Thực Trạng Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông


thông, Học viện Công nghệ bưu chính, viễn thông, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.

2.1.3. Tình hình kinh tế - tài chính

a) Kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh năm 2017

* Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội:

- Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định đạt 5 thuê bao/100 dân.

- Tỷ lệ thuê bao di động đạt khoảng 116 thuê bao/100 dân.

- Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 11,90 thuê bao/100 dân.

- Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động đạt 52,8 thuê bao/100 dân.

- Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 9,30%.

- Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet đạt 28,35%.

- Tỷ lệ người sử dụng Internet là 54,19 % dân số.

- Tỷ lệ phủ sóng di động đạt 95% diện tích cả nước.

- Tỷ lệ số xã có máy điện thoại đạt 100%.

- Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính đạt 100%.

- Sản lượng báo xuất bản đạt 1.000 triệu bản.

- Mức hưởng thụ báo chí bình quân đạt trên 10,8 bản báo/người/năm.

- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh duy trì ở mức khoảng 98% trên diện tích cả nước và 99,5% trong dân cư.- Tỷ lệ phủ sóng truyền hình mặt đất đạt khoảng 90% diện tích cả nước.

* Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh:

- Tổng doanh thu phát sinh toàn Ngành năm 2017 ước đạt: 2.136191 tỷ đồng (ước tốc độ tăng trưởng đạt 9,34% so với năm 2016, cao hơn so với mục tiêu tăng GDP cả nước năm 2016 là 6,7%), trong đó:

+ Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực báo chí ước đạt: 13.912 tỷ đồng.


+ Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt: 18.933 tỷ đồng.

+ Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, ước đạt: 7.500 tỷ đồng.

+ Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực bưu chính ước đạt: 20.148 tỷ đồng.

+ Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực viễn thông ước đạt: 352.198 tỷ đồng.

+ Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực CNTT ước đạt: 1.723.500 tỷ đồng.

- Tổng nộp ngân sách nhà nước toàn Ngành ước đạt: 94.994 tỷ đồng (ước đạt: 104,3706% so với kế hoạch năm)

+ Tổng nộp NSNN lĩnh vực báo chí ước đạt: 973 tỷ đồng.

+ Tổng nộp NSNN lĩnh vực xuất bản ước đạt: 1.852 tỷ đồng.

+ Tổng nộp NSNN lĩnh vực bưu chính ước đạt: 1.801 tỷ đồng.

+ Tổng nộp NSNN lĩnh vực viễn thông ước đạt: 53.368 tỷ đồng.

+ Tổng nộp NSNN lĩnh vực CNTT ước đạt: 37.000 tỷ đồng.

b) Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018:

- Tổng doanh thu toàn Ngành đạt khoảng 2,65 triệu tỷ đồng, tăng 112,6% so với 2017.

- Tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT ước đạt 98,9 tỉ USD, xuất khẩu ước đạt 94 tỷ USD.

- Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2018 đạt hơn 5,6 tỷ USD.

- Tổng doanh thu lĩnh vực báo chí là 4.900 tỷ đồng. Doanh thu của thị trường truyền hình trả tiền đạt 7.775 tỷ đồng.

- Tổng doanh thu lĩnh vực bưu chính đạt 1,691 tỷ USD, tăng trưởng 28,1% so với năm 2017.

c) Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019:

- Tổng doanh thu toàn Ngành đạt 3.100.000 tỷ đồng (gần 135 tỷ USD), tăng 8,8% so với năm 2018; nộp ngân sách đạt 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018.


- Tổng doanh thu lĩnh vực bưu chính ước đạt 34.311 tỷ đồng, tăng 22.65% so với năm 2018. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.230 tỷ đồng tăng 5,63% so với năm 2018.

- Tổng doanh thu toàn ngành viễn thông đạt 472.321 tỷ đồng, tăng 118,06% so với năm 2018. Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước tính:

390.137 tỷ đồng, tăng 8,06% so với năm 2018. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước tính: 39.712 tỷ đồng, tăng 15,48% so với năm 2018).

- Doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước tính đạt 110 tỷ USD, tăng trưởng 9,8% so với năm 2018, nộp ngân sách nhà nước trên 53 nghìn tỷ đồng.

2.1.4. Thực trạng chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Để đảm bảo giải ngân chi vốn đầu tư XDCB hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quyết định giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư, dự án ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch và đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện. Về cơ bản, Bộ Thông tin và Truyền thông đều giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao hàng năm.

Bảng 2.1. Tổng hợp chi đầu tư XDCB năm 2017 – 2020

ĐVT: Triệu đồng


STT

Loại dự án

Số vốn giao

Số giải ngân

Tỷ lệ

giải ngân

1

15 dự án chuyển tiếp

400.000

400.000

100%

2

20 dự án khởi công

mới

772.800

750.808

97,15%

3

02 nhiệm vụ quy

hoạch

19.000

18.000

94,7%


Tổng cộng

1.191.800

1.168.808

98,07%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 6

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông


2.2. Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đã được giao năm 2017 - 2020 với tổng số vốn giao là 1.191.800 triệu đồng để thực hiện 37 dự án, nhiệm vụ (gồm: 15 dự án chuyển tiếp; 22 dự án, nhiệm vụ khởi công mới). Trong đó:

Bảng 2.2. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực


STT

Tên ngành, lĩnh vực

Tổng kinh phí

(đvt: triệu đồng)

1

Ngành công nghệ thông tin

761.800

2

Ngành Thông tin

76.300

3

Ngành Truyền thông

61.370

4

Ngành Khoa học, công nghệ

24.720

5

Ngành Giáo dục, đào tạo

2.700

6

Quản lý nhà nước

70.000

7

Chương trình mục tiêu CNTT

134.910

8

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

bền vững

41.000

9

Nhiệm vụ lập 02 quy hoạch ngành quốc gia

19.000


Tổng cộng

1.191.800

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng số vốn đã được giao năm 2017 - 2020 là 1.191.800 triệu đồng, tương đương 80% so với Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2016-2020 được giao. Chi tiết theo các năm: (1) Năm 2017: 250.000 triệu

đồng; (2) Năm 2018: 300.000 triệu đồng; (3) Năm 2019: 300.000 triệu đồng;

(4) Năm 2020: 341.800 triệu đồng


2.2.2. Tình hình phê duyệt các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông‌

Bảng 2.3. Tình hình phê duyệt dự án

Đơn vị tính: Dự án


TT

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

2020

So sánh (%)

2018/2017

2019/2018

2020/2019

1

Số DA được thẩm

định

10

10

8

9

100,00

88,8

125

2

Số DA được phê

duyệt

10

10

8

9

100,00

88,8

125


Trong đó









Dự án nhóm B

2

2

2

2

100,00

100,00

100,00


Dự án nhóm C

7

7

6

5

100,00

85

83


Công trình lập

Báo cáo KTKT

1

1


2

100,00



Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông


Có thể nhận thấy đa phần các dự án được phê duyệt là các dự án nhóm B và C, số lượng dự án lập báo cáo KTKT rất ít. Các dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông tập chung chủ yếu là các dự án CNTT nên có tính đặc thù về kỹ thuật vì sử dụng công nghệ thường thay đổi nhanh (bao gồm một số lĩnh vực chính Big data, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, SOC…). Các dự án được phê duyệt đầu tư đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đầu tư công năm 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông.


2.2.3. Tình hình quản lý công tác đấu thầu

Bảng 2.4. Tình hình quản lý đấu thầu giai đoạn 2017-2020



TT


Hình thức gói thầu

Tổng số gói

thầu

Cơ cấu (%)

Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)

Tổng giá trúng thầu (tỷ

đồng)

Chênh lệch (tỷ

đồng)

Tỷ lệ giảm (%)

1

Đấu thầu rộng

rãi

50

33,11

820

811

9

0,01

2

Chào hàng cạnh

tranh

10

6,6

231

225

6

0,23

3

Chỉ định thầu

85

56

10,5

10,5

0

0

4

Tự thực hiện

6

4,29

6,256

6,256

0,00

0

5

Tổng cộng

151

100

1.067,765

1.052,756

15

0,24

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Tổng hợp chung về kết quả thực hiện công tác đấu thầu

- Số lượng gói thầu theo các hình thức lựa chọn nhà thầu: 151 gói thầu;

- Tổng giá gói thầu: 1.067.765 triệu đồng;

- Tổng giá trúng thầu: 1.052.756 triệu đồng;

- Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu: 0.24 % (Chi tiết tỷ lệ tiết kiệm theo các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu... nêu tại Bảng 2.4);

- Hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng: Chỉ định thầu (85 gói thầu); Đấu thầu rộng rãi không qua mạng (14 gói thầu); Đấu thầu rộng rãi qua mạng (35 gói thầu); Đấu thầu rộng rãi quốc tế (01 gói thầu); Chào hàng cạnh tranh không qua mạng (2 gói thầu); Chào hàng cạnh tranh qua mạng (8 gói thầu).

b) Kết quả đạt được

Việc thực hiện công tác đấu thầu theo qui định của Luật Đấu thầu năm


2013, về cơ bản các đơn vị đã tuân thủ theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trình tự thực hiện và các mốc thời gian theo quy định, lựa chọn được các nhà thầu đáp ứng quy định.

c) Hạn chế, tồn tại

- Một số đơn vị không đăng tải hoặc chậm đăng tải Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Còn lúng túng khi thực hiện đấu thầu qua mạng tuy đã được tập huấn.

d) Nguyên nhân

- Do các gói thầu nhỏ, lẻ có số lượng lớn, đa số là chỉ định thầu;

- Số lượng gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng trong năm cũng tăng đáng kể, các cán bộ còn kiêm nhiệm, chưa được thực hành và trau dồi thường xuyên nên khi thực hiện còn bỡ ngỡ.

2.2.4. Thực trạng triển khai chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Công tác điều hành kế hoạch chi đầu tư

- Căn cứ Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2017-2020 và hàng năm được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quyết định giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư, dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Chi đầu tư XDCB hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính kịp thời tham mưu cho Bộ chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, kịp thời giải ngân vốn đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước; tránh dàn trải, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư.


b) Về kết quả đạt được

Đầu tư phát triển giai đoạn 2017 - 2020 đã góp phần quan trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng lực thực thi quản lý nhà nước, giúp Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó. Đánh giá cụ thể đối với một số lĩnh vực chính như sau:

- Lĩnh vực ứng dụng CNTT

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ đã triển khai đầu tư 25 dự án ứng dụng CNTT với tổng nguồn vốn được phân bổ trong giai đoạn là 546.883 triệu đồng (Cục Tin học hóa 9 dự án; Trung tâm thông tin 6 dự án, Cục Bưu điện Trung ương 10 dự án). Việc triển khai đầu tư các dự án ứng dụng CNTT đã giúp các đơn vị tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành. Đặc biệt, đối với Cục Tin học hóa, việc được đầu tư Dự án: “Phát triển hạ tầng khung Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 1” Dự án “Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam” đã tạo nền tảng ban đầu cho việc xây dựng Chính phủ điện tử trong giai đoạn sau.

Trong lĩnh vực chứng thực điện tử, trong giai đoạn 2017-2020 đã được đầu tư 02 dự án với tổng kinh phí là 20.000 triệu đồng.

- Lĩnh vực an toàn thông tin

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ đã triển khai đầu tư 2 dự án ứng dụng CNTT với tổng nguồn vốn được phân bổ trong giai đoạn là 194.917 triệu đồng (Cục Tin học hóa 01 dự án; Trung tâm thông tin 01 dự án). Việc triển khai đầu tư các dự án trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng đã giúp đơn vị quản lý lĩnh vực là Cục An toàn thông tin (bao gồm cả Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam) xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo, thống kê về tình hình thư rác, tin nhắn rác, các máy chủ DNS phát tán thư rác tại Việt Nam; Khôi phục dữ liệu và tìm kiếm chứng cứ phục vụ phân tích sự

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí