Ảnh Hưởng Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4 (4.0)

1.5.7. Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo

Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường quản lý, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế bảo vệ quyền lợi nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [6].

Theo các văn bản quy định về thanh tra trong giáo dục thì Thanh tra công tác ĐT là hoạt động kiểm tra có tính chất nhà nước của cơ quan QL dạy nghề cấp trên đối với tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyên biệt (thanh tra) tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật và góp phần nâng cao CL và hiệu quả trong ĐT.

a) Mục đích ý nghĩa của thanh tra công tác đào tạo

Hoạt động thanh tra công tác ĐT đo lường, đánh giá khách quan tình hình công việc, việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh tra, tác động vào đối tượng QL, nhằm giúp đỡ nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, khen chê kịp thời, kiến nghị để cải tiến tổ chức QL và góp phần nâng cao CL ĐT.

b) Nguyên tắc thanh tra trong đào tạo

- Nguyên tắc pháp chế: Hoạt động thanh tra đào tạo phải dựa trên cơ sở pháp luật, hoạt động theo luật định, không thể tuỳ tiện.

- Nguyên tắc tính kế hoạch: Thanh tra đào tạo phải nằm trong toàn bộ chương trình, kế hoạch đã định, mặt khác, thanh tra phải có kế hoạch và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định [60].

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tổ chức thanh tra cấp trên có quyền phủ quyết những kết luận kiến nghị của tổ chức thanh tra cấp dưới và có quyền tổ chức phúc tra [60]. Các tổ chức, cơ quan, cá nhân được thanh tra có quyền khiếu nại, khiếu tố, đề xuất, kiến nghị với các tổ chức thanh tra xem xét, giải quyết

- Nguyên tắc tính khách quan: Thanh tra trong đào tạo phải đảm bảo trung thực, chính xác, nói thẳng, nói thật, công khai và công bằng.

- Nguyên tắc tính hiệu quả: Hoạt động thanh tra công tác ĐT phải tối ưu. Được đánh giá bằng những kết luận chính xác và những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, ngăn ngừa vi phạm, giữ nguyên kỷ luật, phát hiện đúng sai trong QL để lãnh đạo nghiên cứu, bổ sung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lực QL giáo dục.

- Nguyên tắc tính giáo dục: Thanh tra đào tạo phải hiểu con người, giúp đỡ, động viên, giáo dục con người. Người cán bộ thanh tra phải thiện chí, có lòng nhân ái sâu sắc, có năng lực, phẩm chất và uy tín thực sự.

- Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra ĐT có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ từng mục đích, đối tượng, tình huống thanh tra cụ thể mà người cán bộ thanh tra vận dụng nguyên tắc khác nhau

c) Quy trình thanh tra hoạt động đào tạo

Quy trình tiến hành cuộc thanh tra hoạt động ĐT tại CSDN tuân thủ theo quy trình cuộc thanh tra chung và vận dụng phù hợp với thực tiễn của CSDN. Quy trình này bao gồm các bước sau:

Các bước chuẩn bị:

- Lập chương trình, kế hoạch thanh tra công tác đào tạo tại CSDN; trình phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; Trình ban hành quyết định thanh tra;

- Phổ biến chương trình, kế hoạch thanh tra đến các thành viên trong đoàn thanh tra;

- Thông báo quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra;

- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo, phương tiện cho hoạt động của đoàn thanh tra.

1.6. Bối cảnh

1.6.1. Cơ chế chính sách

Cần phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân cũng như tập thể vào quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ ở tất cả các khâu từ đầu vào, quá trình, đầu ra, ...

Cơ chế chính sách phù hợp để gắn kết được kết quả đầu ra với thị trường lao động, giải quyết việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào suốt QTĐT (từ đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra và hoạt động ĐBCL)

Cần gắn trách nhiệm của toàn xã hội. Đặc biệt là việc phân luồng thu hút học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học vào học nghề đang là “điểm nghẽn” chưa giải quyết được, cơ chế chính sách cho phát triển dạy nghề vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, chưa thay đổi kịp với sự phát triển của cơ chế quản lý kinh tế xã hội, cơ cấu chưa hợp lý.

Tăng cường các chế độ đãi ngộ dành cho các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề CNTT.

1.6.2. Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực hiện rất mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực khác nhau. Do vậy công tác quản lí QTĐT nghề, đặc biệt là nghề CNTT đứng trước một cơ hội thách thức lớn đối với việc đổi mới đào tạo nguồn nhân lực yêu cầu của các lĩnh vực có sử dụng CNTT. Quản lí theo hướng số hóa: Chuyển các dữ liệu truyền thống sang chuẩn dữ liệu trên máy tính; triển khai bài giảng điện tử, thư viện số; Mô phong chương trình, giáo trình đào tạo, ... Do vậy công tác quản lí đào tạo hiện nay cần thay đổi tư duy theo hướng công nghệ, nhằm nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ ứng dụng trong quản lí quá trình đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực về CNTT [40].

Trong môi trường 4.0, các hoạt động đào tạo cần phải được gắn kết với DoN nhằm rút ngắn khoảng cách giữa ĐT, nghiên cứu và triển khai. Vì vậy, một mặt đẩy mạnh phát triển ĐT tại DoN, phát triển các trường trong doanh nghiệp để ĐT nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp. Mặt khác, tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN, nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại DoN [41].

1.6.3. Mối quan hệ giữa dạy nghề và doanh nghiệp

Mối quan hệ dạy nghề và doanh nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với người học nghề CNTT, CSDN, doanh nghiệp mà với cả xã hội. Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho CSDN, doanh nghiệp người học và cả xã hội

Sinh viên được học và tiếp cận với những công nhân kỹ thuật, kỹ sư CNTT, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, với những phương tiện, thiết bị hiện đại, giúp sinh viên nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất, cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Sinh viên có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, sớm thích ứng với công việc không cần phải bồi dưỡng hoặc đào tạo lại (đây là vấn đề mà nhiều đơn vị sử dụng lao động thường xuyên phàn nàn).

Thông qua học, thực tập tại môi trường thực tế, giúp sinh viên có thêm động lực học tập, nghiên cứu, rèn luyện. Từ đó kích thích sinh viên sự say mê, tính sáng tạo, lòng yêu nghề.

1.6.4. Các chủ thể quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ

Quản lý quá trình đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ có hai đối tượng liên quan trực tiếp là chủ thể quản lí và là đối tượng bị quản lí. Người dạy và người học đóng hai vai trò vừa là đối tượng bị quản lí và chủ thể quản lí.

Cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, tính chịu trách nhiệm và các quan hệ trong công việc của mỗi chủ thể trong trong QTĐT nghề CNTT nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực đạt tới mục tiêu mục tiêu đặt ra.

1.7. Mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL

Quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL là tiến hành xây dựng hệ thống quản lí các yếu tố: Đầu vào, quá trình, đầu ra qua các nội dung như: khung tham chiếu; các thủ tục quy trình quản lí QTĐT; xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL; thực hiện các hoạt động đánh giá; …Tác giả để xuất mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL nhưsơ đồ 1.6 dưới đây:

Nhu cầu KT-XH

về số lư ng và chất lư ng nhân lực CNTT

trình độ

Hoạt động Đảm bảo chất lượng

Đầu vào

QTĐT

Đầu ra

Thỏa mãn nhu cầu KT-XH

về nguồn nhân lực CNTT

trình độ

Bối cảnh


Sơ đồ 1.6: Mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL

Các thành tố cơ bản trong mô hình được xác định như sau:


Đầu vào

Quá trình đào tạo

Đầu ra

1. Công tác tuyển sinh

2. Xây dựng chuẩn đầu ra theo đặc thù của nghề CNTT

3. Xây dựng chương trình ĐT theo chuẩn đầu ra

4. Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo

5. Biên soạn giáo trình

6. Bổ sung, chỉnh sửa giáo trình

7. Quản lí nhà giáo, cán bộ quản lí và nhân viên

8. Quản lí phần mềm và ngôn ngữ lập trình

9. Quản lí vật tư, mô hình thiết bị, dụng cụ lắp ráp và sửa chữa phần cứng

10. Quản lí CSVC, đường truyền (mạng LAN, mạng Internet)

1. XD kế hoạch ĐT, TKB

2. Thực hiện tiến độ ĐT

3. Quản lí hoạt động giảng dạy

4. Quản lí hoạt động học tập

5. Quản lí thi kết thúc môn học/mô đun

6. Quản lí hoạt động thực tập kết hợp SX

7. Quản lí thi TN

1. Định

hướng việc làm, theo dõi SV tốt nghiệp

2. Quản lí ý kiến phản hồi của người học

3. Quản lí ý kiến phản hồi của người SDLĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hoạt động Đảm bảo chất lư ng

(Xây dựng hệ thống quản lí, vận hành, đánh giá cải tiến, thanh tra và kiểm tra 03 thành tố: đầu vào, quá trình, đầu ra)


Bối cảnh

1. Xây dựng khung tham chiếu quản lí QTĐT

2. Xây dựng các thủ tục quy trình quản lí QTĐT

3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL

4. Thực hiện hoạt động đánh giá (Đánh giá nội bộ; Tự đánh giá; Thanh tra)

5. Thực hiện hoạt động kiểm soát sản phẩm không phù hợp và cải tiến hệ thống

6. Kiểm định chương trình đào tạo (đánh giá ngoài)

7. Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo

1.Cơ chế chính sách 2.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ( 4.0) 3.Mối quan hệ giữa dạy nghề và doanh nghiệp 4.Các chủ thể quản lí QTĐT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Ở chương 1 tác giả tập trung vào 07 nội dung cơ bản, cụ thể như sau: phần tổng quan nghiên cứu vấn đề, khái quát về một số nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án như việc quản lí QTĐT, quản lí QTĐT nghề CNTT, đặc biệt là việc quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL. Khái quát lược sử vấn đề nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các quan điểm, mô hình, công cụ QL, QLĐT, QL chất lượng, các nghiên cứu về việc ĐBCL, chỉ số ĐBCL của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới trong việc đào tạo nói chung và đào tạo nghề CNTT nói riêng và kinh nghiệm QLĐT nghề của một số nước trên thế giới tiếp cận ĐBCL. Qua đó tác giả cũng đã phân tích, luận giải, tóm tắt, tham chiếu với Việt Nam về các nội dung trong các nghiên cứu đã được công bố; Các khái niệm liên quan đến nội dung của luận án, tác giả đã tập trung vào các khái niệm về chất lượng, chất lượng ĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng, khái niệm về quản lí chất lượng cũng như khái niệm về ĐBCL trong ĐT và trong ĐT nghề CNTT trình độ CĐ; Khái quát, phân tích, đánh giá một số mô hình ĐBCL điển hình thường áp dụng trong đào tạo nói chung và ĐT nghề nói riêng. Trên cơ sở các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ (đầu vào, quá trình, đầu ra), tác giả đã xây dựng khung lí thuyết để quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL, bao gồm việc: Xây dựng khung tham chiếu, xây dựng các thủ tục quy trình, xây dựng bộ công cụ đánh giá hoạt động ĐBCL, thực hiện các hoạt động đánh giá, hoạt động kiểm soát và cải tiến hệ thống, kiểm định chương trình đào tạo (đánh giá ngoài), thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo; Xác định các yếu tố về bối cảnh ảnh hưởng đến việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng tiếp cận ĐBCL, như: Cơ chế chính sách, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quan hệ giữa dạy nghề với doanh nghiệp và cuối cùng là các chủ thể quản lí. Trên cơ sở các nội dung trên, tác giả đề xuất mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ cao đẳng tiếp cận ĐBCL.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


2.1. Đào tạo nghề CNTT trình độ cao đẳng

2.1.1. Vị trí, vai trò của đào tạo nghề trong hệ thống GDQD


Sơ đồ 2 1 H thống giáo dục quốc dân Vi t Nam Theo quyết định 1981 QĐ TTg 1

Sơ đồ 2.1: H thống giáo dục quốc dân Vi t Nam

(Theo quyết định 1981/QĐ-TTg , ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ )

Theo quyết định 1981/QĐ-TTg cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả như ở sơ đồ 1.2, hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 tầng, từ tầng giáo dục nhà trẻ đến tầng đào tạo tiến sĩ. Từ tầng 5 đến tầng 7 giáo dục được phân chia thành hai luồng: luồng thứ nhất là giáo dục phổ thông và đại học theo hướng nghiên cứu, luồng thứ hai là giáo dục nghề nghiệp và đại học theo hướng ứng dụng. Bên ngoài hệ thống giáo dục chính quy có hệ thống giáo dục thường xuyên xuyên suốt từ tầng giáo dục tiểu học trở lên.

Giáo dục nghề nghi p bao gồm:

1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Mục tiêu của dạy nghề: Nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghi p

1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.

Văn bằng, chứng chỉ

Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ CĐ, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp CĐ nghề.

2.1.2. Vị trí, vai trò của đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ trong hệ thống ĐTN

2.1.2.1. Vị trí của đào tạo nghề CNTT

Theo Thông tư số 21/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Danh mục nghề đào tạo

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí