Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Huyện Phú Lương

Bảng 2.7: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương (Kết quả khảo sát cụ thể ở các phụ lục III, IV, V)


TT

Nội dung của kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

CBQL

GV

X

Thứ

hạng

X

Thứ

hạng

1

Mục tiêu bồi dưỡng

4.10

5

4.10

1

2

Thể hiện rõ các năng lực dạy học giáo viên cần

bồi dưỡng

4.00

6

3.93

6

3

Các hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ triển khai

4.35

2

3.99

4

4

Chế độ chính sách đối với giáo viên tham gia

bồi dưỡng

4.35

2

3.90

8

5

Các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng

bồi dưỡng

3.78

8

4.08

2

6

Sản phẩm cần đạt được sau hoạt động bồi dưỡng

4.00

6

4.04

3

7

Các nguồn lực cần huy động phục vụ bồi dưỡng

3.53

9

3.92

7

8

Thời gian và địa điểm bồi dưỡng

4.48

1

3.90

8

9

Những yêu cầu đối với báo cáo viên và học

viên tham gia bồi dưỡng

4.35

2

3.99

4


Trung bình

4.10


3.98


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

Nội dung của kế hoạch bồi dưỡng và công khai kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GDĐT được CBQL đánh giá cao ở các nội dung sau: Thời gian và địa điểm bồi dưỡng có 100% đánh giá từ mức tốt trở lên, giá trị trung bình của CBQL X = 4,48- mức tốt (xếp thứ 1). Các hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ triển khai có 85% đánh giá từ mức tốt trở lên, giá trị trung bình của CBQL X = 4,35 (xếp thứ 2); Những yêu cầu đối với báo cáo viên và học viên tham gia bồi dưỡng có 71,1% đánh giá từ mức tốt trở lên, giá trị trung bình của CBQL X = 4,35 (xếp thứ 2); Chế độ chính sách đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng có 85% đánh giá từ mức tốt trở lên, Chế độ chính sách đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng, giá trị trung bình của CBQL X =

4,35 (xếp thứ 2); Mục tiêu bồi dưỡng có 87,5% đánh giá từ mức tốt trở lên, giá trị trung bình của CBQL X = 4,10 (xếp thứ 5. Những nội dung của kế hoạch bồi dưỡng này được đánh giá ở mức cao hơn là phù hợp vì đây là những nội dung được công khai trong kế hoạch bồi dưỡng, công văn chỉ đạo của Phòng GDĐT gửi các nhà trường hàng năm hoặc vào các đợt tố chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Những nội dung khác chưa được CBQL, giáo viên đánh giá đánh giá cao về công khai kế hoạch bồi dưỡng: Thể hiện rõ các năng lực dạy học giáo viên cần bồi dưỡng, giá trị trung bình của giáo viên X = 3,93, CBQL X = 4,00; Các nguồn lực cần huy động phục vụ bồi dưỡng, giá trị trung bình của giáo viên X = 3,92, CBQL X = 3,53. Đây là những nội dung được giáo viên, CBQL đánh giá về mức độ thực hiện thấp hơn cũng là phù hợp vì có những kế hoạch bồi dưỡng do điều kiện về nguồn lực, do chế độ hội nghị quy định. Bên cạnh đó công tác báo cáo viên còn hạn chế, chưa mời được nhiều các báo cáo viên, chuyên gia giỏi để trực tiếp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên, chưa huy động được các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng giáo viên. Đây là những hạn chế trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phú Lương.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương

Tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 8 phụ lục I và phụ lục II để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của Phòng GDĐT, kết quả thu được như sau:

Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy:

Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của Phòng GDĐT có các nội dung được giáo viên, CBQL đánh giá thực hiện tốt nhất như sau:

Thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng được CBQL đánh giá có điểm trung bình là

4.45 điểm và GV đánh giá điểm trung bình là 4.09 điểm xếp thứ nhất.

Nội dung phân công, phân nhiệm trong triển khai bồi dưỡng cho từng thành viên tham gia được CBQL đánh giá có điểm trung bình là 4.28 điểm-mức tốt và GV đánh giá điểm trung bình là 4.05 điểm-mức tốt, xếp thứ hai.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình‌

giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương (kết quả khảo sát phụ lục III, IV, V)



TT

Các nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

CBQL

GV


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng

1

Thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng

4.45

1

4.09

1

2

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học

của giáo viên

3.45

6

3.76

5

3

Huy động chuyên gia xây dựng nội dung,

chương trình bồi dưỡng

3.68

5

3.78

4

4

Xây dựng mạng lưới báo cáo viên và biên soạn

tài liệu bồi dưỡng

3.38

7

3.38

7

5

Phân công, phân nhiệm trong triển khai bồi

dưỡng cho từng thành viên tham gia

4.28

2

4.05

2

6

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để

triển khai bồi dưỡng

3.98

4

3.90

3

7

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho báo cáo viên

tham gia bồi dưỡng

4.00

3

3.69

8

8

Huy động nguồn lực thực hiện chế độ chính sách

cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng

3.33

8

3.21

9

9

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động

bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng

3.38

7

3.31

8


Trung bình





Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để triển khai bồi dưỡng được CBQL đánh giá có điểm trung bình là 3.98 điểm - mức trung bình và GV đánh giá điểm trung bình là 3.90 điểm- mức trung bình, xếp thứ 4 và thứ 3. Như vậy giữa hai lực lượng đánh giá là CBQL và GV có điểm tương đồng, chênh lệch 0,8 điểm.

Các nội dung thuộc công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng được đánh giá mới mức điểm trung bình bao gồm các nội dung sau đây:

Xây dựng mạng lưới báo cáo viên và biên soạn tài liệu bồi dưỡng được CBQL đánh giá có điểm trung bình là 3.38 điểm (mức trung bình) và GV đánh giá điểm trung bình là 3.38 điểm (mức trung bình) xếp thứ 7. Như vậy giữa hai lực lượng đánh giá là CBQL và GV có điểm tương đồng 3,38 điểm.

Huy động nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng được CBQL đánh giá có điểm trung bình là 3.33 điểm - mức trung bình và GV đánh giá điểm trung bình là 3.21 điểm - mức trung bình xếp thứ 8 và thứ 9. Ở nội dung này CBQL đánh giá cao hơn 0,12 điểm.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng được CBQL đánh giá có điểm trung bình là 3.38 điểm (mức trung bình) và GV đánh giá điểm trung bình là 3.31 điểm (mức trung bình) xếp thứ 7 và thứ 8. CBQL đánh giá cao hơn 0,8 điểm.

Trao đổi với Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Đu Phú Lương, đồng chí cho biết đội ngũ giáo viên cốt cán tiểu học đã được thành lập tuy nhiên về cơ chế chính sách bồi dưỡng và tạo động lực cho giáo viên cốt cán phát huy vai trò của mình thì chưa rõ ràng và chưa có tác dụng tạo động lực cho giáo viên tạo sức ảnh hưởng trong cộng đồng giáo viên.

Việc huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thực hiện tuy nhiên còn mang nặng tính hành chính.

Nhận xét đánh giá chung: Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã được thực hiện tuy nhiên chưa đồng bộ; Một số nội dung được thực hiện ở mức tốt, mức khá, tuy nhiên còn một số nội dung thuộc công tác tổ chức còn ở mức trung bình đó là: Xây dựng mạng lưới báo cáo viên và biên soạn tài liệu bồi dưỡng; Huy động nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng; Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng. Đây là cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ở chương 3.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương

Tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 9 phụ lục I và phụ lục II để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học về thực trạng các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, kết quả thu được ở bảng 2.9.

Nhìn vào kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung thực hiện, từ kết quả thống kê cho thấy các nội dung sau đây được thực hiện ở mức khá và tốt đó là:

Bảng 2.9: Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương (kết quả khảo sát phụ lục III, IV, V)


TT

Các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

CBQL

GV


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng

1

Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi

dưỡng chất lượng, hiệu quả, thiết thực

4.05

1

4.01

1

2

Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách

nhiệm cho báo cáo viên

3.95

2

3.87

2

3

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức,

phương pháp bồi dưỡng

3.42

4

3.59

3

4

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm

vụ bồi dưỡng

3.32

8

3.38

5

5

Chỉ đạo kiểm tra, giám sát về tinh thần ý thức

thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên

3.35

7

3.39

4

6

Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng

3.65

3

3.36

6

7

Chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách cho

giáo viên tham gia bồi dưỡng

3.38

5

3.39

4

8

Chỉ đạo huy động các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

3.37

6

3.35

7

Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng chất lượng, hiệu quả, thiết thực được CBQL đánh giá với điểm trung bình là 4.05 (mức khá) - xếp thứ nhất. Giáo viên đánh giá với điểm trung bình là 4.01 (mức khá)- xếp thứ nhất. Điểm nội dung này có sự tương đồng về đánh giá giữa CBQL và GV chỉ chênh lệch 0,4 điểm.

Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cho báo cáo viên được CBQL đánh giá với điểm trung bình là 3.95 (mức khá) và giáo viên đánh giá với điểm trung bình là 3.87(mức khá) điểm nội dung này có sự đánh giá chện lệch giữa CBQL và GV là 0,8 điểm song đều xếp thứ 2.

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương pháp bồi dưỡng được CBQL đánh giá với điểm trung bình là 3.42 (mức khá) - xếp thứ 4 và giáo viên đánh giá với điểm trung bình là 3.59 (mức khá)- xếp thứ 3. Như vậy ở nội dung này có sự chênh lệch về đánh giá giữa CBQL và GV. Tuy nhiên khi trao đổi với giáo viên N và một số giáo

viên trường Tiểu học thị trấn Giang Tiên, trường Tiểu học Phấn Mễ I; tiểu học Vô Tranh vv...tác giả được biết hoạt động bồi dưỡng chủ yếu tập trung ở các hình thức như bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng trực tiếp,bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng thông quan Hội thảo chuyên đề và tự bồi dưỡng qua nghiên cứu bài học của giáo viên ở tổ chuyên môn đã được triển khai nhưng chưa được đẩy mạnh còn mang tính hình thức, phong trào, chưa gắn với nội dung yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học 2018.

Các nội dung chỉ đạo được CBQL và GV đánh giá chỉ đạt mức trung bình đó là các nội dung sau đây:

Chỉ đạo kiểm tra, giám sát về tinh thần ý thức thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên.

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng

Chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng Chỉ đạo huy động các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

Trao đổi với giáo viên H trường tiểu học Giang Tiên chúng tôi được giáo viên cho biết về hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chưa được tốt; các chính sách hỗ trợ cho giáo viên chưa thực sự thỏa đáng; việc huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chưa tốt.

Nhận xét chung: Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đã được triển khai thực hiện bước đầu tương đối tốt, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số nội dung như: chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng; đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng; nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân báo cáo viên trong thực hiện hoạt động bồi dưỡng; Các nội dung khác như: Chỉ đạo kiểm tra, giám sát về tinh thần ý thức thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên; chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng; chỉ đạo huy động các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chưa được thực hiện tốt.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương

Sử dụng câu hỏi số 10 phần phục lục I và phụ lực II, Tác giả luận văn khảo sát trên 40 cán bộ quản lý, 135 giáo viên tiểu học về thực trạng nội dung, các biện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, kết quả thu được ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học

cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở huyện Phú Lương (kết quả khảo sát cụ thể các phụ lục III, IV, V)


TT

Nội dung đánh giá thực hiện KH bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

CBQL

GV


X

Thứ hạng


X

Thứ hạng

1

Kiểm tra công tác lập kế hoạch bồi dưỡng

3.88

4

3.79

4

2

Kiểm tra công tác tổ chức triển khai thực hiện

hoạt động bồi dưỡng

3.35

5

3.39

5

3

Kiểm tra nền nếp và công tác chỉ đạo hoạt động

bồi dưỡng

3.95

2

3.87

3

4

Kiểm tra về mức độ thực hiện tiến trình bồi

dưỡng theo kế hoạch đã xây dựng

3.35

5

3.39

5

5

Kiểm tra mức độ, chất lượng thực hiện nội

dung, chương trình bồi dưỡng

3.05

8

3.17

8

6

Kiểm tra hiệu quả thực hiện phương pháp, hình

thức tổ chức bồi dưỡng đã xây dựng

3.25

7

3.22

7

7

Kiểm tra về kết quả bồi dưỡng đạt được so với

dự kiến trong kế hoạch đề ra

3.30

6

3.37

6

8

Kiểm tra về mức độ hài lòng của giáo viên về

hoạt động bồi dưỡng

3.93

3

3.89

2

9

Kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng của

Trưởng phòng và cán bộ được giao phụ trách

4.35

1

3.92

1


Từ kết quả thống kê ở bảng 2.10, tác giả luận văn nhận thấy công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới của huyện Phú Lương đã được thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa đồng bộ ở các nội dung. Một số nội dung được thực hiện ở mức độ tốt và khá đó là:

Kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng của Trưởng phòng và cán bộ được giao phụ trách được giáo viên đánh giá với điểm trung bình trung là 3.92 (mức khá) còn cán bộ quản lý đánh giá với điểm trung bình trung là 4.35 (mức tốt) xếp thứ 1 ở cả hai lực lượng đánh giá.

Kiểm tra về mức độ hài lòng của giáo viên về hoạt động bồi dưỡng được giao phụ trách được giáo viên đánh giá với điểm trung bình trung là 3.89 (mức khá) xếp thứ 2 còn cán bộ quản lý đánh giá với điểm trung bình trung là 3.93 (mức khá) xếp thứ 3.

Kiểm tra nền nếp và công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng được giao phụ trách được giáo viên đánh giá với điểm trung bình trung là 3.87 (mức khá) xếp thứ 3 còn cán bộ quản lý đánh giá với điểm trung bình trung là 3.95 (mức khá) xếp thứ 2.

Kiểm tra công tác lập kế hoạch bồi dưỡng được giáo viên đánh giá với điểm trung bình trung là 3.79 (mức khá) còn cán bộ quản lý đánh giá với điểm trung bình trung là 3.88 (mức khá) cả hai lực lượng được đánh giá xếp loại tương đồng trong cá nội dung đánh giá xếp thứ 4.

Các nội dung còn lại được đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình gồm các nội dung sau đây:

Kiểm tra công tác tổ chức triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng

Kiểm tra về mức độ thực hiện tiến trình bồi dưỡng theo kế hoạch đã xây dựng Kiểm tra mức độ, chất lượng thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng Kiểm tra hiệu quả thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng đã

xây dựng.

Kiểm tra về kết quả bồi dưỡng đạt được so với dự kiến trong kế hoạch đề ra.

Trao đổi với giáo viên H ở trường tiểu học Vô Tranh chúng tôi được giáo viên cho biết khi tham gia bồi dưỡng tại thời điểm kết thúc, ban tổ chức thường phát phiếu xin ý kiến giáo viên về mức độ hài lòng của nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với mỗi giáo viên như thế nào thì chưa được quan tâm; giáo viên có đem nội dung bồi dưỡng để tập huấn lại hay hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hay ít chưa có kiểm chứng.

Nghiên cứu hồ sơ quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phú Lương cho thấy Trưởng phòng đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra, rà soát triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên; công tác tổ chức, chỉ đạo được kiểm tra thường xuyên, đôn đốc nhắc nhở qua các cuộc họp.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí