Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Quản Lý Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước


+ Phương pháp so sánh: Căn cứ vào tình hình thực hiện chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN hàng năm, ta so sánh với dự toán đã được duyệt. Để tiến hành so sánh ta tính tỷ lệ phần trăm thực hiện so với dự toán.

+ Phương pháp tỷ lệ: Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá cơ cấu chi đầu tư XDCB theo từng mục đích, đối tượng, địa bàn,… Đồng thời, đánh giá được mức độ chi đầu tư XDCB trong tổng chi nguồn vốn NSNN, việc phân bổ chi như vậy đã hợp lý chưa, từ đó có cơ sở để đưa ra giải pháp quản lý hướng tới cơ cấu chi nguồn vốn NSNN hợp lý hơn trong đầu tư XDCB.

+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và các phần phụ, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Chương 2: Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin và Truyền thông thời gian tới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THƯC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 3

1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB

Khái niệm đầu tư: Khoản đầu tư là một tài sản hoặc vật phẩm có được với mục tiêu tạo ra thu nhập hoặc tăng giá trị. Theo nghĩa kinh tế, đầu tư là việc mua hàng hóa không được tiêu dùng ngày hôm nay nhưng được sử dụng trong tương lai để tạo ra của cải. Trong tài chính, một khoản đầu tư là một tài sản tiền tệ được mua với ý tưởng rằng tài sản đó sẽ mang lại thu nhập trong tương lai hoặc sau này sẽ được bán với giá cao hơn để thu lợi nhuận.1

Đầu tư hiểu theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”, cụ thể:

- Là quá trình bỏ vốn nhằm tạo ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng (Xây dựng);

- Là quá trình sử dụng vốn hoặc các nguồn lực khác nhằm đạt được mục tiêu nào đó;

- Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện KTXH nhất định.

Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền KTXH những kết quả trong tương lai.



1 Nguồn trích dẫn tại https://www.ilearnlot.com/what-is-the-concept-of-investment/54638/


1.1.2. Khái niệm chi đầu tư XDCB

TheoĐiều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý chi đầu tư XDCB

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế.

1.1.4. Khái niệm NSNN và nguồn vốn NSNN

Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hiểu là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách cấp địa phương tới ngân sách cấp trung ương bao gồm các đối tượng sau: Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao;các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, nhận viên trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.

1.1.5. Khái niệm quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Vốn của ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của luật ngân sách Nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:


- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển;

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

- Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).

Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà nước đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. Chi đầu tư XDCB là một khoản chi trong chi đầu tư phát triển và hiện nay chi đầu tư phát triển theo thống kê cân đối tài chính Quốc gia của Việt Nam năm 2018 chiếm khoảng 25,8% tổng chi NSNN2. Hiện nay quan điểm của Đảng ta là không sử dụng tiền đi vay cho tiêu dùng mà chỉ dùng vào mục đích đầu tư phát triển và phải

có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trước khi đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ nhằm đảm bảo mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao.

1.2. Nội dung quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng



2 Nguồn trích dẫn tại https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/co-cau-chi-ngan-sach-nha-nuoc-va-nhung-van- de-dat-ra-trong-phat-trien-kinh-te-nhanh-ben-vung-302544.html


trưởng kinh tế. Nguồn vốn này cần được quản lý chặt chẽ, hiệu quả từ khâu cấp phát vốn đến khâu sử dụng và quyết toán.

1.2.1. Lập kế hoạch chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

a) Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Phân loại Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo thời hạn kế hoạch bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; Chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để triển khai thực hiện Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và cân đối vốn đầu tư công hàng năm; Phân loại Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo cấp quản lý bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản của quốc gia; Chi đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, cơ quan trung ương; Chi đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp chính quyền địa phương.

- Phân loại Chi đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn đầu tư bao gồm: Kế hoạch chi đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Kế hoạch chi đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Kế hoạch chi đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

b) Căn cứ lập Kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn và hàng

năm

- Căn cứ lập kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn bao gồm:

Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và


Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn trước; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước; Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Căn cứ lập Chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm bao gồm: Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện Chi đầu tư xây dựng cơ bản năm trước; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn; Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.

c) Nguyên tắc lập chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn và hàng năm

- Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm;

- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công;


- Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng;

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm phải phù hợp với Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn đã được phê duyệt.

d) Nội dung báo cáo chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Tình hình triển khai và kết quả thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn giai đoạn trước;

- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực trong trung hạn. Việc phân loại theo ngành, lĩnh vực được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành;

- Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng số vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;

- Tổng mức vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách từng địa phương; tổng mức vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng ngành, lĩnh


vực, dự kiến mức phân bổ cho từng Bộ, cơ quan trung ương và mức vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối với báo cáo trình Quốc hội. Tổng mức vốn của từng cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng nguồn ngân sách địa phương chi tiết theo từng ngành, lĩnh vực và mức vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới đối với báo cáo trình Hội đồng nhân dân các cấp;

- Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn;

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;

- Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

e) Nội dung báo cáo chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Tình hình thực hiện Chi đầu tư xây dựng cơ bản năm trước;

- Định hướng đầu tư công trong năm kế hoạch;

- Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch;

- Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hàng năm;

- Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.

f) Nguyên tắc bố trí vốn Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn và hàng năm cho chương trình, dự án

- Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023