Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 10


các chủ đầu tư trong việc lập, trình duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

- Cần phải khắc phục hơn nữa các tồn đọng trong chậm đấu thầu, công tác đền bù giải phóng mặt bằng để tiến hành các dự án một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

- Để hoàn ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm cho công tác quản lý vốn và thu ngân sách Nhà nước theo quy định, các chủ đầu tư (ban quản lý dự án) cần rà soát kỹ tiến độ thực hiện dự án để tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

3.3. Kiến nghị đối với cơ quan hữu quan

3.3.1. Đối với Chính phủ

Kiến nghị Chính phủ bổ sung chức năng, quyền hạn trong việc xử lý các đơn vị sử dụng NSNN vi phạm chậm giải ngân gây lãng phí vốn đầu tư; chậm thu hồi tạm ứng; chậm quyết toán niên độ vốn đầu tư công; không thực hiện đánh giá các dự án đầu tư công; sai phạm trong sử dụng vốn đầu tư không đúng mục đích của chủ đầu tư cũng như nhà thầu; vi phạm tiến độ hợp đồng, ... bằng biện pháp khấu trừ khấu trừ khi thanh toán chi phí quản lý dự án (đối với phạt chủ đầu tư), khấu trừ khi thanh toán khối lượng hoàn thành (đối với nhà thầu) vào tài khoản tạm phạt chờ xử lý mở tại KBNN hoặc kiên quyết không giao vốn đầu tư (nếu xảy ra vi phạm nhiều lần dừng không giao làm chủ đầu tư dự án).

3.3.2. Đối với bộ, ban, ngành

Các Bộ, ngành trung ương cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức đảm bảo nhất quán, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn và được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của từng bộ ngành, địa phương (nhất là các định mức chi phí nhân công, vật liệu, chi phí quản lý cho phù hợp với thị trường và xu thế phát triển của công nghệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế). Thường xuyên quan tâm, chú ý đến việc tăng, giảm giá nguyên liệu, vật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

liệu, máy móc, thiết bị, để chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đơn giá mới làm cơ sở cho Chủ đầu tư lập, điều chỉnh dự toán kịp thời.

Luật NSNN hiện hành chưa có các quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý vốn đầu tư phát triển (bố trí vốn, thanh toán và kế toán, quyết toán vốn đầu tư). Do đó cần bổ sung quy định cụ thể trong Luật NSNN về quyền hạn, trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN.

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 10


KẾT LUẬN

Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là một lĩnh vực quản lý vô cùng khó khăn, bởi nó phụ thuộc và nhiều yếu tố tác động không chỉ là cơ chế, chính sách, con người mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Đề tài “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông” đã giải quyết được những vấn đề đặt ra:

(1) Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

(2) Phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn từ 2017 - 2019, làm rõ những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.

(3) Đưa ra được định hướng phát triển và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn chưa giải quyết được:

(1) Thời gian nghiên cứu của luận văn chưa dài

(2) Đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông chưa tính đến sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là sự thay đổi cơ chế, chính sách trong thời gian tới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), Đề tài “Nghiên cứu đề xuất trình tự, thủ tục, tiêu chí và một số giải pháp thực hiện đấu thầu qua mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông” (Mã số: ĐT.07617).

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả dự án phục vụ giám sát đầu tư của Bộ Thông tin và Truyền thông” (Mã số: ĐT.60/20).

4. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

5. Bộ Xây dựng (2019), Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

6. Bộ Xây dựng (2019), Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

7. Thái Bá Cẩn (2007), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

9. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

10. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.


11. Chính phủ (2015), Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

12. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

13. Chính phủ (2017), Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

14. Chính phủ (2019), Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

15. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

16. Nguyễn Thanh Giang (2017), (Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại.

17. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Huyền (2017), (Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam), Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại.

19. Trương Ngọc Thành (2017), (Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại.

20. Tư liệu lịch sử (Những trang vàng ngành Thông tin và Truyền thông).

21. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công.

Phùng Thị Kim Quỳnh (2017), (Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023