Khái Quát Về Thực Trạng Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Bắc Giang


độ trong những giai đoạn quan trọng của dòng đời của mỗi dự án đầu tư: quan tâm hỗ trợ vốn từ NSNN trong giai đoạn đầu triển khai dự án (bồi thường, giải phóng mặt bằng, chậm nộp tiền thuê đất, tăng thời gian được giảm thuế...) để dự án nhanh chóng được triển khai thực hiện; bên cạnh đó, vẫn đảm bảo giải ngân vốn kịp thời theo đúng kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho các dự án ĐTXDCB. Chú trọng tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ, từ quản lý tới kỹ thuật, phân công trách nhiệm và bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý nguồn vốn NSNN. Nguồn nhân lực của Bắc Ninh được xác định là một lợi thế so sánh quan trọng bậc nhất trong phát triển Tỉnh.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và phân bổ, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của một số địa phương, tỉnh Bắc Giang có thể học tập và đúc rút kinh nghiệm cho mình trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB, cụ thể:

Một là, chú trọng công tác lập và quy hoạch: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB cần được thẩm định, phê duyệt kịp thời, đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch cần có phương án dài hơi, gắn quy hoạch ngành, quy hoạch vùng trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Hai là, đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải: Việc phê duyệt và bố trí vốn cho dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư dự án, công trình thiết thực với đời sống nhân dân như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ba là, cải cách TTHC trong đầu tư xây dựng: UBND tỉnh chủ trì và các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp đề xuất, kiến nghị loại bỏ các TTHC không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng; các địa phương phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu là cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng.


Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư XDCB: Cần phải thực hiện công khai minh bạch, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí. Nội dung thông tin cần công khai gồm: Tên dự án và tên vị trí xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án; danh sách nhà thầu; thời gian khởi công, hoàn thành; địa chỉ, điện thoại liên hệ của các đơn vị tham gia dự án để nhân dân và các tổ chức biết và tham gia giám sát.

Năm là, nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng: UBND tỉnh cần chỉ đạo, đôn đốc tiến độ và tháo gỡ các vướng mắc, giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN; Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của quản lý vốn đầu tư XDCB; Nội dung và đặc điểm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp Tỉnh, cũng như tham khảo công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại một số địa phương trong nước.

Luận văn đã đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Đây là những căn cứ cho việc phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tỉnh Bắc Giang ở các chương sau.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019


2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC GIANG

2.1.1 Một số khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi được tái lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 1/1/1997, hiện nay có 9 huyện và 1 thành phố, với 230 xã phường thị trấn. Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Dân số toàn tỉnh 1.691 nghìn người, với mật độ 422 người/km2 nhưng phân bố không đều. Về lao động có 1.056 nghìn lao động, chiếm 62,44% dân số, lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 90,11%.Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).

http www bacgiang gov vn Biểu đồ 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Lợi 1

(http://www.bacgiang.gov.vn/)

Biểu đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Lợi thế của tỉnh là nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 50 km, tiếp giáp cửa khẩu Lạng Sơn và hành lang tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -


Hải Phòng - Quảng Ninh, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh trong khu vực và Trung Quốc là thị trường rộng lớn. Hệ thống thủy nông phát triển khá, đảm bảo 80% diện tích tưới tiêu chủ động. Điện lưới quốc gia đã đến 100% số xã. Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình 120,2mm, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Với diện tích tự nhiên là 384,9 ngàn ha, trong đó đất Nông nghiệp là 129,4 ngàn ha, đất Lâm nghiệp 140,4 ngàn ha, đất chuyên dùng 52,6 ngàn ha, đất ở 23,3 ngàn ha. Tiềm năng du lịch có hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, Đồng Cao - Khe Rỗ, Suối Mỡ tuy còn hoang sơ nhưng nếu được đầu tư thoả đáng sẽ là một lợi thế.

Các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Năm 2019, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu và tình hình bất ổn của kinh tế thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn đạt được những kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực chính: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 16,19%. Khu công nghiệp và xây dựng tăng trưởng vượt bậc, công nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và xây dựng tăng trưởng vượt bậc, công nghiệp phát triển nhanh cả về quy mô và giá trị, nên đã góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, du lịch tạo bước đột phá; Riêng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn ước đạt 95,71% so với cùng kỳ. Kết quả đạt được của các ngành, các lĩnh vực củ thể như sau:

Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2019 ước tăng 30,08% so với năm 2018, trong đó ngành khai thác mỏ ước tăng 12,52%; công nghiệp chế biến ước tăng 32,71%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt bằng 93,08% ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, nước thải ước tăng 19,69% so với cùng kỳ.


Nguyên nhân do các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sản phẩm điện tử có tỷ trọng lớn vẫn duy trì được sản xuất ổn định, tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, ngoài ra có nhiều doanh nghiệp được ưu đãi về thuế, cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động; các doanh nghiệp năm trước đi vào hoạt động, năm nay ổn định day chuyền sản xuất nên sản lượng sản phẩm tăng cao.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Năm 2019, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tương đối thuận lợi; tình hình sâu bệnh ít, công tác thủy lợi được quan tâm và đảm bảo cung cấp đủ nước gieo cấy và tưới cho cây trồng, nên năng suất hầu hết các cây trồng đều tăng, riêng cây vải do thời kỳ ra hoa, thụ phấn và tạo trùng với thời điểm thời tiết mưa nhiều xen kẽ với gió mùa Đông Bắc kéo dài, nên tỷ lệ đậu không cao, sản lượng chỉ đạt 76,3% so với năm 2018

Sản xuất lâm nghiệp thuận lợi do lượng mưa đều, lượng mưa đảm bảo ổn định cho việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Chất lượng rừng trồng tăng cao. Sản lượng gỗ khai thác được ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát nên đảm bảo độ che phủ cũng như tái sinh và độ tuổi gỗ khai thác. Sản lượng gỗ năm 2019 toàn tỉnh khai thác tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Sản xuất thủy sản: Tuy diện tích nuôi trồng giảm nhưng nhờ áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh - bán thâm canh cho năng suất cao, cũng như việc đưa giống cá có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh và điều kiện ấm thuận lợi, các đợt rét ngắn và lượng mưa đảm bảo đủ mặt nước nuôi trồng nên ngành thủy sản đạt kết quả tốt.

Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng

Năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 29.395,8 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 26.359,6 tỷ đồng, chiếm 89,6%; Dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.966 tỷ đồng, chiếm 6,7%; Du lịch lữ hành là 45,8 tỷ đồng, chiếm 0,2% và dịch vụ khác đạt 1.024,4 tỷ đồng, chiếm 3,5% trong tổng cơ cấu.


Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 26.359,6 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2018, trong đó một số nhóm hàng có tốc độ tăng cao: xăng dầu các loại tăng 17,8%; hàng may mặc tăng 16,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 17,8%... Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng.

Hoạt động du lịch khởi sắc: Số lượng khách trong nước và quốc tế đến tỉnh ngày càng đông. Năm 2019 tính đã đón 339.366 lượt khách du lịch, tăng 3,2% so với năm 2018.

Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp

Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của tỉnh Bắc Giang đạt 64,47 điểm (đây cũng là năm điểm số PCI cao nhất từ trước đến nay), tăng 1,46 điểm so với năm 2018; xếp hạng 40/63 tỉnh, thành (giảm 4 bậc so với năm 2018, đứng thứ 5/14 các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc), được xếp trong nhóm có chất lượng điều hành khá. Điều này phản ánh những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Bắc Giang tiếp tục nhận được những ghi nhận, đánh giá tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.

Một điểm đáng mừng về chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang năm 2019 là những chỉ số thành phần những năm trước đây có điểm số thấp thì năm nay đều có sự cải thiện như: Tiếp cận đất đai (tăng 0,12 điểm); Chi phí thời gian được cải thiện và tăng điểm đáng kể (tăng 1,31 điểm); Cạnh tranh không bình đẳng (tăng 0,50 điểm); Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,38 điểm). Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về chỉ số PCI năm 2019 của tỉnh Bắc Giang trong năm nay là sự tụt giảm điểm số của một số chỉ số thành phần (những chỉ số năm 2018 đạt điểm cao) như: Chi phí gia nhập thị trường (giảm 0,48 điểm); Tính minh bạch (giảm 0,62 điểm); Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (giảm 0,50 điểm); Thiết chế pháp lý (giảm 0,20 điểm)./.


Kết luận: Bắc Giang là một địa phương có diện tích tương đối rộng, vị trí kết nối các khu vực xung quanh với thủ đô Hà Nội. Tiềm năng phát triển của Bắc Giang là rất lớn tuy nhiên do diện tích rộng và phân hóa địa hình nên tốc độ phát triển của tỉnh còn chưa đồng đều. Các khu vực phát triển ấn tượng là các khu vực xung quanh Thành Phố Bắc Giang gần các tuyến đường quốc lộ với các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc. Ngược lại các huyện xa trung tâm như Sơn Động, Lục Nam…chưa có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, các tuyến đường liên huyện các công trình phục vụ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sản xuất nhờ vào nguồn vốn NSNN đã có những thay đổi tích cực trong nhưng năm gần đây nhưng vẫn cần phải có sự đầu tư quan tâm hơn nữa để phát huy hết được những tiềm năng vốn có ở các địa phương.

2.1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại tỉnh Bắc Giang

2.1.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

Về thu ngân sách: NSNN trên địa bàn tăng về quy mô và thay đổi về cơ cấu. Quy mô thu NSNN tăng từ 17.658,8 tỷ đồng năm 2015 lên 31.806,0 tỷ đồng năm 2019. Thu ngân sách trên địa bàn còn thấp nhưng tăng qua các năm từ 2 - 8,5%. Trong cơ cấu thu, tỷ trọng thu tiền sử dụng đất khá cao: năm 2015 đạt 1.131,1 tỷ đồng, chiếm 21,67%; năm 2019 đạt 6.470,7 tỷ, chiếm 59,43% tổng thu NSNN trên địa bàn (Bảng 2.1).

Nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành vượt dự toán được Trung ương và HĐND tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Các ngành, các cấp triển khai thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu của NSNN, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo pháp luật, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Đẩy mạnh thu hồi nợ đọng thuế của các tổ chức, cá nhân và các khoản phải truy thu theo kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan chức năng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022