Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 9


trọng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước báo chí, xuất bản;

- Các nhiệm vụ, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu;

- Đầu tư thiết lập mới, nâng cấp hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; đài truyền thanh cơ sở hữu tuyến hoặc FM hư hỏng, xuống cấp sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; bảng thông tin điện tử tại các khu vực trung tâm huyện, xã).

3.1.2. Định hướng phân bổ chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Nguyên tắc, thứ tự ưu tiên lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Nguyên tắc: Quán triệt nguyên tắc không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư; ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá trong thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển các hạ tầng, nền tảng quan trọng của ngành thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Cụ thể như sau:

+ Việc lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 5 năm 2021- 2025; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước;


+ Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 do cấp có thẩm quyền quyết định;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

+ Ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công cấp thiết, quan trọng có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của ngành Thông tin và Truyền thông, cụ thể như sau: Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử; - Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Công nghệ băng rộng di động 4G/5G; Các chương trình, dự án đầu tư công khác thuộc các lĩnh vực bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; báo chí; xuất bản; 14 thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TT&TT.

+ Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công;

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 9

b) Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, ngay từ năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2021-2025 phải bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư khởi công mới giai đoạn 2021-2025; vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

c) Bố trí vốn Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2021-2025 để thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015;

d) Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn;

e) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật;

f) Thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư công:



vốn;

- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ


- Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

f) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;

h) Vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch;

i) Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm cả chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án);

k) Các dự án khởi công mới đáp ứng các điều kiện:

- Dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí kế hoạch chi đầu tư vốn theo quy định;

- Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

l) Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 15 Các dự án, nhiệm vụ đầu tư công giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 gồm:

- Nhiệm vụ quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.

- Nhiệm vụ quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.

m) Trên cơ sở mục tiêu, định hướng đầu tư công ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2021-2025; các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2021-2025 và đề xuất nhu cầu của các


cơ quan, đơn vị trực thuộc, Bộ TT&TT đề xuất nhu cầu vốn thực hiện Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng mức kế hoạch chi đầu tư là 4.702.675 triệu đồng để thực hiện 80 dự án (gồm: 05 nhiệm vụ, dự án chuyển tiếp; 75 dự án khởi công mới). Chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương Giai đoạn 2021-2025, Bộ TT&TT đăng ký kế hoạch chi đầu tư vốn NSNN là 4.238.060 triệu đồng để thực hiện 02 nhiệm vụ quy hoạch chuyển tiếp và 64 dự án khởi công mới, trong đó:

- Chuẩn bị đầu tư: 47.675 triệu đồng.

- Thực hiện dự án: 4.190.385 triệu đồng.

- Chi tiết đầu tư theo ngành, lĩnh vực như sau: Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: 68.758 triệu đồng (02 dự án); Văn hóa thông tin: 402.881 triệu đồng (06 dự án); Khoa học, công nghệ: 15.000 triệu đồng (01 dự án); Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước: 29.750 triệu đồng (01 dự án). Các hoạt động kinh tế: 3.721.741 triệu đồng (02 nhiệm vụ quy hoạch và 52 dự án), trong đó: Viễn thông: 1.651.583 triệu đồng (30 dự án); Công nghệ thông tin: 2.052.713 triệu đồng (24 dự án); Quy hoạch: 17.445 triệu đồng (02 nhiệm vụ quy hoạch).

3.1.3. Quan điểm tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ TT&TT được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; chuyển đổi số quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Bên cạnh đó, một số đơn vị thuộc Bộ TT&TT không còn thực hiện cơ chế tài chính đặc thù nên phải sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn NSNN của Bộ TT&TT cao nhiều hơn so với giai đoạn 2016- 2020. Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định giao Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai


đoạn 2021- 2025 theo đề xuất của Bộ TT&TT, giúp Bộ TT&TT hoàn thành nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao phó.

b) Để Bộ TT&TT có căn cứ triển khai thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo đảm bảo tiến độ, chất lượng lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2021-2025, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền sớm thông báo dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2021-2025.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của Bộ Thông tin và Truyền thông

3.2.1. Giải pháp: Xây dựng thể chế chính sách nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công

Hoàn thiện thể chế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB, bao gồm: Rà soát, sửa đổi toàn bộ vướng mắc, bất hợp lý của Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh chồng chéo và giải quyết dứt điểm các vấn đề về trình tự, thủ tục đầu tư. Biện pháp này nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, đưa nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế, kích thích tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, thực hiện phân cấp, phân quyền cao trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bộ, ngành địa phương.

3.2.2. Giải pháp: Cải cách khâu thẩm định chương trình, dự án

Sớm thực hiện đổi mới trình tự, cách thức lập và thẩm định dự án kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin. Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế đảm bảo đến năm 2019 đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư XDCB”.


3.2.3. Giải pháp: Đổi mới công tác giao vốn đầu tư công

Việc giao vốn đầu tư công phải gắn với kế hoạch thực hiện của từng giai đoạn của dự án, để từ đó phân bổ vốn đầu tư trong một năm hay nhiều năm đối với một dự án. Đồng thời, xây dựng cơ chế đặc thù để tách dự án giải phóng mặt bằng thành một dự án thành phần với những dự án có vốn đầu tư lớn hoặc những dự án quan trọng để từ đó có nguồn vốn chủ động cho giải phóng mặt bằng.

3.2.4. Giải pháp: Xây dựng nguyên tắc chi tiết về quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Để đảm bảo tính kế hoạch và hiệu quả kinh tế cao của vốn đầu tư, đồng thời đảm bảo phù hợp với sự vận động của vốn đầu tư thì việc cấp vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, cấp phát vốn đầu tư XDCB phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán.

Trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn của trình tự thể hiện kết quả của việc thực hiện chủ trương, kế hoạch chi đầu tư XDCB theo kế hoạch phát triển kinh tế ở từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên tắc cơ bản của cấp phát vốn đầu tư XDCB là phải đảm bảo các tài liệu thiết kế dự toán, tuân thủ đúng trình tự đầu tư và xây dựng. Chỉ có đảm bảo nguyên tắc này thì vốn cấp ra mới đúng kế hoạch, có hiệu quả.

Thứ hai, việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích đúng kế hoạch.

Thứ ba, việc cấp phát vốn đầu tư XDCB chỉ được thực hiện theo mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt.


Thứ tư, việc cấp vốn đầu tư XDCB được thực hiên bằng 2 phương pháp: cấp phát không hoàn trả và cho vay có hoàn trả.

3.2.5. Giải pháp: Bổ sung một số nguyên tắc và tiêu chí trong ưu tiên bố trí vốn cho phù hợp

Hiện nay, việc lồng ghép các dự án chuyển tiếp thuộc các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 để quy định chung cho các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN nói chung là chưa phù hợp. Vì vậy, cần rà soát để thống nhất theo phân loại 13 lĩnh vực Luật NSNN đã quy định (tham khảo các quy định về ngành lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg để quy định trong giai đoạn 2021 - 2025); bổ sung nguyên tắc, cơ sở xác định dự án thuộc ngành, lĩnh vực đối với dự án đầu tư có thể liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực khác nhau.

Về phần nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025, cần bổ sung nguyên tắc: đảm bảm phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm, Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm (2020 - 2022); xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB và hoàn trả các khoản ứng trước nguồn ngân sách trung ương trước khi bố trí vốn để thực hiện các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới.

Đối với quy định thứ tự ưu tiên bố trí vốn, cần thực hiện bố trí đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch còn lại chưa thu hồi (thực tế giai đoạn 2016 - 2020 mới chỉ bố trí thu hồi được một phần vốn đã ứng trước, còn lại chưa bố trí thu hồi).

Về tiêu chí phân bổ vốn đối với từng ngành, lĩnh vực, Luật Đầu tư công quy định: Vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương là vốn thuộc ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để đầu tư chương


trình, dự án đầu tư công theo nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng thời, Điều 4 Luật NSNN quy định: Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. Trong khi đó, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương đầu tư các chương trình dự án là để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền xác định trong từng thời kỳ. Do vậy, cần xây dựng nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo ngành, lĩnh vực. Trong đó, cần cụ thể hóa mục tiêu, phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ và thứ tự ưu tiên bố trí vốn, cũng như bám sát định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đó; các đề án trong giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.6. Giải pháp: Tăng cường công tác kiểm tra phân bổ vốn đầu tư

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác sử dụng, quyết toán vốn thường được quam tâm chú trọng kiểm tra còn công tác kiểm tra phân bổ vốn đầu tư lại ít được quan tâm. Điều này dẫn đến phân bổ vốn không đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần tăng cường công tác kiểm tra việc phân bổ vốn cho đầu tư XDCB. Trong đó, thực hiện việc kiểm tra về tính chính xác với chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao như: tổng kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án; tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn (vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ cấu ngành, lĩnh vực; theo nhiệm vụ); mức vốn được giao của từng dự án (nếu có). Ngoài ra, cần phải chú trọng đến việc kiểm tra đảm bảo đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của các dự án được giao vốn.

3.2.7. Giải pháp: Công tác chấp hành quyết toán chi đầu tư công và sử dụng tài sản của dự án đưa vào sử dụng.

- Cần phải điều chỉnh mức 5% tạm giữ chờ quyết toán trong kế hoạch vốn đầu tư năm vì mức 5% chưa đạt được hiệu quả, không gắn trách nhiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023