Tình Hình Thực Hiện Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản


3.060 hộ tham gia, thu hút khoảng 6.608 lao động, trong đó có 3 làng nghề chế biến nông sản, 1 làng sản xuất hàng may mặc và một làng nghề dệt thảm.

Công tác quy hoạch và triển khai các khu, cụm điểm công nghiệp

Thực hiện mục tiêu của Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện. Huyện ủy đã có chương trình số 06/2006, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 446/2006 nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 – 2010. Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đề án phát triển cụm, điểm công nghiệp – làng nghề trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định.

- Cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện quy hoạch 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 74,07 ha. Trong đó: Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ với diện tích 20,07ha đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết, hiện nay đã có 9 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh; Cụm công nghiệp Phúc Thọ với diện tích 50 ha trên địa bàn xã Phúc Hòa và thị trấn Phúc Thọ cũng đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên đang được rà soát lại theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, đề xuất chuyển sang thực hiện trong giai đoạn 2010 -2015.

- Điểm công nghiệp làng nghề: Toàn huyện có 17 điểm công nghiệp – làng nghề đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt với tổng diện tích 94,1ha. Có 9 điểm công nghiệp – làng nghề đã được quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 36 ha, tuy nhiên công tác triển khai xây dựng và giải phóng mặt bằng tiến hành còn tương đối chậm.

Tóm lại sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công tác quy hoạch cụm điểm công nghiệp –làng nghề có nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 275 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2005. Các sản phẩm phong phú về chủng loại, thích ứng với thị trường. Sản phẩm đồ gỗ, dệt may và cơ khí có


mức tăng trưởng cao và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu. Các làng nghề truyền thống sản xuất ổn định và từng bước phát triển vững chắc. Công tác quy hoạch đã được triển khai đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân tham gia phát triển kinh tế và thu hút đầu tư phát triển địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế đó là: Địa phương chưa có sản phẩm mũi nhọn, nhiều cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé về quy mô, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, công tác tiếp thị còn yếu. Chưa có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư thực sự hấp dẫn, công tác giải phòng mặt bằng còn chậm, các doanh nghiệp phải chờ đợi, làm giảm tốc độ phát triển và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Các dự án đầu tư còn nẳm ở vị trí đơn lẻ, tản mạn chưa thành cụm điểm công nghiệp tập trung. Điều này sẽ dấn đến khó khăn cho công tác quy hoạch, quản lý cũng như việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xây dựng: Giai đoạn 2000 – 2010, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Nền kinh tế tăng trưởng khá (nhất là giai đoạn 2006 – 2009). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao và cải thiện. Việc đầu tư vật chất cho cơ sở hạ tầng được các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, chính quyền và đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm.


Bảng 2.8: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản

ĐVT: tỷ đồng



STT


Hạng mục


Năm 2000


Năm 2005


Năm 2008


Năm 2010

Tăng trưởng

(%/năm)

2000-

2005

2006-

2010

1

Vốn ngấn sách

Nhà nước

15,1

41,6

254,7

286,5

22,4

62

2

- Trung ương

7,9






3

- Tỉnh

2,3

12,9

114,6


40,6


4

- Huyện

4,9

28,7

140,1


42,6


5

Vốn tín dụng

2,7






6

Vốn của dân cư và

tư nhân

32,7

45,1

122,9

213,5

6,6

47,5

7

Vốn khác

1,2


0,1





Tổng số

51,8

86,7

377,8

500

10,9

55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 10

Nguồn: Niên giám thông kê và Báo cáo xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ năm 2011.

Trong giai đoạn 2000 – 2010, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện liên tục tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân năm tương đối cao. Giai đoạn 2000 – 2005, tăng trưởng bình quân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt 10,9%. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đạt 1.212,4 tỷ đồng, tăng bình quân 55%/năm. Trong đó vốn Nhà nước là 674 tỷ đồng, tăng bình quân 55,59% năm, vốn đầu tư ngoài nhà nước là 538,3 tỷ đồng, tăng bình quân 44,4%/năm. Trong năm 2009, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng


57,31% tổng số vốn đầu tư xã hội và tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua do nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng lên vì vậy có sự tích luỹ cao về kinh tế, nhiều gia đình có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất như: nhà cửa, mở mang trang trại, đầu tư vào sản xuất, mua sắm trang thiết bị máy móc, tiêu dùng...

Tóm lại, do huy động tốt nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên tốc độ xây dựng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2010 với mức tăng bình quân đạt 28,66%/năm. Đến nay huyện đã cơ bản giải quyết tốt vấn đề giao thông nông thôn, điện sinh hoạt, nước hợp vệ sinh... Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đô thị, cụm điểm công nghiệp được cải thiện. Các sản phẩm chủ lực có mức tăng khá, tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

2.2.1.3 Thương mại, dịch vụ

Giai đoạn 2000- 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vu đạt 13,43%. Năm 2010, giá trị sản xuất của ngành đạt 801 tỷ đồng. Cơ cấu của ngành năm 2010 chiếm 26,9% GDP, tăng 8,06% so với năm 2000. Tổng mức luân chuyển hàng hoá trên địa bàn huyện năm 2009 đạt 550 tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với năm 2008; năm 2010 đạt khoảng 630 tỷ đồng. Thành phần tham gia hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ cá thể. Theo thống kê, đến năm 2008 toàn huyện có khoảng 3.543 hộ với 5.422 lao động tham gia. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển khá và mở rộng cả ở khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Hiện nay toàn huyện có 22 chợ nông thôn và 1 khu trung tâm thương mại và


dịch vụ của huyện với diện tích 2,79 ha. Trong giai đoạn 2000 – 2010, toàn huyện đã có 12 chợ được đầu tư nâng cấp cải tạo.

2.2.2 Chuyển dịch về lao động

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướn tịch cực, từ năm 2000 – 2010, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướg tích cực, từ năm 2000 – 2010, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho trên 22.000 lao động, bình quân trên 2.000 người/năm. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn từ 72% lên 83%. Cơ cấu lao động có bước chuyển tích cực, lao động nông nghiệp giảm từ 74,4% năm 2000 xuống còn 66,2% năm 2005 và còn 58,2% năm 2010. Cơ cấu lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

Bảng 2.9: Tình hình cơ cấu lao động trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 2010.

(ĐVT: lao động – nghìn người; cơ cấu :%)


Chỉ tiêu

Qua các năm

2001

2005

2008

2010

Tổng số lao động

72,6

79,2

84,5

86,1

Nông nghiệp, thuỷ sản

54,0

52,4

51,9

50,1

Công nghiệp – xây dựng

7,1

10,2

12,3

13,6

Dịch vụ

4,2

6,5

8,7

9,6

Khác

7,2

10,1

11,5

12,7

Cơ cấu lao động

100

100

100

100

Nông nghiệp, thuỷ sản

74,4

66,2

61,5

58,2

Công nghiệp – xây dựng

9,8

12,8

14,6

15,8

Dịch vụ

5,8

8,2

10,3

11,2

Khác

9,9

12,8

,13,6

14,8

Nguồn: Phòng LĐ và TBXH huyện Phúc Thọ năm 2011.


Qua bảng cho ta thấy, nguồn nhân lực hiện tại của huyện khá dồi dào, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm tới. Qua kinh nghiểm ở các địa phương khác cho thấy, nhưng nơi mà quan tâm đến công tác đào tạo tay nghề, trình độ cho người lao động thì quá trình phát triển sản xuất thường diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không thể không gắn liền với việc nâng cao trình độ của người lao động. Nâng cao trình độ sản xuất của người lao dộng giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhan hơn hiệu quả hơn trên cơ sở áp dùng thành tựu khoa hack kỹ thuật, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.‌

2.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu đến phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010.

2.3.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoà và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, phong trào cơ khí hoá nông nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện làm việc, giải phóng sức lao động. Làm đất là khâu có tỷ lệ cơ giới hoá cao nhất, giải phóng được nhiều sức lao động nhất cho nông dân. Tích tụ ruộng đất, phong trào “dồn ô đổi thửa” chính là điều kiện để phong trào cơ khí hoá nông nghiệp được thực hiện nhanh và hiệu quả. Từ chỗ trung bình mỗi hộ sở hữu từ 5 -7 thửa ruộng thì đến nay trung bình chỉ còn 3- 4 mảnh trên hộ. Ước tính đến nay khoảng 90% khâu làm đất đã được cơ giới hoá, 60% hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được ứng dụng công nghệ từ làm đất gieo trồng cho đến thu hoạch. Đến nay toàn huyện có khoảng 540 máy cày, máy bừa, 120 máy gặt đập liên hoàn, 90% khâu vận chuyển được sử dụng bằng máy móc, hầu hết các thôn, làng đều được trang bị máy gieo. Quá trình cơ khí hoá nông


nghiệp đã làm giảm thiểu sức lao động của người nông dân, ra tăng giá trị sản xuất, hiệu quả công việc và làm tăng cao thu nhập cho người nông dân.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong những năm qua, công tác khuyến nông được đầu tư mạnh cả về kinh phí và con người, hàng năm tổ chức tập huấn cho hàng vạn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, cây con giống mới vào sản xuất. Nhiều giống cây có giá trị kinh tế, năng xuất, chất lượng cao được đưa vào gieo trồng như nhãn lồng hưng yên, bưởi diễn, cam canh, cá rô phi đơn tính, lợn hướng nạc… đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, trung bình tăng trên 4%/năm, giá trị sản xuất canh tác tăng từ 26 triệu/ ha năm 2000 lên 70 triệu/ha năm 2010.

2.3.2 Các vấn đề xã hội

- Nổi bật trong 10 năm quan là chương trình xoá đói giảm nghèo, số hộ nghèo năm 2010 chỉ còn 11%

- Nổi bật trong 10 năm qua là chương trình xóa đói giảm nghèo, số hộ nghèo năm 2010 còn 11,2%, theo tiêu chí mới. Đã xây dựng 996 ngôi nhà thay thế thế nhà tranh vách đất, với tổng kinh phí 14,94 tỷ đồng; đưa tỷ lệ xóa nhà tranh tre vách đất cho hộ nghèo đạt 100% vào tháng 4/2005. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công và các đội tượng chính sách, các đối tượng xã hội được các cấp, các ngành quan tâm, đã quyên góp được 11,5 tỷ đồng xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

Cơ sở vật chất giáo dục, y tế được tăng cường, xây mới trên 1.200 phòng học, nâng tỷ lên kiên cố hòa và cáo tầng đạt 100 % số trường trong huyện. Cơ sở y tế các xã được đầu tư nâng cấp, cải tạo và tăng cương trang thiết bị khám chữa bệnh, coi trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu hco nhân dân; 100% các trạm y tế xã đã có bác sỹ; 72 % số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.


- Trong những năm qua được sự quan tâm và tạo điều kiện của thành phố, huyện công tác dạy nghề ngày càng được chú trọng theo hướng xã hội hóa cùng với các trường, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề tư nhân… đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20%, từ các chương trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, chương trình “nạc hóa đàn lợn”, “Sind hóa” đàn bò, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, chương trình khuyến công, xúc tiến đi xuất khẩu lao động nước ngoài…

2.3.3. Văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng cơ quan văn hoá, làng xã văn hoá, gia đình văn hoá được các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thực hiện hiệu quả. Đến nay đã có 78/79 làng có quy ước làng văn hoá 56 làng đạt làng văn hoá (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hoá (chiếm 71,2%). Công tác nâng đời sống văn hoá, phục hồi và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, phát huy tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ và hỗ trợ nhau phát triển trong nhân dân. Các hủ tục trong việc cưới, việc tang đã được xoá bỏ, đến nay 100% việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội ở các địa phương được thực hiện theo nếp sống văn hoá mới theo hình thức tiết kiệm, gọn nhẹ, không khoa trương.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Đến nay 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá, 23/23 xã có sân thể thao; khu trung tâm thể thao, văn hoá của huyện đã được triển khai, xây dựng và hoàn thành với tổng giá trị trên 60 tỷ đồng. Các câu lạc bộ thơ ca, văn nghệ được các cấp thường xuyên quan tâm, hiện nay toàn huyện có 6 CLB thơ, 8 CLB hát chèo, 24 đội văn nghệ thường xuyên được giao lưu, trao đổi qua đó nâng cao nhu cầu hưởng thụ và phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí