Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại.


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.

Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.

Đối với Agribank Hà Nam: Việc quản lý hoạt động cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi có vai trò rất quan trọng đối với mục tiêu, chiến lược phát triển của Agribank Hà Nam, giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn các sản phẩm cho vay của Ngân hàng đồng thời giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra một cách tốt nhất.

Đối với vấn đề quản lý: Những nghiên cứu và kết luận đề tài đưa ra góp phần vào công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập giai đoạn hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục, nội dung chính của đề tài luận văn gồm có 3 chương cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

Theo Quốc hội (2010):“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Các hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức: (i) Cho vay; (ii) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; (iii) Bảo lãnh ngân hàng; (iv) Phát hành thẻ tín dụng; (v) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; (vi) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”


Trong ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Về bản chất kinh tế, cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền trong thời gian nhất định cho người đi vay, khi đến hạn trả nợ bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả tiền gốc và lãi vay. Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Hoạt động này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Cho vay bao gồm: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ cho dự án. Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kì, dư nợ cuối kì là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì.

1.1.2. Đặc điểm cho vay của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng có hai bên tham gia là Bên cho vay - là người có tài sản chưa d ng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình và Bên vay - là người đang cần sử dụng tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu của mình (về kinh doanh hoặc vốn).

Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay được thể hiện dưới dạng hợp đồng tín dụng tài sản.

Thỏa thuận về cho vay của ngân hàng thương mại giữa ngân hàng và người đi vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là căn cứ pháp lý quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, là căn cứ để xử lý khi phát sinh tranh chấp.

Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật c ng loại.


Theo đó, khi xác lập hợp đồng tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ cấp một khoản vốn (bằng tiền hoặc hiện vật) cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng thương mại.

Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.

1.2. Cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

1.2.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạt động này bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân như đã trình bày ở trên. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay KHCN của NHTM nên ta sẽ xem xét về hoạt động này. Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ hoạt động chăn nuôi.”

1.2.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:

Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi .

Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu cho mục đích chăn nuôi quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng của cho vay là các cá nhân và các hộ gia đình.

Mục đích vay: nhằm phục vụ hoạt động chăn nuôi của cá nhân, hộ gia đình nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của hộ gia đình và phát triển kinh tế.


Rủi ro đối với cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi: cho vay KHCN nói chung và khách hàng cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Đặc điểm này xuất phát từ mục đích vay vốn là đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Đây là lĩnh vực sản xuất chịu nhiều rủi ro đến từ điều kiện tự nhiên, dịch bệnh và thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Những rủi ro này dẫn tới ngành chăn nuôi dễ gặp phải tổn thương khi có sự biến động từ các yếu tố bên ngoài môi trường dẫn tới ảnh hưởng tới thu nhập, dòng tiền của người vay vốn. Mặc khác rủi ro cũng xuất phát từ phía người đi vay là khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân vay vốn cho mục đích chăn nuôi thường có năng lực tài chính hạn chế, hạn chế về trình độ quản lý, sử dụng vốn vay,... nên khó khăn trong việc đưa ra các quyết sách đối phó lại với rủi ro.

1.2.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

(i) Phân loại theo phương thức cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi

Cho vay trực tiếp từng lần:

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả.

Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt.

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.


+ Cho vay trong hạn mức: Số dư nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức. Khách hàng có thể vay trả nhiều lần trong kỳ nhưng dư nợ không vượt quá hạn mức.

+ Cho vay ngoài hạn mức: Số dư lớn hơn hạn mức. Ngân hàng quy định hạn mức tín dụng cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuối kỳ khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức.

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã thu mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ ngân hàng sẽ phát tiền cho vay.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện với những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình chăn nuôi. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay.

Cho vay thấu chi:

Là hình thức cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán được, song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: Chủ động, nhanh chóng và kịp thời.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cá nhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm d ng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng…

Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.


Cho vay trả dần:

Là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả dần thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền. Số tiền một lần trả được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ.

Cho vay gián tiếp:

Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó, ngân hàng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.

Ngân hàng cho vay thông qua tổ, đội, hội, nhóm như: nhóm sản xuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Hình thức cho vay này có 2 loại:

+ Cho vay gián tiếp thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình chăn nuôi (thức ăn, con giống…). Việc cho vay này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích.

+ Cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…). Các tổ chức trung gian này sẽ đứng ra bảo lãnh cho các thành viên trong hội vay vốn của ngân hàng nhằm mục đích phát triển kinh tế cho các thành viên trong hội, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm…

Cho vay gián tiếp áp dụng với các thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Cho vay qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng bán hàng kém chất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.

(ii) Phân loại theo ngành chăn nuôi

Phân loại theo tiêu thức này, cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi có thể chia thành các ngành cụ thể:


- Cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi trong lĩnh vực thủy sản.

- Cho vay KHCN trong lĩnh vực dịch vụ ngàn chăn nuôi: cung cấp con giống, thuốc thú y, thức ăn,....

1.2.4. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi

Với ngân hàng, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói chung và trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng là một trong những hoạt động tạo ra thu nhập lớn cho các NHTM, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và các hoạt động khác; góp phần đa dạng hóa loại hình cho vay của ngân hàng thương mại phù hợp với xu hướng của nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng cá nhân.

Nguồn thu từ cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi là chênh lệch giữa giá mua vốn từ Hội sở và lãi suất cho vay. Trên thực tế, so với cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi khá đơn giản, trong khi đó, nguồn thu của ngân hàng thông qua hoạt động cho vay này lại khá lớn do lãi suất cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi cao.

Mặt khác, xu hướng hoạt động của các NHTM là phát triển đa năng tổng hợp, luôn tìm cách mở rộng các nghiệp vụ cũng như đưa ra các sản phẩm mới. Cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi vừa mở rộng được đối tượng khách hàng vay vốn, tận dụng được nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, vừa đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, mở rộng ngành nghề cho vay,….

Với cá nhân và hộ gia đình: Nhờ có nguồn vốn từ hoạt động cho vay mà các cá nhân hoặc hộ gia đình có thể đầu tư cho hoạt động chăn nuôi để phát triển kinh tế tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhu cầu vốn đầu tư khá lớn liên quan tới con giống, hệ thống chuồng trại,.... Trong khi đó, khách hàng cá nhân hay hộ gia đình thường hạn chế về năng lực tài chính. Khi đó, ngân hàng thương mại là chủ thể cung ứng vốn quan trọng cho các cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023