Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 14


KẾT LUẬN


Chi NSNN là một công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình trong điều hành, phát triển kinh tế xã hội. Một phần thu nhập từ tài chính công được phân bổ và sử dụng để đáp ứng các khoản chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước với mục đích quản lý kinh tế - xã hội. Với xu thế phát triển của xã hội, nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập.

Qua nghiên cứu quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, đã xây dựng được khung lý thuyết chung về quản lý chi thường xuyên NSNN làm cơ sở, căn cứ triển khai nghiên cứu những vấn đề thực tiễn quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở phân tích số liệu, tình hình chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế tồn tài, những yếu tố ảnh hưởng theo đó là những nguyên nhân của hạn chế làm căn cứ đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại đơn vị trong thời gian tới.

Hai là, luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017-2019 cho thấy hoạt động quản lý chi thường xuyên đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở cả khâu dự toán, chấp toán và quyết toán. Tỷ lệ giải ngân ở mức cao, thủ tục hồ sơ trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đều thực hiện đúng quy định hiện hành,... điều này góp phần đưa Cục Tài vụ - Quản trị luôn hoàn thành nhiệm vụ được Tổng cục giao.

Ba là, trên cơ sở mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên của ngành và của đơn vị, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị bao gồm các nhóm giải pháp về quy trình quản lý chi (dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán); giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ; giải pháp về tuyên truyền, giải pháp về hiện đại hóa cơ sở vật chất;... Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nhằm phối kết hợp đưa ra các giải pháp đồng bộ hướng tới quản lý chi thường xuyên hiệu quả trong thời gian tới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


1. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2005), “Quản lý Tài chính công”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Quản lý chi thường xuyên tại Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng Cục Hải quan - 14

2. Nguyễn Thị Bích (2015), “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thạch Thất”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Định (2015), “Quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

4. Đỗ Thị Mai Đông (2018), “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Viện Khoa học công nghệ Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

5. Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (2017), “Quyết định số 01/QĐ- TVQT về việc Ban hành quy chế chi tiêu và định mức chi nội bộ của Cục Tài vụ - Quản trị giai đoạn 2017 - 2020” ngày 03 tháng 01 năm 2017, Hà Nội.

6. Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (2017), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 ”, ngày 14 tháng 01 năm 2017, Hà Nội.

7. Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (2018), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018”, ngày 02 tháng 02 năm 2018, Hà Nội.

8. Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (2019), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019 ”, ngày 22 tháng 02 năm 2019, Hà Nội.

9. Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan (2019), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 ”, ngày 21 tháng 02 năm 2020, Hà Nội.


10. Nguyễn Văn Tiến (2012), “Tài chính tiền tệ”, giáo trình, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Trần Thị Hạnh (2015), “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước huyện tại Kho bạc Nhà nước Đan Phượng ’’, Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

12. Quốc Hội (2015). Luật NSNN 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Hà Nội.

13. Kho bạc Nhà nước (2015) “Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ”, Hà Nội.

14. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 về việc quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

15. Tổng cục Hải quan (2016), “Quyết định số 2368/QĐ-TCHQ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Tài vụ - Quản trị” ngày 26 tháng 7 năm 2016.

16. Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

17. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kho-bac- nha-nuoc-dieu-hanh-ngan-quy-nha-nuoc-dam-bao-kha-nang-thanh-toan-chi- tra-kip-thoi-133677.html

18. http://www.taichinhdientu.vn/kho-bac/

19. http://thienhuu-bp.blogspot.com/2013/06/chuong-2-quan-ly-ngan-sach-nha- nuoc_6.html

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022