Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2

DANH MỤC VIẾT TẮT


HĐND

Hội đồng nhân dân

Nghị định

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số của thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2017-2020 50

Bảng 2.2. Tình hình chi ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột 62

giai đoạn 2017-2020 62

Bảng 2.3 Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020 65

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020 72

Bảng 2.5. Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020 75


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu hệ thống ngân sách nhà nước 16

Hình:

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột 48

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020 51


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả lạm phát tăng cao, thu ngân sách bị hạn chế, bội chi ngân sách lớn trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đặt ra ngày càng nhiều, chính vì thế việc quản lý chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là hết sức quan trọng.

Quản lý chi ngân sách nhà nước có vai trò to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi ngân sách nhà nước cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước để cung cấp cho xã hội những hàng hoá dịch vụ công cộng; nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước như công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, phát triển y tế,văn hoá, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập... Với nhiệm vụ quan trọng đó, trong năm qua các Bộ, ngành và các địa phương đã chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tích cực xây dựng khuôn khổ hành lang pháp lý, phân định trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà nước.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa Quốc lộ 14 với Quốc lộ 26 và Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Lai. Thành phố Buôn Ma Thuột nói chung vẫn còn là một tỉnh miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số với các phong tục, tập quán sản xuất còn lạc hậu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đủ sức cân đối


cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước. Trong khi đó, chi ngân sách nhà nước phải đáp ứng các nhu cầu rất đặc thù của một tỉnh trong vùng Tây Nguyên như: Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho các dịch vụ xã hội cơ bản và chi giảm nghèo rất lớn; Nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế rất cấp bách. Trong khi đó nguồn thu khó mở rộng do thành phố Buôn Ma Thuột ở xa các trung tâm phát triển kinh tế trong nước và khu vực, chi phí vận chuyển cao, không thuận lợi cho phát triển công nghiệp, khó thu hút vốn đầu tư. Thực trạng như vậy khiến quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, hiệu quả thấp; chi thường xuyên thường vượt dự toán, các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí chưa được chấp hành nghiêm túc gây lãng phí ngân sách nhà nước; việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp chưa thực sự phát huy hiệu quả; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên lạc hậu, chi tiêu hành chính còn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, tiêu cực, lãng phí vẫn còn khá phổ biến. Vì vậy, việc quản lý chi ngân sách nhà nước như thế nào để được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán hoặc chi không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật Ngân sách Nhà nước đang là vấn đề của cấp chính quyền địa phương hết sức coi trọng và quan tâm nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu sự phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Do đó, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn một cách hệ thống, toàn diện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước là rất cần thiết, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi ngân


sách nhà nước, đáp ứng lộ trình cải cách tài chính công của chính quyền thành phố, thu hút đầu tư trong, ngoài nước và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là thực sự cấp thiết. Với mong muốn giải quyết những nhiệm vụ đề ra, tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, công bố liên quan đến vấn đề quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng, tiêu biểu như:

Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Văn Ngọc (2012), “Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn đã trình bày khái niệm về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách địa phương và thực trạng quản lý ngân sách huyện tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [14].

Trần Quang Đông (2014), “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”. Luận văn trên cơ sở đánh giá thực trạng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện bao gồm: để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quản lý chi ngân sách nhà nước, thực hiện đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất [23].

Ngô Văn Tường (2014), “Quản lý ngân sách nhà nước huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá”. Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện; đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Thường Xuân giai đoạn 2009 – 2013; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa quản lý ngân sách nhà nước huyện


Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2014-2020 [15].

Ngô Băng Tâm (2016) “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã phân tích đánh giá, hệ thống hóa một số lý luận về quản lý NSNN nói chung, quản lý chi ngân sách và chi ngân sách ở cấp quận, huyện nói riêng. Tác giả tổng hợp, phân tích tình hình quản lý NSNN của Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Quận 7 có định hướng phát triển với cơ cấu kinh tế là thương mại – dịch vụ, công nghiệp

– tiểu thủ công nghiệp tương đồng với Quận 6, nhưng điều kiện kinh tế - xã hội có những điểm khác biệt do là một quận mới thành lập, có quỹ đất lớn, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu đặt ra [16].

Tô Thiện Hiền (2015) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, trong luận văn này, tác giả đã chứng minh rằng, quản lý ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Việc khai thác, huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi tiêu ngân sách nhà nước một cách tiết kiệm, có hiệu quả là bộ phận không thể tách rời của phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tác giả luận án cũng lý giải cơ sở khoa học của hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý ngân sách áp dụng ở tỉnh An Giang. Từ kết quả phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh An Giang và kinh nghiệm của một số tỉnh đồng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả luận án kiến nghị hệ quan điểm và những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh An Giang [22].

Trần Thị Kim Thoa (2015), Quản lý ngân sách nhà nước của huyện


Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Tại Luận văn, tác giả đã có những đánh giá tình hình quản lý ngân sách nhà nước của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2010-2014 và các giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Long Hồ trong thời gian tới [24].

Phan Thị Hoàng Yến (2016), Quản lý chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến nội dung quản lý chi đầu tư phát triển [19].

Lê Văn Nghĩa (2018), Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk. Luận án đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Luận văn đã làm rõ những nguyên nhân, hạn chế và kết quả đạt được trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2010-2016. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh như nâng cao chất lượng trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ. Luận văn chỉ dừng ở nghiên cứu quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh [13].

Trong các công trình trên, các tác giả đã đề cập về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã nói riêng tại từng địa phương. Đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau, việc nghiên cứu quản lý ngân sách cấp xã, huyện, tỉnh có những đặc thù riêng biệt khác nhau với các địa phương khác. Mặt khác, trong từng giai đoạn thì việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng khác nhau, thực tế về kinh tế - xã hội cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2023