tổng thể. Các dự án đồ sộ nhiều khi không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinh phí, nếu thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ, bất bình. Các dự án nhỏ sẽ dễ thành công, tạo ra sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn.
iii) Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng
Chìa khóa của sự thành công trong quản lý chất lượng tổng thể là tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong môi trường với nhau và với xã hội.
Trong hệ thống tổ chức của nhà trường vai trò của các cán bộ quản lý cấp trường là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên, học viên, chứ không phải chỉ là lãnh đạo, kiểm tra họ. Trong quản lý chất lượng tổng thể mô hình cấp bậc trong hệ thống tổ chức quản lý nhà trường phải là mô hình đảo ngược.
Kết luận: Qua việc nghiên cứu về các mô hình về ĐBCL, thực tiễn cũng đã đã chứng minh rằng việc vận dụng các mô hình quản lí chất lượng đó vào quản lí quá trình đào tạo nghề CNTT ở các cơ sở đào tạo nghề chưa phát huy được hiệu quả, còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính vì vậy cần phải cải biến, vận dụng các mô hình một cách linh hoạt vào thực tế để đạt dược chuẩn đầu ra trong đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ.
1.4. Nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ
Qua nghiên cứu các mô hình về ĐBCL ở trên cho ta thấy các mô hình này đa phần đều có các nội dung về đầu vào, QTĐT, đầu ra. Nhưng việc sắp xếp và cấu trúc các thành tố của 3 nội dung đó có khác nhau. Chính vì vậy, trên cơ sở đặc thù của nghề CNTT và qua nghiên cứu về các mô hình ĐBCL đặc biệt là mô hình CIPO tác giả đã xác định việc quản lí QTĐT nghề có 03 nội dung là: quản lí đầu vào, quản lí quá trình đào tạo, quản lí đầu ra.
1.4.1. Đầu vào
1.4.1.1. Công tác tuyển sinh
Yêu cầu:
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tham Chiếu Quản Lí Qtđt Nghề Tiếp Cận Đbcl Giữa Öc Và Vi T Nam
- Chất Lượng Và Đảm Bảo Chất Lượng
- Mô Hình Các Yếu Tố Tổ Chức (Organizational Elements Model) - Seameo
- Quản Lí Cơ Sở Vật Chất, Đường Truyền (Mạng Lan, Mạng Internet)
- Thực Hiện Hoạt Động Kiểm Soát Sản Phẩm Không Phù Hợp Và Cải Tiến Hệ Thống
- Ảnh Hưởng Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 (4.0)
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
- Trường có quy chế tuyển sinh; hàng năm, có kế hoạch và hướng dẫn công tác tuyển sinh theo quy định của BLĐTBXH.
- Hàng năm tổ chức thực hiện tuyển sinh theo quy định của BLĐTBXH và quy chế tuyển sinh của nhà trường đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.
- Hàng năm, kết quả về số lượng tuyển sinh đạt từ 90% trở lên so với kế hoạch tuyển sinh của trường.
- Hàng năm, nhà trường có đánh giá công tác tuyển sinh và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh.
Quản lý:
- Dựa vào yêu cầu cũng như các quy định, quy chế trong công tác tuyển sinh để quản lý việc tuyển sinh tốt thì cần phải có những hoạt động như sau:
- Ban Giám hiệu trực tiếp chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng các các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh của trường (văn bản xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh, hồ sơ đăng ký học nghề, hồ sơ liên quan đến coi thi, hồ sơ chấm thi, hồ sơ xét tuyển,...)
- Sau khi tổ chức tuyển sinh xong, Hội đồng tuyển sinh phải lập danh sách sinh viên trúng tuyển và dự thảo quyết định, trình Hiệu trưởng phê duyệt quyết định trúng tuyển có kèm theo danh sách trúng tuyển.
- Hội đồng tuyển sinh phải có văn bản báo cáo thể hiện kết quả tuyển sinh hàng năm, báo cáo này được thông báo công khai trong toàn trường và gửi cơ quan chủ quản cấp trên.
- Theo kế hoạch, để tránh sai sót có thể xẩy ra thì phòng thanh tra hoặc ban thanh tra nhân dân của nhà trường tiến hành thanh kiểm tra công tác tuyển sinh.
- Căn cứ vào kết quả trúng tuyển, phòng Đào tạo tiến hành dự thảo quyết định phân lớp (có danh sách kèm theo) và trình Hiệu trưởng ký duyệt.
1.4.1.2. Xây dựng chuẩn đầu ra theo đặc thù của nghề CNTT
Yêu cầu
- Dựa trên các đặc thù của nghề CNTT trình độ CĐ ban hành các quyết định, quy chế, hướng dẫn về việc xây dựng chuẩn đầu ra;
- Chuẩn đầu ra phải xác định mức độ, tiêu chí hoặc tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, khả năng hoặc định hướng giá trị mà sinh viên phải thể hiện (có tham khảo theo chuẩn ABET về CNTT);
- Bao hàm các điều kiện để sinh viên có khả năng thể hiện kiến thức, kỹ năng, khả năng hoặc thiên hướng;
- Chứa các động từ thể chủ động;
- Đo lường được;
- Diễn đạt chuẩn đầu ra phải lượng hóa được, đánh giá được;
- Trình bày phải rõ ràng, các thành phần của một kết quả đầu ra phải đánh giá được bằng ít nhất một phương pháp.
Quản lý
- Trưởng khoa thành lập Ban xây dựng chuẩn đầu ra của Khoa. Thành phần gồm: Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, Trưởng các bộ môn, Giảng viên có kinh nghiệm và đại diện doanh nghiệp...
- Ban xây dựng tổ chức xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra, bao gồm các bước như sau:
+ Nghiên cứu, điều tra khảo sát: Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tiêu chuẩn nghề nghiệp tại doanh nghiệp, vị trí việc làm tại doanh nghiệp, …
+ Tổ chức biên soạn chuẩn đầu ra theo nghề và các chứng chỉ của từng nghề theo mẫu.
+ Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, các nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên,…
+ Sửa chữa, biên tập tổng thể nội dung dự thảo trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến góp ý; trưởng Khoa nộp cho Hội đồng Khoa học trường.
- Hội đồng Khoa học trường tổ chức thẩm định chuẩn đầu ra cho từng nghề, từng chứng chỉ.
- Hiệu trưởng ký công bố chuẩn đầu ra các nghề, các chứng chỉ đào tạo của trường thông qua website của trường, sổ tay sinh viên, sổ tay cán bộ giảng viên, tờ rơi; công bố cho toàn xã hội.
1.4.1.3. Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra
Yêu cầu:
Chương trình đào tạo thể hiện được chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo của trình độ đào tạo tương ứng; quy định cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng môn học/mô đun, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ.
Nội dung CTĐT đảm bảo cập nhật tiến bộ công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường và xã hội.
Xây dựng chương trình đào tạo có sự tham gia của bên sử dụng lao động, doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn sử dụng, phải được thẩm định, phê duyệt theo quy trình quy định và đáp ứng được chuẩn đầu ra.
Quản lý:
Có các thủ tục quy trình, các quy định về việc xây dựng CTĐT.
Có đầy đủ các văn bản/tài liệu liên quan đến nội dung xây dựng, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo.
Có quyết định ban hành chương trình đào tạo, trong đó bao gồm chương trình chi tiết các môn học/mô đun.
Chương trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ có các nội dung chính yếu dựa trên các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng cơ bản:
- Khối kiến thức xã hội chung (Chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng ...)
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh chuyên ngành)
- Khối kiến thức cơ bản chung (Đại số tuyến tính, toán rời rạc, ...)
- Tin học căn bản (Theo thông tư Quy định Chuẩn kỹ năng CNTT)
- Khối kiến thức chuyên ngành (Kỹ thuật lập trình, Mạng máy tính, Ứng dụng đa phương tiện, ...)
1.4.1.4. Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo
Yêu cầu:
Hàng năm, nhà trường/khoa phải phải xây dựng kế hoạch và thực hiện rà soát chương trình đào tạo, thực hiện điều chỉnh nếu thấy cần thiết (rà soát là bắt buộc, việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả rà soát).
Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh bổ sung bổ sung chương trình ngay khi phát hiện có thay đổi về công nghệ, khoa học kỹ thuật hoặc nhu cầu của xã hội cũng như phía đặt hàng đào tạo.
Có quyết định ban hành sau khi chỉnh sửa.
Quản lý:
Xây dựng các TTQT, quy định về việc bổ sung, chỉnh sửa CTĐT
Quản lý để đảm bảo rằng việc thực hiện bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo được thực hiện theo đúng các văn bản quy định và có tổng hợp kết quả rà soát chương trình đào tạo hàng năm
Trên cơ sở phân tích chương trình gốc và so sánh với chương trình đào tạo hiện có, chương trình được xây dựng theo nguyên tắc: bám sát nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, cách thức đánh giá của chương trình gốc cũng như cách tổ chức và quản lý đào tạo; Khối kiến thức xã hội chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng ...) chỉ chỉnh sửa bổ sung theo hướng dẫn của TCDN
Tham khảo thêm chương trình của các trung tâm FPT-Arena có tính logic chặt chẽ, sáng sủa, tiên tiến. Điều này có thể giải thích được là do có sự cập nhật hàng năm, có sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài như Ấn Độ, Anh... đặc biệt nghề Thiết kế Đồ họa của các nước ngoài (Anh, Ấn Độ, Úc...) đang được phối hợp đào tạo ở Việt Nam thể hiện sự tiên tiến và cập nhật nhật công nghệ.
1.4.1.5. Biên soạn giáo trình
Yêu cầu:
Xây dựng quy định về việc biên soạn giáo trình, quy định phải được Hiệu trưởng ký và đóng dấu.
Giáo trình, phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun/môn học, trong chương trình đào tạo.
Nội dung giáo trình phải được hội đồng họp xét trước khi ban hành, giáo trình phải đảm bảo cập nhật tiến bộ công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cách mạng công nghiệp 4.0 có liên quan đến chương trình đào tạo.
Có đủ 100% giáo trình hoặc đề cương chi tiết cho các môn đun/môn của chương trình đào tạo nghề CNTT.
Quản lý:
Quản lý để đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định đã ban hành.
Có danh sách thống kê giáo trình cho từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo hàng năm: Tên giáo trình, năm biên soạn, đơn vị ban hành,… đảm bảo theo quy định và được công bố công khai cho người học và người dạy biết.
Có quyết định phê duyệt, lựa chọn giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức đối với các mô đun/môn học của chương trình đào tạo.
Có bản in các giáo trình của các mô đun/môn học của chương trình đào tạo đã được ký quyết định ban hành.
1.4.1.6. Bổ sung, chỉnh sửa giáo trình
Yêu cầu:
Có các quy định cụ thể về việc bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo của nghề CNTT trình độ CĐ.
100% giáo trình ĐT được chỉnh sửa, bổ sung (bao gồm biên soạn lần đầu, và hàng năm rà soát, điều chỉnh), lựa chọn, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Sau khi bổ sung, chỉnh sửa phải được Hiệu trưởng kí và đóng dấu trước khi đưa vào giảng dạy.
Quản lý:
Lập kế hoạch triển khai, xem xét, công bố kế hoạch gửi hồ sơ hội đồng khoa học, tổ chức xét họp, lập biên bản xét họp, thực hiện điều chỉnh, xem xét, duyệt, tổng hợp các biên bản hồ sơ theo đúng các văn ban quy định hoặc thủ tục quy trình đã ban hành.
1.4.1.7. Quản lí nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên
Yêu cầu:
Nhà trường, khoa cần có quy định tổ chức việc tuyển dụng giáo viên đúng quy định; đội ngũ nhà giáo dạy nghề đạt chuẩn (theo thông tư 30); giáo viên, cán bộ, nhân viên được đánh giá, xếp loại hàng tháng, hàng năm [11]
Giáo viên phải được đánh giá trước khi bồi dưỡng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Phải có kế hoạch về công tác giáo viên, cán bộ quản lí liên quan đến công tác đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ, kế hoạch này được công khai và rà soát thực hiện hàng quý, hàng năm
Quản lý:
Xây dựng quy định về tuyển dụng, đánh giá nhà giáo dạy nghề và có chính sách khuyến khích nhà giáo dạy nghề học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
Đội ngũ giáo viên dạy nghề CNTT, cán bộ quản lý và nhân viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ: chuẩn bị giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, quản lý hồ sơ dạy học theo quy định.
Công tác đánh giá, xếp loại nhà giáo dạy nghề được triển khai hàng năm theo quy định, đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan.
Trường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử nhà giáo đi học tập, bồi dưỡng theo kế hoạch.
Hàng năm, trường có kế hoạch và tổ chức cho nhà giáo dạy nghề CNTT đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Có văn bản phân công, quy định trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ của Khoa phụ trách chương trình đào tạo.
1.4.1.8. Quản lí phần mềm và ngôn ngữ lập trình
Yêu cầu:
Khoa chuyên môn phải xây dựng kế hoạch sử dụng phần mềm và ngôn ngữ lập trình cho toàn khóa học, từ đó có phương án mua hoặc xin hỗ trợ cho khóa đào
tạo nghề CNTT. Kế hoạch phải được thông qua phòng đào tạo và được Hiệu trưởng phê duyệt.
Đảm bảo có đủ các phần mềm liên quan đến nội dung: phân tích, thiết kế, xây dựng và lập trình, các phần mềm chuyên dụng; phần mềm lập trình nâng cao; phần mềm lập trình ứng dụng cho máy tính và các thiết bị ngoại vi cho các hệ thống nhúng và điện thoại di động để phụ vụ cho hoạt động dạy và học.
Quản lý:
Có văn bản quy định cụ thể về phần mềm đào tạo phục vụ cho nghề CNTT trình độ CĐ và quy định về việc cập nhật bổ sung các phần mềm trên để đáp ứng nhu cầu của thực tế
Hàng năm có rà soát và cập nhật về phần mềm và ngôn ngữ lập trình phục vụ đào tạo, có đề xuất thay thể hoặc bổ sung nếu khoa chuyên môn thấy cần thiết.
Tổ chức quản lý và giám sát theo đúng các văn bản đã được phê duyệt.
1.4.1.9. Quản lí vật tư, mô hình thiết bị, dụng cụ lắp ráp và sửa chữa phần cứng
Yêu cầu:
Có văn bản quy định liên quan đế vật tư, mô hình thiết bị, dụng cụ tháo lắp và sửa chữa phần cứng phục vụ cho đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ.
Đảm bảo đầy đủ vật tư theo chương trình đào tạo, vật tư đảm bảo tối thiểu theo định mức “kinh tế kỹ thuật” đã được BLĐTBXH ban hành.
Có đầy đủ thiết bị phục vụ đào tạo và thực hành chuyên ngành, như: Máy tính Server, thiết bị trình chiếu, Router, Modem ADSL, Cân bằng tải (Load Balancing Router), AccessPoint Outdoor, …
Thiết bị tháo rời của máy tinh, như: Vỏ máy (case), Bộ nguồn (Power), Bộ xử lý trung tâm (CPU), Card màn hình (VGA card), …
Mô hình thiết bị, gồm có các loại mô hình sau: Mô hình dàn trải máy vi tính, Bộ đào tạo SWITCH cho mạng LAN, Bộ đào tạo các vấn đề về cáp và đấu nối trong mạng máy tính
Dụng cụ đo và kiểm tra chuyên dụng, như: Dụng cụ kiểm tra cáp mạng, Dụng cụ kiểm tra cáp âm tường, …