Định Hướng Phát Triển Và Phân Bổ Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông


là công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Chưa chú ý tới tính chuyên nghiệp hoá của tổ chức tư vấn trong quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với hai hình thức quản lý dự án hiện hành; chưa chú ý đúng mức tới việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tư vấn đầu tư và quản lý hoạt động tư vấn xây dựng; thiếu các quy định cụ thể về việc sử dụng tư vấn chuyên nghiệp trong các khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, quản lý dự án, giám sát, đánh giá đầu tư; thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập, khách quan, cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn, nhà thầu trong việc tham gia vào quá trình đầu tư.

- Các quy định trong quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính về phân cấp, giao quyền, về bộ máy quản lý ở các cấp, về quy trình, thủ tục, kỷ cương hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng. Hiện tại, việc phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư triệt để, song phân cấp quản lý về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, dự toán, môi trường… còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện chủ động cho các cấp, các nhà đầu tư.

Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc, còn buông lỏng trong quản lý. Nhiều cán bộ quản lý – điều hành thiếu trách nhiệm, kém phẩm chất, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng, gây thất thoát tiền của nhân dân, làm giảm chất lượng công trình. Tình trạng đầu tư dàn trải tích tụ nhiều năm chưa được khắc phục gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa cao, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, lãng phí thất thoát nhiều đã và đang diễn ra mang tính phổ biến trong thời gian qua, năm sau tăng nhiều hơn năm trước,


nhưng chưa được phát hiện, báo cáo kịp thời và chưa có đủ chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.

Tình trạng khép kín trong quá trình đầu tư ở các đơn vị của Bộ vẫn còn xảy ra. Một số nội dung đã được đề cập trong pháp luật hiện hành về dân chủ, công khai trong quản lý về quy hoạch, kế hoạch, cân đối và phân bố các nguồn lực (tài nguyên, đất đai, tiền vốn, lao động, trí tuệ…), quản lý khai thác các dự án, nhưng chưa có các tiêu chí cụ thể…

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là:

- Chất lượng các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng còn nhiều bất

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 8

cập;

- Việc thực hiện các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng chưa

nghiêm;

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng ở đơn vị, ở nhiều cán bộ còn nhiều yếu kém. Việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN trong những năm qua còn nhiều hạn chế, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong các khâu như: thiết kế, lựa chọn nhà thầu, xây dựng giải phóng mặt bằng…, hiệu quả đầu tư kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế của đất nước;

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá về đầu tư xây dựng chưa được triển khai tốt ở các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp và địa phương.


CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NSNN TẠI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI GIAN TỚI

3.1. Định hướng phát triển và phân bổ chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của Bộ Thông tin và Truyền thông

3.1.1. Định hướng phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Mục tiêu Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế số, hạ tầng số, nền tảng số, hình thành hạ tầng siêu băng rộng di động 5G, IoT nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành thông tin và truyền thông 10 năm 2021-2030, quy hoạch ngành Thông tin và Truyền thông thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch phát triển ngành Thông tin và Truyền thông 05 năm 2021-2025. Trong đó, vốn đầu tư công tập trung bố trí để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Ngành có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế

- xã hội của cả nước, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền như xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số; chuyển đổi số quốc gia; phát triển hạ tầng ICT và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh mạng nhằm tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, nhất là tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; tạo lập nền tảng phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


b) Định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025 Căn cứ tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn 2016-2020; dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương; khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, bám sát nội dung các văn kiện dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025; Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền 10 thông định hướng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Thông tin và Truyền thông như sau:

- Lĩnh vực Bưu chính:

+ Đầu tư, phát triển hạ tầng bưu chính, chuyển phát đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ bưu chính số, làm nền tảng chuyển phát và logistics cho thương mại điện tử. Ưu tiên đầu tư phát triển và khai thác hạ tầng, nền tảng trong lĩnh vực bưu chính tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết nối, liên thông, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ quá trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia, đô thị thông minh và thúc đẩy nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, xây dựng hạ tầng nền tảng chung phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính.


+ Phát triển kho tàng (kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng), trung tâm logistic của địa phương hoặc phân khu hợp lý hệ thống các địa điểm tập kết xe chuyên ngành, kho bãi, trung tâm phân phối của các doanh nghiệp bưu chính phục vụ hậu cần cho thương mại điện tử và kinh tế số.

- Lĩnh vực Viễn thông:

+ Tăng cường năng lực phòng thử nghiệm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Tăng cường năng lực đo kiểm dịch vụ thông tin di động trên mạng 5G; Trang bị thiết bị đo kiểm phơi nhiễm sóng điện từ trường đối với trạm gốc 5G; Hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ theo cảm nhận người dùng (QoE); Hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ công cụ phục vụ công tác quản lý nhà nước;

+ Đầu tư để xây dựng hệ thống đảm bảo năng lực giám sát, kiểm tra trực tuyến việc sử dụng tài nguyên viễn thông để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên của Việt Nam;

+ Đầu tư trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin để bảo vệ người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet thông qua các hoạt động: hỗ trợ người dùng dịch vụ viễn thông thực hiện quyền từ chối nhận cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo; cuộc gọi/tin nhắn không mong muốn, có dụng ý xấu hoặc lừa đảo;

+ Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tần số; kiểm soát băng tần, nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện ứng dụng ở Việt Nam; nâng cao năng lực kiểm soát các công nghệ và dịch vụ thông tin vô tuyến điện mới và năng lực xử lý can nhiễu liên quan đến tần số vô tuyến điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh;

+ Đầu tư các nhiệm vụ, dự án phục vụ: Chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT, hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; trong đó, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng quốc gia và quốc


11 tế, nhất là các tuyến truyền dẫn cáp quang biển, trạm cập bờ, các mạng đường trục truyền tải quốc gia, hạ tầng mạng truyền dẫn, mạng truy nhập băng rộng di động, băng rộng cố định với các công nghệ tiên tiến nhất; Đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp và tạo sự bình đẳng, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của người dân trên mọi miền Tổ quốc; Phát triển hạ tầng siêu băng rộng di động 5G, IoT để phát triển các dịch vụ mới, các giải pháp mới, các dịch vụ gia tăng giá trị trên nền mạng viễn thông (mobile money, các dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ thống phần mềm phục vụ đa dạng các lĩnh vực trong đời sống xã hội: y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp... gắn với mạng 5G và các thiết bị IoT).

- Lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Phát triển các hệ thống phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam; Mạng truyền số liệu chuyên dùng; Hệ thống giám sát, kiểm soát Chính phủ điện tử; Hệ thống quản lý kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ nhằm thực hiện mục tiêu kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu;

+ Phát triển hệ thống phục vụ nội bộ Bộ Thông tin và Truyền thông, gồm: Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ; Hệ thống lưu trữ điện tử; Hệ thống theo dõi, đánh giá các chỉ số phát triển ngành; Các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, lĩnh vực; Hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật nhằm triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ;

+ Phát triển hạ tầng ICT phục vụ phát triển đô thị thông minh;


+ Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia: Đầu tư hạ tầng điện toán đám mây; hạ tầng IoT; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng dịch vụ định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển các nền tảng số và tài nguyên số; Đầu tư phát triển tăng cường khả năng truy cập đến tài nguyên số trên hạ tầng số: nền tảng thương mại điện tử; nền tảng nông nghiệp thông minh; nền tảng y tế thông minh; nền tảng tiền di động; nền tảng học trực tuyến; nền tảng số hóa báo chí; nền tảng dịch vụ kế toán; nền tảng giao vận; nền tảng quản trị doanh nghiệp; nền tảng đô thị thông minh; nền tảng ngân hàng số; nền tảng tuyển dụng nhân sự; Đầu tư hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo; đầu tư các trung tâm, các dự án nghiên cứu, làm chủ các công nghệ Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường (AR), chuỗi khối (Blockchain); các phòng thử nghiệm (lab) các công nghệ số, sản phẩm số, dịch vụ số mới.

- Lĩnh vực An toàn, an ninh mạng:

+ Xây dựng các hệ thống kỹ thuật phục vụ nâng cao năng lực, hiệu lực, 12 hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng; +

+ Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; các công cụ, thiết bị để triển khai hoạt động kiểm định, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin;

+ Triển khai các Trung tâm Điều hành an toàn, an ninh mạng (SoC), hệ thống phòng chống mã độc tập trung, kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thành một Mạng lưới để chia sẻ, phối hợp, hỗ trợ giám sát, bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia;

+ Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo các quy định của pháp luật; tăng cường triển khai các hoạt động giám sát, bảo vệ, kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro và kiểm thử xâm nhập đối với các hệ thống thông tin.

- Lĩnh vực Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông:


+ Đầu tư xây dựng Trung tâm thử nghiệm và đánh giá công nghệ mới, tập trung vào công nghệ số, quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông; cổng thông tin quốc gia xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông; cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông;

+ Đầu tư hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ số trọng điểm: Các giải pháp, phần mềm nền tảng cho phát triển chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và các xu thế phát triển thông minh trong các ngành kinh tế và xã hội; Các nền tảng, hệ sinh thái nội dung số; các công cụ, dịch vụ tìm kiếm khai thác, quản lý nội dung số quan trọng; Các sản phẩm phần cứng và phần mềm quan trọng trong hạ tầng viễn thông, hạ tầng dữ liệu, có liên quan đến yếu tố đảm bảo an toàn thông tin; Các giải pháp, sản phẩm áp dụng công nghệ số có tính đột phá, tạo xu hướng phát triển sản phẩm và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Lĩnh vực Thông tin tuyên truyền: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị; phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho một số cơ quan truyền thông đa phương tiện nhằm xây dựng mô hình báo chí hội tụ đa phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại; xây dựng và vận hành hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về quản lý, giám sát không gian mạng; hỗ trợ hình thành nền tảng truyền thông xã hội trong nước; đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia và hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở Trung ương và địa phương; ưu tiên đầu tư và chú

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023