Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 13


sách, quản lý, kiểm soát chi cũng như báo cáo quyết toán chi ngân sách hành năm một cách kịp thời, có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để lãnh đạo điều hành các khoản chi NSNN.

- Tuân thủ quy trình, thủ tục chi thường xuyên NSNN:

+ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN; đảm bảo đúng quy trình và thời hạn kiểm soát; thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ 1 lần theo đúng quy định. Tuyệt đối không sách nhiễu, không gây phiền hà cho ĐVSDNS, không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào mà không rõ lý do; trường hợp phát hiện sai phạm của đơn vị cần kịp thời chấn chỉnh và xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

+ Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN, đảm bảo các khoản chi thường xuyên NSNN được thực hiện một cách tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đúng nội dung, mục đích; đúng định mức, tiêu chuẩn quy định. Kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi không đáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định.

+ Về kiểm soát chi bằng tiền mặt: Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, các khoản chi bằng tiền mặt, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và đúng đối tượng. Kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt do đơn vị dự toán đề nghị không đúng quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính về quy định quản lý chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN; đồng thời, theo dõi và đôn đốc ĐVSDNS hoàn thiện hồ sơ thanh toán tạm ứng đảm bảo đúng thời gian quy định; kiểm tra, kiểm soát tính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ, đảm bảo nội dung thanh toán tạm ứng phù hợp với nội dung tạm ứng.

+ Về kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi mua sắm tài sản nhà nước: Tăng cường kiểm soát thanh toán các khoản chi mua sắm tài sản nhà nước theo


đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Các hồ sơ, chứng từ do các ĐVSDNS gửi đến phải đảm bảo đúng mẫu và nội dung ghi trên chứng từ theo quy định; tuyệt đối không yêu cầu đơn vị gửi thêm hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ quy định đến KBNN. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ, kỹ lưỡng mẫu dấu, chữ ký trên chứng từ do đơn vị gửi đến theo đúng quy định hiện hành; đảm bảo phù hợp với Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký hoặc Giấy đăng ký và sử dụng bổ sung tài khoản bằng bản gốc lưu tại Kho bạc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3.2.4. Tăng cường thông tin và đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa quản lý

chi thường xuyên NSNN

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 13

Tăng cường thông tin kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển của ngành thương mại, xuất nhập khẩu cũng như hội nhập hóa công tác hải quan để từ đó xây dựng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của mỗi đơn vị đi đúng định hướng. Từ đó đổi mới quy trình lập, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên NSNN dựa vào kết quả đẩu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn. Cần tập trung vào xây dựng những nội dung chủ yếu:

- Lập dự toán chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, theo khuôn khổ chiến lược trung hạn để thiết lập mối quan hệ giữa kết quả đầu ra và đầu vào.

- Thiết lập khung chỉ tiêu nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, gắn liền với quản lý chi NSNN với kết quả đầu ra.

- Thay đổi hệ thống báo cáo với mục đích đánh giá được mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tố đầu vào và đầu ra.

- Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, khoán chi NSNN dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.

- Các nội dung đẩy mạnh thực hiện cải cách và hiện đại hóa quản lý chi thường xuyên NSNN:


+ Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chi thường xuyên NSNN.

+ Xây dựng khung chứng từ, báo cáo quyết toán chung cho các đơn vị trực thuộc Cục Tài vụ - Quản trị trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nước. Sử dụng cùng một phần mềm kế toán cho các đơn vị để thuận tiện trong việc kiểm tra, lấy số liệu, ghép số liệu báo cáo toàn Cục Tài vụ - Quản trị.

+ Thực hiện có hiệu quả, khai thác được các chức năng của hệ thống thông tin quản lý NSNN.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng quản lý chi thường xuyên NSNN.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, ĐVSDNS và toàn bộ công chức Cục Tài vụ - Quản trị về tầm quan trọng của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN; đồng thời, tiến hành phổ biến, tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN đến toàn thể cán bộ, công chức Cục Tài vụ

- Quản trị và các đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN để họ hiểu và vận dụng được vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Cục Tài vụ - Quản trị.

Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 đối với các cơ chế quản lý, điều hành kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Công khai tại địa điểm giao dịch các văn bản áp dụng; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; hồ sơ, thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu,… đối với tất cả các khoản chi NSNN để các công chức kiểm soát chi và khách hàng cùng nghiên cứu, tuân thủ trong quá trình giao dịch.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức về kiểm soát chi NSNN có tác động mạnh mẽ đến việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và nâng cao


chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cần thiết phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến theo hướng:

- Tuyền truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách mới ban hành về kiểm soát chi thường xuyên NSNN; đặc biệt là văn bản mà nhiều cán bộ, công chức chưa nắm vững; nhiều đơn vị KBNN chưa tổ chức thực hiện được hoặc thực hiện chưa hiệu quả;

- Tuyền truyền, phổ biến những kinh nghiệm tốt trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN;

- Khảo sát, đánh giá chất lượng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại địa phương; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để từ đó có kế hoạch cập nhật kiến thức, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho các năm tiếp theo.

3.2.6. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng và tăng cường công tác giám sát của xã hội

Thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm. Phải tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng phòng chức năng, từng cá nhân như giảm các khoản chi hành chính chưa cần thiết và mang tính phô trương hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt đầu năm cuối năm, tiếp khách, tham quan,...

Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công.

Bên cạnh việc giám sát, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thì cần đưa vào vai trò giám sát, phản biện hiệu quả của xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức chuyên ngành. Từ đó có đánh giá chính xác và toàn diện kết quả đầu ra của đống vốn NSNN.


3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Bộ Tài chính

3.3.1.1. Một số kiến nghị chung

Khắc phục những quy định thiếu đồng bộ, không phù hợp trong quản lý chi NSNN. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm đưa ra những định hướng chính, những kết quả, kỳ vọng chủ yếu cần đạt được từ những hoạt động của Chính phủ trong một khoảng thời gian dài. Đây được xem là khuôn khổ chung cho việc thực hiện các chính sách của Nhà nước tại các cơ quan, đơn vị. Chiến lược phải đảm bảo tính ổn định tương đối và có thể áp dụng cho trung và dài hạn.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Bộ Tài chính đã có hướng dẫn quản lý các khoản khoán chi NSNN, xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm (quy định các khoản chi chuyển sang năm sau), tuy nhiên còn chung chung chưa cụ thể. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng về nội dung chi, quản lý các khoản khoán chi, các khoản chi được chuyển năm sau tránh gây lúng túng trong quản lý và chi NSNN.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản cơ chế khoán biên chế và khoán chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí đánh giá các kết quả, lượng hóa mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của các đơn vị nhận khoán. Đây là căn cứ để các đơn vị xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN theo hướng tự chủ.

- Cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế và hiệu quả quản lý. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN theo hướng cụ thể, chi tiết,


phù hợp hơn với tính chất đa dạng, phức tạp và rộng khắp của các khoản chi thường xuyên, với yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý NSNN theo đầu ra.

- Định mức phân bổ dự toán phải được tính toán trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phù hợp với các đối tượng sử dụng ngân sách. Định mức chi tiêu cần được xác định dựa vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, theo từng vùng và mang tính hướng dẫn để các ĐVSDNS dự toán chi phí cho các hoạt động dựa vào đầu ra.

- Trước mắt, Bộ Tài chính cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong những lĩnh vực cụ thể. Về lâu dài, để đối phó với tình trạng các nội dung, định mức chi NSNN luôn bị lạc hậu và thấp hơn nhu cầu chi thực tế của nền kinh tế (như chi hội nghị, công tác phí, thuê phòng nghỉ,...), cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ % so với mức lương cơ bản. Đối với những khoản chi chưa ban hành được tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra của công việc.

- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát chi NSNN; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí, xử lý kịp thời hồ sơ góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị liên quan.

3.3.1.2. Kiến nghị cụ thể

- Đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung kinh phí năm 2020 cho Tổng cục Hải quan.

- Tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan đã có báo cáo tại công văn số 2529/TCHQ-TVQT ngày 10/5/2018).

- Điều chỉnh trình tự, thủ tục phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật vi phạm bị tịch thu quy định tại Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính hướng.


- Bổ sung phân cấp thẩm quyền xử lý đối với tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018.

- Rà soát, hướng dẫn quy định xử lý số lợi bất hợp pháp trong trường hợp sung vào Ngân sách nhà nước tại Điều 8 Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo 28/TCHQ-TVQT ngày 22/01/2020 của Tổng cục Hải quan.

- Đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt riêng tiêu chuẩn xe ô tô chuyên dùng của từng hệ thống.

- Đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt định mức, tiêu chuẩn, chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo đề xuất của Tổng cục Hải quan tại công văn số 11649/TCHQ-TVQT ngày 12/12/2016.

- Hướng dẫn mức giá mua tối đa máy vi tính văn phòng phổ biến theo kiến nghị tại công văn 430/TCHQ-TVQT ngày 17/01/2020 của Tổng cục Hải quan.

- Hướng dẫn xử lý vướng mắc trong thanh lý tài sản trang thiết bị CNTT theo kiến nghị tại công văn 4658/TCHQ-TVQT ngày 18/7/2019 của Tổng cục Hải quan.

3.3.2. Đối với Tổng cục Hải quan

- Tăng cường công tác hoạch định, định hướng, chiến lược cho công tác tài vụ

- quản trị của Ngành. Tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy chế, quy trình, quy phạm trong công tác tài chính từ khâu lập dự toán, cấp phát và thanh quyết toán. Tổ chức triển khai việc phân cấp trên cơ sở phân cấp trong XDCB và trong đầu tư mua sắm để đảm bảo cho công tác tài chính hoạt động một cách thường xuyên, hiệu quả không bị thất thoát, lãng phí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ nhằm kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Tập thể Lãnh đạo Cục chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ năm 2020, thực hiện tốt việc nêu gương, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai


nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công phụ trách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo Phòng/Ban chủ động triển khai chương trình công tác của Phòng/Ban, phân công giao nhiệm vụ cho các cán bộ thuộc Phòng phải rõ ràng, có kiểm tra kiểm soát đảm bảo thực hiện đúng tiến độ về thời gian, và chất lượng công việc trước khi báo cáo Lãnh đạo Cục.

- Từng cán bộ, công chức phải xây dựng chương trình công tác chi tiết, cụ thể để chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Phòng/Ban, Lãnh đạo Cục xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết công việc nếu có khó khăn, vướng mắc. Chủ động và thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai nhiệm vụ của các đơn vị được giao quản lý để báo cáo đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời, có hiệu quả.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các Phòng, Ban trong nội bộ Cục và với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan.

- Tiếp tục thực hiện tốt phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, cùng thống nhất nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả tất cả các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tiếp tục tốt quy chế dân chủ quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tinh thần lao động nghiêm túc, hiệu quả, sáng tạo của toàn thể cán bộ công chức đảng viên. Tập thể đảng viên, cán bộ công chức của đơn vị cùng thống nhất nhận thức và hành động, đoàn kết nội bộ tốt, cùng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022