thao và Du lịch. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình xây dựng phải được Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát của các cơ quan chức năng, đảm bảo công khai, minh bạch. Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được các nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân vào đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất của ngành.
Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV).
VOV là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
Lập kế hoạch chi đầu tư chi XDCB của đài VOV đều gắn với định hướng tuyên truyền của Ban bí thư, Ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo, quy hoạch báo chí để tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; Kênh VOV Giao thông (VOVGT)… cùng các cơ quan thường trú trong nước, nước ngoài, trung tâm quảng cáo và các trung tâm nghiên cứu, kỹ thuật.
Chi đầu tư XDCB tại đài VOV được triển khai khá bài bản đúng quy trình từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đến công tác giải ngân vốn đầu tư được Chính phủ đánh giá cơ quan hoàn thành tốt việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đài VOV.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho chi đầu tư XDCB tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Từ những cách thức hoạt động, biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các Bộ ngành, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, về công tác quy hoạch: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB cần được thẩm định, phê duyệt kịp thời, đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch cần có phương án dài hơi, gắn quy hoạch ngành, quy hoạch chiến lược trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông - 2
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Quản Lý Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Giám Sát, Kiểm Tra Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn
- Thực Trạng Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
- Thực Trạng Giám Sát, Kiểm Tra Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Tại Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
- Định Hướng Phát Triển Và Phân Bổ Chi Đầu Tư Xdcb Từ Nguồn Vốn Nsnn Của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Thứ hai, về đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải: Việc phê duyệt và bố trí vốn cho dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm; các dự án có quy mô lớn sẽ đầu tư tập trung tại các công trình dùng chung hạ tầng của Bộ như các Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện và Tòa nhà Cục viễn thông; Các dự án có quy mô nhỏ từ nhóm C sẽ giao cho các đơn vị đầu tư; ưu tiên đầu tư dự án, công trình phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng…
Thứ ba, thực hiên công khai, minh bạch về đầu tư XDCB: Cần phải thực hiện công khai minh bạch, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí. Nội dung thông tin cần công khai gồm: Tên dự án và tên vị trí xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án; danh sách nhà thầu; thời gian khởi công, hoàn thành; địa chỉ, điện thoại liên hệ của các đơn vị tham gia dự án để nhân dân và các tổ chức biết và tham gia giám sát.
Thứ tư, nâng cao công tác đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các chủ đầu tư: Tập huấn chuyên môn phổ biến các chính sách văn bản mới liên quan đến quản lý xây dựng, định mức đơn giá, chế độ chính sách về tài chính thông qua các hình thức như mở lớp hoặc là học trực tuyến.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
2.1. Tổng quan về Bộ Thông tin và Truyền thông
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử ngành Thông tin Truyền thông Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền với sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin. Lịch sử ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam lại bước sang một trang mới. Việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền Thông thể hiện tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.
Các lĩnh vực bưu chính, viễn thông - Internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản đã tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bước phát triển tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội đang ngày càng phổ biến, những lợi ích đem lại cho xã hội ngày càng lớn. Hoạt động báo chí, xuất bản và phát hành đã có bước chuyển mới theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước.
Với vai trò là người dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chiến lược và định hướng chính sách phát triển với tầm nhìn: Ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn mới với hai sứ mệnh: Tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội và khát vọng dân tộc; Thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ số vào mọi lĩnh vực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, thành nước phát triển.
Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Bưu điện, ngành Thông tin và Truyền thông qua các thời kỳ; với truyền thống “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và phương châm hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó góp phần cùng cả nước sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
- Về cơ cấu tổ chức theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông tính đến tháng 12/2019, cả nước có:
+ 849 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó cơ quan báo in: 185 (Trung ương 86, địa phương 99); tạp chí in: 664 (Trung ương 530, địa phương 134); 196 báo điện tử và tạp chí điện tử;
+ 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài Trung ương, đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và 64 đài địa phương;
-+ 60 nhà xuất bản, trong đó trung ương là 49, địa phương là 11; số doanh nghiệp và cơ sở in khoảng 1.500 cơ sở; tổng số cơ sở phát hành trên toàn quốc khoảng: 13.700;
-+ 296 doanh nghiệp được cấp giấy phép đang cung cấp dịch vụ bưu chính;
+ 77 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và 52 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đang hoạt động.
- Vềvị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
+ Vị trí và chức năng: Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
(1) Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(2) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia chương trình, đề án về cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
(4) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
(5) Về báo chí (bao gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn).
(6) Về xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành).
(7) Về thông tin đối ngoại.
(8) Về quảng cáo.
(9) Về thông tin điện tử.
(10) Về bưu chính.
(11) Về viễn thông.
(12) Về tần số vô tuyến điện.
(13) Về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử;
(14) Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử;
(15) Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng bưu chính, viễn thông dùng riêng, các hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
(16) Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình đã mã hóa, xuất bản phẩm, tem bưu chính, sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; đối với các phát minh, sáng chế thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
(16) Tổ chức các giải thưởng và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
(17) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động thông tin và truyền thông vi phạm pháp luật;
(18) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đề nghị công bố tiêu chuẩn quốc gia trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của bộ; tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp với các nước; quy định về quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ;
(19) Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật:
(20) Quyết định các biện pháp huy động các mạng và dịch vụ, các phương tiện, thiết bị thông tin và truyền thông phục vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, thiên tai, địch họa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(21) Quản lý và triển khai các chương trình, đề án, dự án đầu tư trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; xây dựng và ban hành các định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí và các định mức chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý của bộ; tổ chức thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước và quản lý công tác thống kê chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
(22) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán chi sự nghiệp thông tin (báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý tài sản được giao; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước, các nguồn vốn, quỹ theo quy định của pháp luật;
(23) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
(24) Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ;
(25) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của bộ;
(26) Quyết định và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;
(27) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ; thực hiện dự báo nhu cầu và quy hoạch phát triển nhân lực thông tin và truyền thông;
(28) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
(29) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
- Cơ cấu tổ chức của bộ (bao gồm 28 đơn vị): Vụ Bưu chính, Vụ Công
nghệ thông tin, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục Thông tin cơ sở, Cục Thông tin đối ngoại, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Tin học hóa, Cục An toàn thông tin, Cục Bưu điện Trung ương, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin, Báo Bưu điện Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, Tạp chí Thông tin và Truyền