Nhóm Giải Pháp Kiểm Tra, Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản


cần tham mưu BQP phê duyệt tách dự án thành hai dự án thành phần, gồm: Dự án GPMB riêng, và dự án ĐTXD riêng. Mục đích giúp cho việc quản lý tài chính dự án đơn giản hơn, có cơ chế tài chính thanh toán đặc biệt đối với dự án GPMB, linh hoạt trong khâu theo dõi tiền, rút và nộp tiền chi trả đền bù, sẽ đơn giản hóa quyết toán đối với dự án xây dựng. Giải pháp này sẽ tháo gỡ, không để xảy ra tình trạng có dự án chậm quyết toán kéo dài vướng giải phóng mặt bằng, dân đã bàn giao mặt bằng (do tự nguyện di chuyển hoặc cưỡng chế) nhưng vẫn còn khiếu kiện, không nhận tiền đền bù; do đó ảnh hưởng tiêu cực thực hiện giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến quyết toán chung của cả dự án, gây khó khăn vướng mắc trong việc theo dõi khoản tiền giải phóng mặt bằng của dự án.

4.3.6. Nhóm giải pháp kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

(1) Hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới hoạt động kiểm tra, kiểm soát

Tổ chức lại cơ quan tham gia kiểm soát các dự án xây dựng cơ bản theo hướng chuyên trách, độc lập, tham gia kiểm soát ngay từ khâu lập Kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản đến khâu quyết toán, cá nhân tham gia kiểm soát thì không tham gia thực hiện dự án (không tham gia ban quản lý dự án) tránh hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi. Đổi mới hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công theo hướng phát huy tính hiệu lực, hiệu quả của thanh tra, kiểm tra, đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, không chịu áp lực từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát đánh giá đầu tư. Xây dựng văn bản giao nhiệm vụ kiểm soát theo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo năng lực, đạo đức công vụ, rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong triển khai thực hiện.

(2) Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát công trình, dự án

Quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền. Trên cơ sở kế hoạch và tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư XDCB thì cơ quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình sử dụng ngân sách cho từng dự án, công trình XDCB. Qua phân tích tình hình thực tế tại Quân chủng Phòng không - Không quân thấy rằng cơ chế kiểm tra tình hình quản lý sử dụng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa thường xuyên, thiếu tính hệ thống và toàn diện. Việc kiểm tra còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan, trách nhiệm,


quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Chính vì vậy để công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả, trong thời gian tới Quân chủng Phòng không - Không quân cần tập trung phát huy vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức, thực hiện đầy đủ các quyền kiểm tra, kiểm soát của mình đối với quá trình đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, kiểm soát. Thực tế cho thấy rằng trong thời gian qua việc kiểm tra quá trình quản lý chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân chưa thực sự được phân công trách nhiệm rõ ràng. Một công trình, dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, kiểm soát gây ra sự chồng chéo nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả, còn mang tính chung chung, đùn đẩy về trách nhiệm. Để thay đổi, khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải phân định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý….việc kiểm tra, kiểm soát quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản phải đánh giá được mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật, có sai phạm hay không sai phạm, sai phạm cố ý hay vô ý, nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm, biện pháp, chế tài xử lý.

(3) Hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thứ nhất, kiểm tra, kiểm soát việc lập, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán: Lập và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán là bước quan trọng trong quy trình quản lý đầu tư XDCB, làm tốt việc này sẽ tránh được tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát ngân sách nhà nước. Vì vậy, tiến hành kiểm tra kiểm soát việc lập, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, là hết sức cần thiết. Để làm tốt kiểm tra, kiểm soát, trong thời gian tới Quân chủng cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đối với lập dự án đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán:

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 22

+ Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc lập dự án đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Việc lập dự án đầu tư phải tuân thủ đơn giá, định mức của Nhà nước, chấp hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; đồng thời căn cứ vào giá vật liệu xây dựng ở mỗi địa phương trong từng thời điểm và điều kiện cụ thể của địa bàn thi công để lập cho chính xác.


+ Chấm dứt tình trạng chủ đầu tư khoán trắng cho các đơn vị tư vấn trong việc lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Chủ đầu tư phải sử dụng các cơ quan chuyên môn để xem xét, thẩm định, lấy ý kiến các chuyên gia hoặc thành lập hội đồng thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo chất lượng hồ sơ dự án và có tính khả thi cao.

- Đối với công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán:

+ Thực hiện nghiêm Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/3021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Việc thẩm định dự án đầu tư phải được tiến hành dân chủ, công khai; có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn trong Quân chủng. Nếu cần thì thuê chuyên gia để thẩm định, nhằm nâng cao tính phản biện trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, chấm dứt tình trạng chỉ giao cho một cơ quan thẩm định như hiện nay. Việc phê duyệt tổng mức đầu tư dự án phải theo phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước. Nếu tổng mức đầu tư vượt quá phạm vi phân cấp ủy quyền của BQP thì báo cáo BQP phê duyệt, không cắt gọt các tỷ lệ phí, hạ tổng mức đầu tư xuống bằng tổng mức đầu tư trong phạm vi ủy quyền để Quân chủng phê duyệt (hiện nay có nhiều dự án tổng mức đầu tư phê duyệt tỷ lệ khoản dự phòng phát sinh chưa đúng quy định). Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình hình nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

+ Các cơ quan được Quân chủng giao thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, như Phòng Doanh trại, Phòng Công binh, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thẩm định. Trong thẩm định phải sát từng địa bàn xây dựng, từng loại công trình để kiểm tra sự phù hợp của chủng loại vật liệu trong thiết kế, dự toán, tránh tình trạng cắt gọt dự toán (bằng cách giảm phẩm cấp vật liệu không phù hợp với công năng sử dụng của công trình hoặc duyệt loại vật liệu có phẩm cấp quá cao, không thích hợp với nhu cầu sử dụng), đồng thời cải cách lề lối làm việc để rút ngắn thời gian thẩm định.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư có thể điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Việc điều chỉnh dự án đầu tư, tổng dự toán phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và BQP. Trước khi phê duyệt điều


chỉnh phải tiến hành giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ.

Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát trong khâu lựa chọn nhà thầu: Hiện nay quá trình lựa chọn nhà thầu, phê duyệt đơn vị trúng thầu được giao cho các chủ đầu tư thực hiện trên cơ sở kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát trong khâu lựa chọn nhà thầu cần phải được quan tâm đúng mức. Để làm tốt nội dung này cần có những biện pháp cụ thể như sau:

- Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu phải quán triệt và chấp hành nghiêm Luật Đấu thầu, các quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Thông tư số 05/2021/TT-BQP ngày 12/01/2021 của Bộ Quốc phòng quy định một số điều về lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

- Đối với các chủ đầu tư: việc lựa chọn nhà thầu phải được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch từ bước sơ khảo nhà thầu để chọn các nhà thầu được tham gia đấu thầu đến bước xét thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu. Cần phát huy trách nhiệm của các cơ quan tư vấn đấu thầu, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia đánh giá khả năng về tài chính và kỹ thuật của nhà thầu để lựa chọn chính xác nhà thầu.

- Người có thẩm quyền chỉ được phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi có ngân sách bố trí để thanh toán cho gói thầu; không được để xảy ra tình trạng không có dự toán ngân sách để thanh toán cho nhà thầu khi hợp đồng được thực hiện.

- Không cho phép các nhà thầu thực hiện các dự án trong Quân chủng có dấu hiệu vi phạm, như chậm hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán, thi công chậm tiến độ, năng lực yếu, được tham gia đấu thầu các gói thầu mới.

- Tăng cường các hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế các công trình chỉ định thầu hoặc chỉ đấu thầu hạn chế trong các đơn vị của Quân đội để đảm bảo tính cạnh tranh đầy đủ trong đấu thầu.

- Quân chủng cần tăng cường kiểm tra việc tổ chức đấu thầu của các chủ đầu tư, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu.

- Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo về công tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.


Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành là khâu cuối cùng, giữ vai trò quan trọng trong quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB. Để làm tốt việc này phải tiến hành nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, đánh giá khối lượng công việc đã làm, khối lượng công việc phát sinh…., làm cơ sở tính toán, áp dụng định mức, đơn giá. Tuy vậy, trong thực tế quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành thường bị chậm trễ, và là khâu yếu nhất hiện nay trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng. Nguyên nhân một phần do các chủ đầu tư và nhà thầu không chấp hành nghiêm qui chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, mặt khác chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt quyết toán (thẩm định khối lượng, thẩm định giá trị). Hiện tượng khá phổ biến là thẩm tra giá trị quyết toán phải chờ kết quả thẩm tra khối lượng, trong khi thời gian quy định để thẩm tra khối lượng đã hết.

(4) Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện nghiêm kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, sau khi có kết luận của cơ quan chức năng phải tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, biện pháp xử lý. Từ đó thực hiện triệt để kiến nghị của kiểm tra, kiểm soát quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, không để xảy ra tình trạng chỉ rút kinh nghiệm trên văn bản, hệ thống báo cáo, trách nhiệm chung chung, nhưng không của riêng ai.

4.4. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội và quản lý dự án xây dựng cơ bản trong quân đội là một lĩnh vực phức tạp, có nhiều yếu tố đặc thù, vừa đảm bảo bí mật nhà nước, vừa phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng pháp luật, phù hợp với chủ trương của Trung ương, Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều Bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ đạo sâu sát của Quốc Hội, Chính phủ. Hiện nay mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản đã đồng


bộ, tuy nhiên vẫn còn bất cập trong lĩnh vực đấu thầu, kiểm soát, thanh toán đối với các dự án có yếu tố bí mật nhà nước. Thực tế trong giai đoạn vừa qua đối với công tác đấu thầu đã có nhiều vi phạm, trong đó có nguyên nhân Luật đấu thầu còn có nội dung bất cập, đặc biệt là các quy định về chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tự thực hiện; Đối với việc kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho các dự án bí mật, trách nhiệm quyết định dự án mật chưa cụ thể, việc giao Phòng Tài chính đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng kiểm soát, thanh toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nguồn quốc phòng thường xuyên tồn tại nhiều bất cập, lãng phí thời gian và nguồn lực. Từ đó, tác giả đề xuất một số nội dung sau:

4.4.1. Đối với Quốc hội

Sửa đổi Luật đấu thầu theo hướng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu, bảo đảm ngăn chặn hiệu quả, triệt để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, quy định rõ trình tự, thủ tục đấu thầu trách nhiệm thực hiện gắn với cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát; hoàn thiện hệ thống chế tài, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật đấu thầu; đặc biệt là quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người ra quyết định chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tự thực hiện, bổ sung quy định về trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện gói thầu có yếu tố bí mật Nhà nước. Việc sửa đổi luật đấu thầu sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước nói chung và chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đồng thời giải quyết các vấn đề tồn tại xuất phát từ thực tiễn như yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, kịp thời phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

4.4.2. Đối với Chính phủ

Ban hành văn bản quy định cụ thể về cơ chế kiểm soát, thanh toán đối với các dự án có yếu tố bí mật nhà nước trong quân đội. Tăng cường chỉ đạo các Bộ, Ngành, Địa phương tập trung rà soát về thể chế, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án, đồng thời chú trọng đến công tác kiểm soát chất lượng các dự án.


Hiện nay, danh mục bí mật nhà nước trong Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quyết định 82/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy chế xây dựng công trình chiến đấu, công trình huấn luyện chiến đấu thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, việc kiểm soát, thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều 15, Nghị định 99/2021/NĐ-CP về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong đó quy định cơ quan kiểm soát, thanh toán chỉ kiểm soát về tính phù hợp, đầy đủ của chứng từ rút vốn và chuyển tiền theo đề nghị của chủ đầu tư mà không kiểm soát về các nội dung khác trong hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư và chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc kiểm soát hồ sơ và nội dung thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên lại chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình trong việc kiểm soát, thanh toán, chưa có quy định rõ ràng về các nội dung không bí mật trong công trình mật có phải công khai hay không. Tác giả đơn cử rằng gói thầu xây dựng công trình chiến đấu theo hình thức tự thực hiện, nhưng vật liệu, hàng hóa cho công trình có bán rộng rãi trên thị trường, vậy quy trình trách nhiệm mua sắm các loại vật liệu này có phải theo quy định của luật đấu thầu với việc mua sắm hàng hóa thông thường hay không. Như vậy, cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hóa cơ chế kiểm soát, trình tự thủ tục thanh quyết toán để làm cơ sở tổ chức thực hiện.

4.4.3. Đối với Bộ Quốc phòng

Một là, tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước về đầu tư xây dựng và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung còn chồng chéo, hoặc không còn phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước: Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng cơ bản đã đồng bộ, cụ thể năm 2020, 2021 Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới hướng dẫn thi hành luật đầu tư công, luật xây dựng…Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng chưa có hướng dẫn cụ thể triển khai thực hiện. Cụ thể, tại khoản 3, Điều 4, Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán dự án đầu tư công quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ phân cấp quản lý, ủy quyền cho một cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát,


thanh toán vốn đầu tư công cho dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, tuyệt mật trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Tuy nhiên hiện nay Bộ Quốc phòng chưa sửa đổi thông tư 268/2017/TT-BQP về quản lý, thanh toán vốn đầu tư trong Bộ Quốc phòng. Việc kiểm soát, thanh toán vẫn giao cho cơ quan Tài chính đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2 mà chưa giao cho kho bạc nhà nước.

Hai là, đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo hướng ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được quyết định đầu tư dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công và được phép ủy quyền cho đơn vị cấp dưới quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật, quyết toán một số dự án có quy mô nhỏ lẻ, tính chất đơn giản: Hiện nay, theo quy định của luật đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm B, nhóm C, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đến 30 tỷ đồng trong khi đó Luật đầu tư công quy định các dự án C lĩnh vực quốc phòng an ninh là các dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng. Chính vì vậy, việc phân cấp quyết định đầu tư như quy định hiện hành dễ nảy sinh tình trạng chi nhỏ dự án để quyết định đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, tác giả để xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho đầu mối trực thuộc Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí