Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước.


khác nhau, do đó một số tài liệu nghiên cứu đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu đề tài này.

Tóm lại, mặc dù đã có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu đã công bố ở trên được thực hiện với nội dung nghiên cứu và thời gian có sự khác biệt. Do vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đề tài không trùng lắp với các đề tài đã được công bố.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn 2021-2025.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 3

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Không nghiên cứu hoạt động quản lý chi ngân


sách nhà nước phân cấp cho chính quyền cấp xã, phường.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản lý chi ngân sách nhà nước.

- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý chi ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2017 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới để phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích số liệu từ các tài liệu, báo cáo tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê để đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

- Phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa dự toán với thực hiện chấp hành chi ngân sách nhà nước, giữa dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính


- Phương pháp thu thập số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 2017 đến năm 2020. Các số liệu này sẽ được thu thập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn thu thập thêm các số liệu liên quan từ các ban, ngành thành phố và các tài liệu thông qua văn bản quy định liên quan đến quản lý ngân sách sẽ được thu thập.

- Phương pháp đánh giá: Dùng các chỉ số để phân tích đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Phương pháp này để đánh giá tình hình giao dự toán qua các năm, số liệu chi ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2017 đến năm 2020, số liệu chi ngân sách theo Quyết định của HĐND thành phố Buôn Ma Thuột.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở phân tích thực trạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, từ đó làm rõ một số hạn chế trong quản lý chi ngân sách của địa phương, chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế đó; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quán lý chi ngân sách nhà nước.

Việc hệ thống hóa lý luận quản lý chi ngân sách và các giải pháp hoàn thiện, đề tài này có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các cán bộ quản lý và sinh viên, học viên trong nghiên cứu về quản lý chi ngân sách trong và ngoài thành phố.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước.


Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quán lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột.


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


1.1. Tổng quan về chi ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã đưa ra khái niệm về ngân sách nhà nước như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [20].

Do đó, bản chất của ngân sách nhà nước được hiểu là kế hoạch thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế khác trong việc phân chia, sử dụng thu nhập quốc dân và là nguồn tài chính bảo đảm để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngân sách nhà nước bao gồm hai nội dung chính là thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước, được xây dựng và thực hiện trong một khoảng thời gian xác định (ngắn hạn là một năm, trung hạn có thể là 3 năm đến 5 năm).

Về hình thức biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nước là một loại quỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và các khoản chi đặc thù. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế, một loại thu chỉ có Nhà nước mới có quyền thực hiện. Ngoài ra, Nhà nước cũng có các khoản thu từ tài sản, từ viện trợ không hoàn lại. Các khoản chi ngân sách nhà nước được luật hóa và kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan tài chính các cấp, Kho bạc nhà nước.

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định, hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam bao gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địa


phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

1.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi người dân và chức năng quản lý của bộ máy nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là một công cụ chủ yếu của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Mỗi khi Chính phủ ra một quyết định cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, thì đều phải dành ra một khoản chi phí để thực hiện các quyết định đó.

Theo nghĩa khái quát nhất, chi ngân sách nhà nước là tổng hợp các khoản chi của Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý. Nói cách khác, chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi ngân sách rất đa dạng, điều này xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nó bao gồm: (a) Chi đầu tư phát triển; (b) Chi dự trữ quốc gia; (c) Chi thường xuyên; (d) Chi trả nợ lãi; (đ) Chi viện trợ; (e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Chi ngân sách nhà nước là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

1.1.3. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước


- Chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi ngân sách nhànước do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

- Chi tiêu ngân sách nhà nước phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàndiện nền kinh tế xã hội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó Nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hoá công khổng lồ cho nền kinh tế.

- Chi ngân sách nhà nước mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi hàng hoá, dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của dân cư.

- Chi ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp, thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi ngân sách nhà nước.

1.1.4. Phân loại chi ngân sách nhà nước

Việc phân loại chi ngân sách nhà nước là cần thiết trong việc xác định các hoạt động của Chính phủ và mức độ thực thi các hoạt động đó; thiết lập trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các thẩm quyền được giao và các chính sách; trong quá trình lập ngân sách và phân bổ các nguồn lực; trong thực hiện phân tích kinh tế và quản lý ngân sách hàng ngày. Việc phân loại chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:


+ Phân loại theo chức năng của Chính phủ.

+ Phân loại chi tiêu theo thống kê tài chính của Chính phủ.

+ Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân.

+ Phân loại theo khoản mục.

+ Phân loại hành chính.

+ Phân loại chi tiêu theo chương trình.

+ Phân loại chi tiêu theo tính chất công cộng của chi tiêu.

+ Phân loại chi ngân sách nhà nước theo mục đích chi tiêu.

+ Phân loại theo đơn vị dự toán.

+ Phân loại theo Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước Việt Nam.

Theo Điều 5 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau; chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi cho vay, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi viện trợ,…). Cụ thể như sau:

- Chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Quy mô, kết cấu khoản chi này phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Đây là khoản chi lớn trong chi đầu tư phát triển, bao gồm chi đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm như công trình giao thông, đê điều, bệnh viện, trường học, nhà văn hóa,…

- Chi thường xuyên của nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực, có thể khái quát một số lĩnh vực cơ bản của chi thường xuyên:

+ Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội: Khoản chi cho an ninh nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình cho người dân. Chi quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2023