- Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành;
- Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
1.2.2. Triển khai chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
a) Việc lập dự toán cho chi XDCB phải căn cứ vào những dự án xây dựng có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định về quản lý đầu tư và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính năm năm đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện.
b) Điều kiện để được cấp phát vốn cho đầu XDCB: có đầy đủ thủ tục về đầu tư XDCB; được ghi trong cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN; có quyết định thành lập ban quản lý dự án (trong trường hợp phải thành lập). Bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng và chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp vốn; đã tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 (trừ những dự án được phép chỉ định thầu); có khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành, đủ điều kiện được cấp phát, thanh toán hoặc được cấp phát vốn tạm thời.
c) Trình tự cấp phát vốn cho đầu tư XDCB: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, nghiên
cứu, xây dựng các chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư và xây dựng để ban hành hoặc theo thẩm quyền hoặc trình tự Thủ tướng Chính phủ ban hành. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch nhà nước xét duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho các Bộ, các ngành thuộc ngân sách trung ương và các địa phương về việc cấp phát vốn Kho bạc Nhà nước sẽ chuyển tiền theo kế hoạch để thực hiện việc cấp phát. Trên cơ sở kế hoạch cấp phát và các căn bản cần thiết (căn cứ cấp phát) chủ đầu tư sẽ nhận được vốn cấp phát thanh toán, hoặc vốn tạm ứng (nếu thuộc đối tượng cấp phát tạm ứng).
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 1
- Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 2
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Quản Lý Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Chi Đầu Tư Xdcb Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
- Thực Trạng Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
- Thực Trạng Giám Sát, Kiểm Tra Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Vì vậy, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB là một vấn đề sức quan trọng nhưng cũng rất nan giải và phức tạp. Nó đòi hỏi phải có quy định chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo cho quá trình đầu tư đạt hiệu quả tránh sự thất thoát, lãng phí trong quá trình chi và sử dụng vốn ngân sách.
1.2.3. Giám sát, kiểm tra chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
a) Theo dõi, kiểm tra chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
- Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
- Nội dung theo dõi, kiểm tra chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công; Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao chi đầu tư xây dựng cơ bản; Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong chi đầu tư xây dựng cơ bản; Tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản; Tình hình nợ đọng XDCB, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
- Đánh giá Chi đầu tư XDCB: Chi đầu tư XDCB trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch; Chi đầu tư XDCB hàng năm được đánh giá định kỳ hàng quý và hàng năm.
- Nội dung đánh giá Chi đầu tư XDCB bao gồm: Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tác động của Chi đầu tư
XDCB trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội; Tính khả thi của Chi đầu tư XDCB; Tình hình quản lý đầu tư công; Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chi đầu tư XDCB và các giải pháp xử lý.
b) Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án
- Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
- Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau: Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý; Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng; Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác; Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
c) Đánh giá chương trình, dự án chi đầu tư XDCB
- Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
- Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
- Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
- Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
1.3.1. Các yếu tố chủ quan
a) Mức độ áp dụng quy trình quản lý hiện đại trong quản lý chi đầu tư XDCB
Quy trình quản lý chi đầu tư XDCB bao gồm từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư và kiểm tra, giám sát thực hiện vốn đầu tư. Các quy định đối với mỗi khâu trong chu trình quản lý.
Một quy trình quản lý hiện đại có khả năng gắn kết tất cả các khâu trong quy trình, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong từng khâu của quy trình quản lý, tránh được hiện tượng câu kết lợi ích, “lợi ích nhóm” trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Đồng thời, quy trình quản lý hiện đại sẽ cho phép áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảm thời gian, tinh giản bộ máy và tiết kiệm chi phí quản lý.
Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho quản lý chi vốn đầu tư được nhanh chóng và hiện quả hơn. Hệ thống quản lý hiện đại với phầm mềm được thiết kế những công cụ trợ giúp, các hệ thống biểu mẫu phân tích sẽ góp phần đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu đầu tư và hoạch định chính sách cho các cơ quan lập và phê duyệt kế hoạch vốn hàng năm của dự án. Ngoài ra, hệ thống sẽ giúp giảm tải việc nhập liệu của các cơ quan, trao đổi thông tin kịp thời trong suốt quá trình từ phân bổ vốn đến kế hoạch vốn và thanh toán, quyết toán vốn. Việc áp dụng phần mềm quản lý hiện đại vì thế sẽ giúp các cơ quan quản lý huy động, phân bổ và thanh, quyết toán vốn đầu tư được dễ dàng, đầy đủ hơn. Nhờ đó các cơ quan quản lý có thể theo dõi, phát hiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện đầu tư vốn cho các công trình XDCB.
b) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý. Muốn hoạt động quản lý có hiệu quả thì trước hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực hoạt động. Dưới góc độ quản lý cấp Bộ, bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB chính là các chủ thể của quản lý vốn đầu tư XDCB tại Bộ, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao.
Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy đồng bộ, có đủ các cơ quan chức năng để thực hiện quản lý tất cả các khâu trong hoạt động liên quan tới vốn đầu tư trong phát triển ngành Thông tin và Truyền thông. Các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy quản lý thiếu hụt, không bao quát hết các khâu của quá trình quản lý hoặc bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ hoặc trùng lặp trong quản lý của các cơ quan này sẽ không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
Với bộ máy quản lý, vấn đề cốt lõi là công tác cán bộ. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Với bộ máy quản lý vốn đầu tư, các tiêu chuẩn này lại càng quan trọng. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý ở tất cả các nội dung như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát vốn đầu tư... Ở cương vị quản lý, nhất là quản lý vốn thì phẩm chất đạo đức tốt, trong sạch sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tránh xa được các vi phạm, tiêu cực của bản thân cũng như phát hiện và xử lý tiêu cực được nhanh chóng, chính xác hơn. Công tác đầu tư XDCB sẽ tránh được hiện tượng tham nhũng, gây thất thoát vốn, làm giảm chất lượng và hiệu quả
của công trình. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu như trên, công tác quản lý sẽ đạt được kết quả cao. Chính vì thế, cần chú trọng quan tâm tổ chức bộ máy để giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư trong XDCB được thuận lợi và có hiệu quả.
c) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu công
Chiến lược, quy hoạch là căn cứ để phân bổ vốn đầu tư hàng năm, như nhu cầu về vốn, nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn... được xây dựng và phê duyệt. Do đó, chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch vốn đầu tư trong giai đoạn năm 2021
- 2025.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông được nghiên cứu thấu đáo, có tầm nhìn xa, được xây dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch vốn được thuận lợi, việc sử dụng vốn đầu tư cho các công trình đem lại kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngược lại, nếu công tác quy hoạch manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tầm nhìn xa sẽ dẫn đến tình trạng các công trình của ngành ít giá trị hoặc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng, thậm chí ảnh hưởng đến các công trình khác. Điều này sẽ gây thất thoát, lãng phí khi sử dụng vốn đầu tư vào các công trình, làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB.
1.3.2. Các yếu tố khách quan
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, pháp luật liên quan đến đầu tư XDCB còn nhiều bất cập và liên quan đến nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật NSNN, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai… ảnh hưởng đến các vấn đề về thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, bồi thường giải phóng mặt bằng… Theo quy định tại Luật Đầu tư công, để được bố trí vốn trong Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn, các dự án phải được phê duyệt chủ trương đầu tư. Điều kiện để trình phê duyệt chủ trương bao gồm nhiều thủ tục làm kéo dài thời gian phê duyệt.
Một số dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản nhưng thuộc phạm vi quy hoạch của di tích quốc gia vẫn phải thực hiện các thủ tục về đầu tư phức tạp, phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, hay như một số dự án mua tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin có cấu phần xây dựng nhưng tỷ lệ rất nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công, dự án này vẫn được phân loại dự án có cấu phần xây dựng (phải lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng). Điều này làm cho quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án kéo dài, ảnh hưởng tới hiệu quả dự án nói chung và hiệu quả đầu tư công nói riêng.
Trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư có nhiều vướng mắc. Trong đó, khâu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng. Luật Đầu tư công quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi đó thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là điều kiện bắt buộc để quyết định chủ trương đầu tư dự án đã tạo ra vòng luẩn quẩn.
Về cơ quan chủ trì thẩm định trình cấp có thẩm quyết quyết định đầu tư, Luật Xây dựng quy định, đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định dự án đầu tư và xây dựng để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trong khi đó, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn quy định, cơ quan kế hoạch chi đầu tư là người chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để trình người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư. Quy trình quản lý vốn đầu tư bị tách rời ở nhiều khâu do nhiều cơ quan đảm nhiệm như: Lập kế hoạch và phân bổ vốn do cơ quan kế hoạch và đầu tư thực hiện, còn tổng hợp kết quả thực hiện, quyết toán thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính.
Bên cạnh đó, bất cập do công tác giao vốn, việc lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công mới chỉ dựa vào tổng mức đầu tư của dự án, chưa dựa vào kế
hoạch sử dụng vốn của một dự án. Nếu phân theo năm thì các địa phương rất khó thực hiện.
Hiện nay, Luật Đầu tư công mới đã tách phần chuẩn bị đầu tư ra một gói vốn riêng nhưng chưa tách phần giải phóng mặt bằng. Điều này khiến cho công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án gặp khó khăn về vốn dẫn đến việc chậm tiến độ giải ngân của hàng loạt dự án lớn hiện nay.
Mặt khác, nguyên tắc cấp phát vốn cho đầu tư XDCB chưa được xây dựng chi tiết trong từng giai đoạn đầu tư; Việc bố trí phân bổ vốn còn nhiều bất cập do còn thiếu các nguyên tắc, tiêu chí cụ thể. Đồng thời, hiện nay công tác kiểm tra việc phân bổ vốn cũng chưa được chú trọng.
1.4. Bài học kinh nghiệm về chi đầu tư xây dựng cơ bản tại các Bộ ngành, địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm của một số Bộ ngành
Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.Với vị trí và chức năng nhiệm vụ có nét tương đồng, nhưng thực tế triển khai chi về đầu tư xây dựng cơ bản khác với Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:
Lập kế hoạch kế hoạch xây dựng các công trình văn hóa và thể thao luôn gắn với định hướng phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 -2020 tầm nhìn đến năm 2045, các sự kiện thể thao mang tầm cỡ khu vực như tham dự SEA Games 31, ASEAN Para Games 11 tại Việt Nam để hoàn thành được nhiệm vụ Chính phủ giao
Luôn luôn chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả đầu tư cao cả về thúc đẩy phát ngành Văn hóa, Thể