Chất Lượng Và Đảm Bảo Chất Lượng

có hiệu quả các công cụ QLĐT trong việc thực hiện các chức năng, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Trong QTĐT các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học luôn vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

Vậy quản lí ĐTN là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt ĐT diễn ra, là sự tác động của chủ thể vào khách thể trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, hệ thống giáo dục.

Quản lý ĐTN bao gồm các nội dung cơ bản cần quản lý như sau:

- Quản lí mục tiêu đào tạo;

- Quản lí kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo;

- Quản lí các loại hình đào tạo;

- Quản lí phương pháp đào tạo;

- Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm phục vụ đào tạo;

- Quản lí chất lượng đào tạo;

- Quản lí việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

- Quản lí việc kiểm tra đánh giá môn học/mô đun.

Các nội dung QLĐT này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tác động và chi phối lẫn nhau để đem lại hiệu quả của CSDN. Quản lí ĐTN là một hoạt động quan trọng trong nhà trường vì đích cuối cùng cần hướng đến của nó là CL dạy và học - làm nên thương hiệu của nhà trường và làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội.

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 6

b) Quản lý quá trình đào tạo nghề

Quá trình đào tạo nghề là quá trình phối hợp hoạt động của cán bộ, giáo viên và người học nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách và cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng, ý thức, thái độ, mức độ tự chủ tự trách nhiệm cho sinh viên

Bản chất của QTĐT nghề là quá trình dạy - học, đối tượng của quản lí đào tạo chính là nhân cách người học. Do đó, mục đích, nội dung, phương tiện và hình thức ĐT phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của người học trong hoàn cảnh cụ thể.

Quản lý quá trình đào tạo nghề của nhà trường bao gồm các yếu tố cơ bản: Đầu vào; quá trình đào tạo; đầu ra, cụ thể như sau:

Đầu vào bao gồm các yếu tố: Tuyển sinh, chuẩn đầu ra, chương trình đào

tạo, sinh viên, giáo viên, CSVC, trang thiết bị và tài liệu, học liệu, …

Quá trình đào tạo gồm các yếu tố: Quá trình triển khai chương trình ĐTN, các hoạt động tạo ra sản phẩm trung gian và sản phẩm đầu ra. Trong đó: phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập của SV, công tác quản lý, công tác kiểm tra đánh giá,… , các quy trình ĐBCL là những yếu tố cơ bản tác động đến CL trong QTĐT của một trường CĐ.

Đầu ra bao gồm các yếu tố: Sản phẩm của quá trình đào tạo - là những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên; khả năng thích ứng với nghề nghiệp, tự tạo việc làm,… tốt nghiệp đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đối tượng ĐT.

1.2.2. Chất lượng và đảm bảo chất lượng

1.2.2.1. Chất lượng và tiếp cận QLCL trong ĐTN

a) Chất lượng, chất lượng trong ĐTN

Chất lư ng: Chất lượng là mục tiêu của sự tìm tòi liên tục của con người trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại. Chất lượng chính là lực lượng thúc đẩy những nỗ lực không ngừng của mỗi người trên cương vị của mình. Chất lượng là những gì có thể nhận biết được nhưng thật khó xác định [23]

Từ điển tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục (1998), chất lượng là: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là: “Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [74].

Theo từ điển tiếng Anh Oxford English Dictionary, khái niệm chất lượng bao gồm tất cả các đặc trưng của sự vật, ngoại trừ đặc trưng về số lượng. Viện chất lượng Anh trên quan điểm chức năng định nghĩa về chất lượng là tổng hòa những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo cho nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Oakland ( 1988) sau khi phân tích chi tiết đưa ra định nghĩa chất lượng là “ mức độ trùng khớp với mục tiêu chức năng”. Sallis ( 1996) lấy ví dụ từ một máy chiếu và cho rằng “chất lượng khi nó phải làm được những điều cần làm và làm những gì người mua chờ đợi ở nó” [23].

Theo định nghĩa của ISO 9001-2000 thì: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các

yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có; trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc” [79].

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, trong cuốn “Quản lí chất lượng trong giáo dục” [23], NXB giáo dục Việt Nam (2016) thì chất lượng có thể được diễn tả dưới dạng tuyệt đối và dạng tương đối:

- Ở nghĩa tuyệt đối, một vật có chất lượng là vật đạt những tiêu chuẩn tuyệt hảo, không thể tốt hơn. Đó là vật quý hiếm đắt tiền. chất lượng tuyệt đối là cái: “mọi người đều ngưỡng mộ, nhiều người muốn và rất ít người sở hữu”.

- Ở nghĩa tương đối, khái niệm chất lượng có nhiều sắc thái khác nhau. Khi ta so sánh một loại sản phẩm hay dịch vụ được cung ứng bởi các tổ chức khác nhau, hoặc cùng một sản phẩm (dịch vụ) được cung ứng bởi một tổ chức nhưng vào thời điểm khác nhau sẽ thấy rõ hơn nội hàm của sự tương đối trong khái niệm chất lượng.

Sự tương đối trong khái niệm chất lượng có liên quan tới hai thông số - so với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà cung ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiếp nhận.

Những chứng chỉ đảm bảo chất lượng của ISO 9001 hay BS 5750 ĐBCL tối thiểu của sản phẩm, như tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, tuy nhiên đó là chất lượng của nhà cung ứng/nhà sản xuất. Điều đó chưa có nghĩa là sản phẩm đó thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận nó.

Có nhiều sản phẩm (dịch vụ) được chứng nhận ĐBCL, song người mua vẫn thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác.

Như vậy, chất lượng có thể được hiểu theo nhiều cách:

1. Là sự xuất sắc (quality as exellence);

2. Là sự đặc biệt (quality as special);

3. Là sự hoàn hảo (quality as perfectinon);

4. Đáng giá trị đồng tiền (quality as value for money);

5. Là sự tuân thủ các tiêu chuẩn đã quy định.

Cũng theo tác giả Nguyễn Đức Chính ở nghĩa tương đối còn có các định nghĩa sau về chất lượng:

“Chất lượng là tổng hòa những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo cho nó khả năng thỏa mẫu nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn” ( Viện CL Anh - BS 5750).

“Chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu” (Quality as fitness for purpose). “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu

dùng” ( EOQC).

“ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” ( Philip B. Crosby).

Chất lượng theo nghĩa tương đối có thể hiểu là tổng hòa những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện nhất định. Một cách tổng quát, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu, và theo một số tác giả, sự phù hợp đó phải được thể hiện ở ba phương diện: hoàn thiện ( perfectibility), giá cả ( price), thời điểm ( punctuality).

Chất lư ng trong đào tạo nghề: Theo tác giả, trong Tạp chí Giáo dục, số 5

- 2014 về “Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trong bối cảnh hiện nay”, thì:

Chất lượng ĐTN là chất lượng đội ngũ lao động kĩ thuật được ĐTN theo mục tiêu và chương trình dạy nghề và được xem xét ở hai mặt: - Kết quả ĐT của nhà trường theo mục tiêu ĐT (chủ quan); - Hiệu quả sử dụng của cơ sở sản xuất dịch vụ, thông qua thị trường lao động (khách quan).

Cũng theo tác giả và Phạm Xuân Khánh, trong Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 39 - 2016 về “Tác động của mối quan hệ dạy nghề - doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay”, thì: Chất lượng ĐTN liên quan chặt chẽ với hiệu quả ĐT. Hiệu quả ĐT là mức độ đạt được của các mục tiêu ĐT, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà trường, sự chi phí tiền của, sức lực và thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, chất lượng và hiệu quả trong ĐTN có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình ĐT mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và người học;

Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, chất lượng ĐT là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc cả vào yêu cầu khách quan của người sử dụng lao động chứ không do ý chí chủ quan của người làm công tác ĐT. Chất lượng ĐTN chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố không giống nhau.

Trong đào tạo nghề CNTT trình độ cao đẳng thì chất lư ng là: nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ ĐT, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

b) Tiếp cận quản lý chất lượng trong đào tạo nghề

Để đạt được mục tiêu trong đào tạo nghề thường phối hợp giữa quản lý truyền thống và quản lý chất lượng

Quản lý truyền thống có bốn chức năng cơ bản [21]: kế hoạch hóa (planning), tổ chức (organizing), chỉ đạo-lãnh đạo (leading) và kiểm tra (controlling).

Kế hoạch hóa (Planning): Là xác định mục tiêu, mục đích cho những hoạt động trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, kế hoạch để đạt được mục đích đó.

Tổ chức (organizing): Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Người quản lý phải điều phối tốt các nguồn lực của tổ chức như nhân lực, tài chính, công nghệ v.v..

Chỉ đạo - Lãnh đạo (leading): Sau khi cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được sắp xếp cho kế hoạch thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là quá trình liên kết với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Kiểm tra (controlling): Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn khi cần thiết của người quản lý. Mỗi cấp QL (cấp cao, cấp trung và cấp thấp) có sự phân phối tầm hiểu biết, thời gian và công sức cho các chức năng quản trị khác nhau.

Như vậy, QL là quá trình tác động có định hướng, có chọn lựa phù hợp với đối tượng và môi trường nhằm hướng đối tượng trong thế vừa ổn định, vừa phát triển theo mục tiêu đề ra. QL được thực hiện thông qua các hoạt động chức năng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Quản lý chất lư ng: Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng. Song, cho dù đề cập đến khái niệm “quản lý chất lượng” từ góc độ nào, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm chung nhất là có ba việc phải làm đó là:

Thiết lập chuẩn

Đối chiếu thực trạng so với chuẩn

Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn

Theo trên, để quản lý chất lượng ta phải thiết lập chuẩn để từ đó xây dựng quy trình thực hiện để tiến đến chuẩn. Quy trình này phải thường xuyên được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp. Tiếp theo là phải tổ chức thực hiện theo quy trình đó để đạt chuẩn đã đề ra. Thường xuyên đối chiếu thực trạng so với chuẩn để xem những gì chưa đạt để có các biện pháp nâng thực trạng cho cập với chuẩn

Như vậy “quản lý chất lượng” chính là hoạt động quản lý các yếu tố và quá trình theo định hướng chất lượng chuẩn. Bởi vì, mọi tổ chức để tồn tại đều quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động của mình. Nhưng chất lượng không tự nhiên sinh ra, mà là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố và quá trình có liên quan như nói ở trên. Muốn đạt được chất lượng mong muốn với các mục tiêu đáp ứng đánh giá từ bên ngoài hay theo nhu cầu tự thân của tổ chức, cần phải quản lý các yếu tố của quá trình này. Vậy QLCL chính là quản lý theo quy trình, theo chuẩn, để đạt chuẩn.

Có ba mô hình để quản lý chất lượng đó là: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Ba mô hình này đều giống nhau ở chỗ là đều có chuẩn, nhưng khác nhau ở mục đích, thời gian và người sử dụng.

i) Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là việc kiểm tra và loại bỏ những sản phẩm hay thành phẩm cuối cùng không thoả mãn các chuẩn đã đề ra trước đó (những sản phẩm bị lỗi). Đây là công đoạn xảy ra sau cùng khi sản phẩm đã làm xong. Thanh tra nội bộ, đánh giá và thử nghiệm là những phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát chất lượng loại bỏ những sản phẩm bị lỗi. Hệ thống chất lượng được dựa chủ yếu trên giấy tờ, sổ sách. Các tiêu chí chất lượng hạn chế, chỉ căn cứ vào số lượng sản phẩm được chấp thuận. Kiểm soát chất lượng được xác định như “một quá trình xác lập

những tiêu chuẩn chấp nhận với những giới hạn nhất định về chất lượng hàng hoá hay dịch vụ và duy trì những tiêu chuẩn đó” [64].

ii) Đảm bảo chất lượng

Với sự phát triển, mở rộng sản xuất, “kiểm soát chất lượng” - thực chất là loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu - đã không làm thoả mãn các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ và cả khách hàng của họ. Thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” ra đời vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi nhân viên bộ phận kiểm soát chất lượng của Công ty Western Electric (Mỹ) được giao nhiệm vụ phát triển lý thuyết mới và phương pháp mới để kiểm soát việc cải tiến và duy trì chất lượng dịch vụ. Những người tham gia nhóm cùng Walter Shewhart, Harold Dodge, George Edwards, W.Edwards Deming và một số người khác đã không chỉ thiết đặt ra hệ thống đảm bảo chất lượng mà họ còn phát triển nhiều kỹ thuật hữu ích để cải tiến chất lượng và giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lượng [23].

Khác với kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình xản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào. Đảm bảo chất lượng là thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách ổn định. Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đảm bảo bằng một hệ thống tại chỗ. Hệ thống đảm bảo chất lượng chỉ rõ việc sản xuất phải được thực hiện như thế nào, theo tiêu chuẩn nào. Trong hệ thống đảm bảo chất lượng, sự tham gia được uỷ quyền. Đảm bảo chất lượng phần lớn là trách nhiệm của người lao động thường làm việc trong các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra cũng có thể đóng vai trò nhất định trong đảm bảo chất lượng. Các tiêu chuẩn chất lượng được duy trì bằng cách tuân thủ quy trình vạch ra trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Đảm bảo chất lượng quan tâm đến Kiểm soát hệ thống chất lượng, Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Quality Control - SQC), phân tích nhân quả để có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa sai phạm hoặc sự không trùng hợp [23,42].

Để đánh giá và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng, sự can thiệp của bên ngoài được chú trọng thông qua các hình thức phổ biến như Thanh tra chất lượng (Quality Inspection) và Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation).

Trong bối cảnh hiện nay, số lượng các quốc gia thực hiện ĐBCL đã tăng đáng kể. Hoạt động ĐBCL trở thành công cụ được sử dụng hết sức rộng rãi, giúp người học và các nhà tuyển dụng có được những thông tin quan trọng về CL của một CSDN và chất lượng của cả hệ thống GDNN. Trên thế giới, đặc biệt là ở Anh Quốc, trong ĐTN hiện nay đang áp dụng 3 hình thức ĐBCL chủ yếu là:

- Đánh giá chất lượng (QualityAssessment: Là đánh giá các hoạt động dạy

- học và các sản phẩm đầu ra trên cơ sở xem xét chi tiết cấu trúc chương trình giảng dạy, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đánh giá chất lượng được sử dụng để xác định liệu nhà trường hay chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung hay không (CHEA, 2001). Đánh giá sẽ tập trung vào câu hỏi “Kết quả các hoạt động như thế nào”. Hoạt động đánh giá đơn thuần thường không bao gồm mục đích cải thiện chất lượng vốn được coi rất cần thiết trong bối cảnh phát triển các hoạt động ĐBCL hiện nay.

- Kiểm toán chất lượng (Quality Audit): được hiểu là một quá trình kiểm tra nhà trường có hay không có một quy trình ĐBCL cho các hoạt động ĐT? Quy trình đó có được thực hiện không và thực hiện có hiệu quả như thế nào? (AUQA, 2001). Kiểm toán chất lượng thường hay đặt câu hỏi “Bạn đã thực hiện những gì mình tuyên bố tốt đến mức độ nào”. Vì vậy mà hiện nay quá trình kiểm toán chất lượng chỉ được phổ biến trong những hệ thống giáo dục đã có từ lâu đời và các cơ sở ĐT của nó vốn có truyền thống thực hiện tự đánh giá.

- Kiểm định chất lượng (Accreditation): Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp[67].

iii) Quản lý chất lượng tổng thể

Quản lý chất lượng tổng thể đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng, nhưng mở rộng và phát triển thêm. Quản lý chất lượng tổng thể tạo ra văn hoá chất lượng, mà

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí