiệu quả cho trẻ MGL

27

38.6

3

Thiếu nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến giáo dục kỹ năng

giao tiếp cho trẻ MGL

34

48.6

4

GV chưa tạo môi trường giao tiếp thuận lợi cho trẻ mẫu giáo lớn

28

40

5

Thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng

khác.

37

52.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 9

Khó khăn thứ 1: Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý có 20% CB, GV cho rằng CBQL chưa thực sự quan tâm tới công tác chỉ đạo bằng các văn bản, hội thảo, chuyên đề về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn khiến họ gặp khó khăn trong công tác triển khai nội dung giáo dục KNGT cho trẻ.

Khó khăn thứ 2: Bản thân chưa tìm ra phương pháp để giáo dục kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ MGL. 38.6% GV cho rằng họ chưa có nhiều cơ hội để tìm ra những phương pháp dạy học và giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNGT cho trẻ.

Khó khăn thứ 3: Thiếu nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL 48.6% GV cảm thấy khó khăn khi nguồn tài liệu tham khảo về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn còn nhiều hạn chế. GV ít tìm thấy những nguồn tài liệu để tự bồi dưỡng chuyên môn.

Khó khăn thứ 4: Chỉ có 40% GV cho rằng bản thân chưa tạo được môi trường giao tiếp thuận lợi để giáo dục trẻ.

Khó khăn thứ 5: 52.8% GV nhận thấy việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn còn thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng khác. Từ sự chưa phối hợp nhất quán giữa các lực lượng giáo dục dẫn đến hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chưa cao.

Những nguyên nhân trên, ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho trẻ của GV. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp khắc phục và hạn chế những khó khăn của GV. Các cấp quản lý cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa về vấn đề giáo dục KNGT cho trẻ. Bản thân GV cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, tìm ra các phương pháp giáo dục hiệu quả, tổ chức tốt hoạt động dạy học và giáo dục ở trường mầm non.

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng

a. Ưu điểm

Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi nhận thấy phần lớn Cán bộ, giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn Quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học tạo ra môi trường học tập sáng tạo, năng động cho trẻ.

Trẻ mẫu giáo lớn đã được rèn luyện, giáo dục và có những kỹ năng giao tiếp cơ bản: kỹ năng lắng nghe, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, hợp tác, làm việc nhóm…

Cơ sở vật chất tại các trường mầm non trên địa bàn Quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng tương đối hiện đại các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình dạy và học.

b. Hạn chế

Về phía các cấp quản lý: Chưa có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với GV về vấn đề GDKNGT cho trẻ mẫu giáo lớn. Qua phỏng vấn, xin ý kiến của cán bộ quản lý một số trường mầm non trên địa bàn Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy cấp quản lý trực tiếp là Ban Giám hiệu nhà trường chưa thấy rõ về vai trò của GDKNGT cho trẻ MGL dẫn đến tình trạng không quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra thường xuyên.

Về phía giáo viên: Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp, hình thức để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL.

Cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại trong và ngoài nhóm lớp, việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi ở các góc phân vai còn nhiều hạn chế về số lượng.

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội chưa được quan tâm đúng mức: Do đặc thù nền kinh tế tiểu thương, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nên phụ huynh ít quan tâm tới việc rèn luyện và giáo dục kỹ năng cho con em mình. Việc liên lạc thường xuyên giữa nhà trường và gia đình để trao đổi về tình hình của trẻ cũng gặp nhiều khó khăn.


Kết luận chương 2


Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng cho thấy: Nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn đúng nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên đã sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

chưa cao, còn rất nhiều trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp. Cần có những biện pháp nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp để tăng cường hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn .

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố ảnh hưởng cả về mặt chủ quan và khách quan. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định từ phía giáo viên với các mức độ khác nhau. Vì vậy cần xây dựng được hệ thống biện pháp phù hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Chương 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống các nguyên tắc. Việc lựa chọn, đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp trên cơ sở phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của quá trình giáo dục mầm non

Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của hoạt động giáo dục mang tính định hướng cho việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách toàn diện cho trẻ. Mục đích giáo dục là thành tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cấu trúc của quá trình giáo dục, nó có vai trò định hướng cho sự vận động của các thành tố cấu trúc khác và cho toàn bộ hệ thống. Vì vậy trong bất kỳ hoạt động giáo dục nào nguyên tắc này cũng phải được đảm bảo.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn đòi hỏi giáo viên phải nhận thức một cách đầy đủ về mục đích giáo dục kỹ năng giao tiếp và phải quán triệt mục đích giáo dục trong mọi hoạt động đồng thời vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo tránh rập khuôn, máy móc. Khi tiến hành xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức một hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp đều phải xuất phát từ mục đích giáo dục kỹ năng giao tiếp. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, từng điều kiện của nhà trường mà mục đích giáo dục có thể được vận dụng khác nhau.

Bởi vậy để xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu lớn cần đảm bảo tính mục đích, căn cứ mục đích chung, mục đích cụ thể và mục đích giáo dục kỹ năng giao tiếp để xây dựng các biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và liên tục

Giáo dục trẻ cần phải theo hệ thống từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, tạo cơ hội cho trẻ lĩnh hội kiến thức và hình thành các kỹ năng sâu sắc hơn giúp trẻ

vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng giao tiếp không phải là một kỹ năng độc lập, riêng lẻ mà bao gồm rất nhiều kỹ năng nhỏ lẻ tạo thành một nhóm, một hệ thống các kỹ năng. Hướng dẫn trẻ biết cách vận dụng những kỹ năng được giáo dục vào thực tiễn một cách chủ động, linh hoạt nhất.

Trong quá trình thực hiện biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này. Giai đoạn trước tìm ra những cơ sở lí luận và thực tiễn để đặt nền móng cho giai đoạn sau kế thừa và phát triển. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được, sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non. Trên cơ sở của những kết quả ở giai đoạn trước đã nghiên cứu và đạt được thế hệ đi sau sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp đã sử dụng trước đó để chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh. Đồng thời, khắc phục những hạn chế. Từ đó, hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp, xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình hoàn cảnh hiện nay và vận dụng vào thực tiễn.Từ đó, tiếp tục tổ chức GD, củng cố và hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mức độ tốt hơn, rộng hơn, cao hơn và bền vững hơn. Đó là sự kế thừa trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Không chỉ dừng lại ở tính hệ thống và kế thừa còn phải đảm bảo tính liên tục. Những kết quả nghiên cứu ở hiện tại sẽ được phát triển hơn nữa ở những giai đoạn sau. Chỉ khi đảm bảo tính liên tục thì những kết quả nghiên cứu mới có giá trị. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ cần phải đảm bảo thực hiện liên tục, thường xuyên giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Tính liên tục trong giáo dục kỹ năng giao tiếp là điều kiện quan trọng thúc đẩy việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn là một nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc đề xuất biện pháp bởi có tính thực tiễn mới chứng minh biện pháp có hiệu quả.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đỏi hỏi trong quá trình giáo dục, giáo viên phải hướng dẫn, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ để trẻ hiểu và nắm vững được kỹ năng để vận dụng vào các tình huống trong thực tiễn. Tất cả lý thuyết phải đi đôi với

thực hành, nếu không có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu, đi ngược lại với mục tiêu. Tất cả các mục tiêu trong giáo dục, khi đặt ra những yêu cầu cần đạt được đều phải gắn với thực tiễn, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính thực tiễn. Từ yêu cầu thực tiễn để đề ra các biện pháp nâng cao kết quả giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Kết quả ấy, không những nâng cao khả năng giao tiếp của các em mà còn hình thành giá trị sống trong mỗi con người. Từ đó, trẻ có cách sống, ứng xử văn minh ở mọi lúc, mọi nơi, nhận biết được các giá trị, cải thiện kỹ năng giao tiếp, xây dựng và hình thành nhân cách. Quá trình GD này được tiến hành ngay từ cấp mầm non bởi đây là lứa tuổi dễ tiếp thu và uốn nắn, điều chỉnh hành vi nhất. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch và chương trình giáo dục mầm non cần lựa chọn nội dung phù hợp với việc GD, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phù hợp với điều kiện môi trường sống của trẻ. Kết hợp và vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình giáo dục giúp trẻ hiểu và vận dụng vào trong thực tế cuộc sống, tránh lý thuyết suông mang tính hàn lâm không áp dụng được vào cuộc sống. Và vì vây, việc đề xuất và áp dụng những biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ phải đảm bảo nghiêm ngặt tính thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp

Để xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Đây là vấn đề cần thiết và quan trọng vì các biện pháp xây dựng cần dựa trên cơ sở thực tiễn và có khả năng thực hiện.

Các biện pháp đã xây dựng cần phải phù hợp với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể ở các lứa tuổi của bậc học mầm non, phù hợp với nhiệm vụ, với xu hướng đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. GV phải căn cứ vào chương trình giáo dục, những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non,những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường cũng như môi trường thực tế... để xác định những biện pháp giáo dục thích ứng, phù hợp và khả thi. Có như vậy mới đảm bảo có thể mang lại hiệu quả cao trong giáo dục kỹ năng giao tiếp.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mục tiêu của GD là phải đem lại hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác GD, đặc biệt giáo dục mầm non đòi hỏi phải thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ trên năm lĩnh vực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Hiệu quả được hiểu là kết quả của hành động, việc làm mà con người đạt kết quả tốt, đúng ý muốn.Tính hiệu quả ở đây là việc GV cung cấp cho trẻ một hệ thống những tri thức cơ bản, một hệ thống các kỹ năng kỹ xảo thực hành để trẻ hiểu và biết vận dụng những tri thức ấy trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Đồng thời, nó hình thành thế giới quan khoa học, vận dụng được các tri thức, kỹ năng cơ bản ấy vào trong cuộc sống. Đặc biệt, trẻ phải biết vận dụng linh hoạt vào trong các tình huống nhận thức hay hoạt động thực tiễn khác nhau trong cuộc sống. Việc đề xuất và áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhất thiết phải xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ nếu không sẽ kém hiệu quả hoặc thất bại. Chúng ta cần tạo nhiều những cơ hội, phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ, làm cho các em quên đi tính nhút nhát, không tự tin, tạo được tính mạnh dạn.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ có hiệu quả là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ cấp học mầm non.

3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

3.2.1. Lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các hoạt động có chủ đích trên lớp

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Thông qua hoạt động dạy và học trên lớp (các chủ đề, chủ điểm, nội dung dạy học cụ thể) giáo viên kết hợp lồng ghép giảng giải, rèn luyện và giáo dục trẻ lĩnh hội các kỹ năng giao tiếp.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Giáo viên cần tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào nội dung bài dạy trong quá trình soạn giảng.

Các tình huống giao tiếp được thiết kế phong phú, sinh động phù hợp với nội dung dạy học.

Giáo viên cần giáo dục kỹ năng giao tiếp thường xuyên cho trẻ mẫu giáo lớn ở mọi lúc, mọi nơi như giờ sinh hoạt đầu giờ, đón trả trẻ, hoạt động học có chủ đích, giờ chơi, hoạt động ngoài trời…

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá ….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023