Bảng Tham Chiếu Quản Lí Qtđt Nghề Tiếp Cận Đbcl Giữa Öc Và Vi T Nam

3/ Đánh giá: Đánh giá là một phần của mọi khóa học. Sinh viên có thể có điều chỉnh phù hợp với các đánh giá về những nhu cầu cụ thể và những đánh giá thay thế có thể được đàm phán sao cho vẫn đáp ứng được các tiêu chí về đầu ra của các môn học mà lại phù hợp hơn với nơi làm việc hay các tình huống cá nhân của sinh viên. Lựa chọn “đánh giá trung thực” cũng có thể được đàm phán. Cán bộ tư vấn sẽ cùng sinh viên xác định các lựa chọn và phương pháp đàm phán các đánh giá thay thế phù hợp nhất với nhu cầu nghề của sinh viên.

4/ Đào tạo ngắn hạn - Khi nào, ở đâu và bằng cách nào: Sinh viên có thể hoàn thành khóa học của mình bằng phương pháp học kết hợp với đánh giá. Ví dụ: Các lớp học trực tuyến, học ban ngày, học buổi tối hoặc cuối tuần tại nhiều cơ sở, tại nơi làm việc, học tập trung, học chính quy, bán thời gian, thông qua việc thực hiện một dự án tại nơi làm việc,... Cán bộ tư vấn sẽ cùng sinh viên xác định khả năng kết hợp một vài hay tất cả các lựa chọn này nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành khóa học của mình nếu có thể.

5/ Kỹ năng hành nghề và kỹ năng bền vững được tích hợp trong các khóa ĐTN: Kỹ năng hành nghề và kỹ năng bền vững được gắn liền như một phần của quá trình chứng nhận trong các khóa ĐTN. Sinh viên sẽ tham gia vào các hoạt động học tập và đánh giá khác nhau giúp họ xây dựng và kết hợp những kỹ năng liên quan mà nhà tuyển dụng xem là cần thiết cho công việc trong thế giới đang biến đổi ngày nay. Những kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, lập kế hoạch và tổ chức, giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, kỹ năng tự quản lý, sáng kiến và doanh nghiệp luôn đan xen nhau trong tất cả các hoạt động học tập và đánh giá. Mỗi sinh viên tốt nghiệp sẽ tự tin rằng những thực hành công việc trong hiện tại và tương lai của mình sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của thực tế mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

6/ Học bằng cách thực hành: Chìa khóa của đào tạo nghề là khả năng áp dụng những kiến thức học được. Các phương pháp học đối với sinh viên nghề sẽ được định hướng theo thực tế khi có thể - sinh viên có thể lựa chọn học thông qua thực hiện các đồ án, độc lập hoặc theo nhóm, và được khuyến khích thể hiện khả năng áp

dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vào môi trường làm việc thực tế hoặc giả định hoặc ảo.

7/ Hỗ trợ học tập và hỗ trợ cá nhân trong suốt khóa học: Sinh viên tham gia sàng lọc khả năng ngôn ngữ và số học trước khóa học để xác định ngay những hỗ trợ cụ thể cần thiết; Cán bộ tư vấn sẽ cùng sinh viên xác định lựa chọn hỗ trợ học tập và hỗ trợ cá nhân về nhu cầu của họ.

8/ Học chuyển tiếp được thiết kế và hoạch định cho từng cá nhân: Các khóa ĐTN đều có lựa chọn chuyển tiếp lên trình độ cao hơn cả trong Giáo dục Kỹ thuật và CĐ lẫn trong giáo dục Đại học. Những SV chọn chuyển tiếp lên Đại học có thể muốn hoàn thành “Khóa học chuyển tiếp lên đại học” vào cuối khóa ĐTN của mình để có nền tảng đạt được thành công trong môi trường Đại học, cho dù rõ ràng là có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với đào tạo “hàn lâm” hơn là đối với ĐTN. Tới cuối khóa học, cán bộ tư vấn sẽ gặp SV để đảm bảo chắc chắn SV đã nộp đơn xin chứng chỉ, đánh giá quá trình học tập của SV và giúp SV xác định „điểm đến tiếp theo‟.

b) Tham chiếu với Việt Nam: Tham chiếu QL QTĐT nghề theo tiếp cận ĐBCL giữa Úc và Việt Nam được thể hiện thông quabảng 1.2

Bảng 1.2: Bảng tham chiếu quản lí QTĐT nghề tiếp cận ĐBCL giữa Öc và Vi t Nam

ÚC

VIỆT NAM

1. Khung đào tạo nghề

Đào tạo nghề

+ Chứng chỉ nghề cấp I

+ Chứng chỉ nghề cấp II

+ Chứng chỉ nghề cấp III

+ Chứng chỉ nghề cấp IV

+ Văn bằng chuyên nghiệp

+ Văn bằng chuyên nghiệp cao cấp

+ Chứng chỉ tốt nghiệp

+ Bằng tốt nghiệp

- Đào tạo nghề

+ Trình độ sơ cấp

+ Trình độ trung cấp

+ Trình độ cao đằng

- Giáo dục đại học

+ Văn bằng chuyên nghiệp

+ Văn bằng chuyên nghiệp cap cấp

+ Bằng phó cử nhân

+ Bằng cử nhân

+ Chứng chỉ tốt nghiệp

+ Bằng tốt nghiệp

+ Bằng thạc sĩ

- Giáo dục đạo học

+ Bằng cao đẳng

+ Bằng cử nhân

+ Bằng thạc sĩ

+ Bằng tiến sĩ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 5


- Đào tạo dựa trên năng lực: không có quy định về thời gian của các chương trình đào tạo; khi học viên thể hiện được năng lực và

các kỹ năng thì họ có thể tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo dựa trên thời gian: Thời gian đào tạo dựa trên các cấp độ và trình độ giáo dục trước đó

của học viên

2. Quy định về đào tạo nghề

- Khung đánh giá về chất lượng đào tạo nghề

+ Tiêu chuẩn dành cho các tổ chức đào tạo đã đăng ký về đào tạo nghề quốc gia

+ Hệ thống bằng cấp Úc

+ Các yêu cầu về dự phòng số liệu

+ Các yêu cầu về giáo viên đào tạo nghề

+ Các yêu cầu về đánh giá rủi ro tài chính

+ Mã quốc gia ESOS (tuyển sinh du học)

+ Các tiêu chuẩn về cơ quan ban hành quy định về đào tạo nghề

+ Các tiêu chuẩn về các khóa học đã được kiểm định

- Tiêu chí kiểm định nghề

+ 9 tiêu chí

+ 50 tiêu chuẩn

- Những nhà cung cấp dịch vụ đào tạo phải

thỏa mãn tất cả các tiêu chí phù hợp đã được đăng ký

- Các cấp độ kiểm định khác nhau tùy theo mức điểm đánh giá

3.Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo

- Xấp xỉ 4.500 nhà cung cấp dịch vụ dạy nghề; gồm các trưởng cao đẳng nghề của nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, trường học, công ty

- Tất cả đều phải tuân thủ cùng một hệ thống quy định

- Xấp xỉ 820 nhà cung cấp dịch vụ dạy nghề

- Nhà cung cấp dịch vụ và sản xuất cũng có thể cung cấp dịch vụ DN.

- Những nhà cung cấp khác nhau có những kỳ vọng khác nhau

+ Bằng tiến sĩ

Nguồn: Được tổng hợp từ Hội thảo về hệ thống ĐBCL trong dạy nghề, năm 2015, do TCDN tổ chức

1.1.3.4. Quản lí QTĐT nghề CNTT theo tiếp cận ĐBCL của Mỹ

Mỹ là một nước được xem là có ngành CNTT phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Hệ thống đào tạo CNTT của Mỹ chia làm 02 bộ phận chính: Hệ thống ĐT chính quy gồm các trường ĐH - CĐ và viện khoa học, ĐT những kỹ sư CNTT; Hệ thống ĐT phi chính quy gồm các khóa học ngắn hạn, chuyên ngành được cung cấp bởi các trường học, trung tâm và các hiệp hội [80].

Một đặc điểm nổi bật trong đào tạo nghề CNTT tại Mỹ là xác định các chuẩn chương trình đào tạo CNTT. Ưu điểm của các chương trình chuẩn này cho phép cập nhật những công nghệ mới và nhanh nhất.

Trong chương trình đào tạo về CNTT chương trình đào tạo AAS (Associate of Applied Science) về phát triển phần mềm và công nghệ phần mềm của Mỹ. Theo thông tin từ cổng thông tin giáo dục của Mỹ (http://education_portal.com) cấp học AAS về công nghệ phần mềm đào tạo các sinh viên thực hiện không chỉ công việc lập trình máy tính mà còn hoạt động như kỹ sư phần mềm và các kỹ năng nâng cao có khả năng phát triển thuật toán và giải quyết các vấn đề về lập trình. Sinh viên cũng cần được rèn luyện kỹ năng phân tích, kinh nghiệm chuyên môn và suy nghĩ sáng tạo. Các nội dung cần đào tạo là các môn về lập trình cơ bản, đại số, phân tích hệ thống, lập trình hợp ngữ, HTML, Java. Các kỹ năng cần nắm được là thiết kế và phát triển các chương trình máy tính bao gồm cả phần mềm mạng, hệ điều hành và các ứng dụng máy tính khác.

Chương trình đào tạo AAS của một số trường cụ thể của Mỹ. Chương trình đào tạo AAS về phát triển phần mềm (Software Development AAS Degree) của Dakota Country Technical College với 71 tín chỉ học trong hai năm với các môn học về truyền thông trong kinh doanh, hệ điều hành, mạng máy tính, nhập môn lập trình, các ứng dụng hỗ trợ kinh doanh, bảo trì máy tính, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, lập trình web, phân tích và thiết kế hệ thống, Java, .Net, cấu trúc dữ liệu, thực hành lập trình ứng dụng quản lý.

Chương trình đào tạo AAS về công nghệ phần mềm (AAS in Software Engineering) của Cleveland Institute of Electronics thực hiện trong 48 tuần bao gồm các môn học cơ sở của khoa học máy tính (nhập môn về máy tính, hệ điều hành, chu trình phát triển phần mềm, nhập môn về MS office, Javascript, quản trị cơ sở dữ liệu, SQL và hệ quản trị cơ sở dữ liệu), các môn về lập trình máy tính (lập trình với HTML, Visual Basic, ngôn ngữ lập trình C, lập trình C++, lập trình Java), các môn giáo dục chung (đạo đức nghề nghiệp, viết tài liệu kỹ thuật, triết học cơ bản, nhập môn xã hội học, chiến lược để thành công, quản lý nghề nghiệp), các môn cơ bản (đại số, lượng giác, vật lý) [80].

Trường đại học bang Arizona có 3 cấp đào tạo ở cấp độ đại học liên quan đến CNTT, đó là:

- Cử nhân ứng dụng khoa học về hệ thống tính toán và phần mềm (Bachelor of Applied Science, BAS, Degree in Software and Computing Systems). Chương trình này nhận học sinh đã tốt nghiệp AAS và học thêm 60 tín chỉ gồm các môn xã hội (19 tín chỉ), các môn động học quản lý, nhập môn về thống kê, truyền thông kỹ thuật và các môn tự chọn liên quan đến phát triển phần mềm.

- Cử nhân khoa học về công nghệ phần mềm (Bachelor Science in Software Engineering) với 120 tín chỉ gồm các môn học về thiết kế kỹ thuật, phương trình vi phân, kiến trúc máy tính, vật lý, ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật phần mềm, phần mềm cho doanh nghiệp (các loại phần mềm dùng trong doanh nghiệp), thống kê kỹ thuật, toán tính hoặc toán rời rạc, xã hội học, thuật toán, yêu cầu đặc biệt trong kỹ thuật, hệ thống máy tính, phần mềm hệ thống, lịch sử kỹ thuật, đại số tuyến tính.

- Cử nhân khoa học về khoa học máy tính chuyên ngành công nghệ phần mềm (Bachelor Science in Computer Science (Software Engineering) với 120 tín chỉ gồm các môn về lập trình Java, nhập môn về kỹ thuật, toán học cho kỹ sư, xã hội học, cấu trúc dữ liệu, lập trình hướng đối tượng, thiết kế số, toán rời rạc, Cấu trúc máy tính, ngôn ngữ lập trình, đại số tuyến tính, đạo đức nghề máy tính, nhập môn công nghệ phần mềm, lập trình phân tán, thống kê, nhập môn khoa học máy tính, hệ điều hành, phân tích thiết kế phần mềm, các dự án phần mềm, an toàn bảo mật, tương tác người máy.

Tham chiếu với chương trình đào tạo ở Việt Nam thì chương trình đào tạo CĐ nghề CNTT có các nội dung chính yếu dựa trên các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng cơ bản như sau:

- Khối kiến thức xã hội (Chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất ...)

- Ngoại ngữ (Tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh chuyên ngành)

- Khối kiến thức cơ bản chung (Toán ứng dụng cho tin học, toán rời rạc,...)

- Tin học căn bản (Tin học đại cương, hệ điều hành ...)

- Kỹ thuật lập trình (Lập trình C++, Lập trình Web...)

- Công nghệ mạng (Mạng máy tính, lắp đặt và bảo trì mạng, LT Java...)

- Ứng dụng đa phương tiện

- Ứng dụng cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu, SQL và quản trị cơ sở dữ liệu, Xây dựng ứng dụng quản lý ...)

- Hệ thống lập trình nhúng

- Ứng dụng mã nguồn mở

Thời gian đào tạo là 3 năm với 3.750 giờ (giờ lí thuyết 45 phút, giờ thực hành là 60 phút), chưa có quy chế về đào tạo theo tín chỉ, chưa có quy định về đồ án.

1.1.3.5. Quản lí đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ

Ấn Độ là nơi cung cấp nguồn nhân lực CNTT cho hầu hết các nước trên thế giới. Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT được mở rộng gồm Chính phủ và Ấn Độ còn khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống đào tạo CNTT quốc gia. Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ còn nhận rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT [80].

Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT của Ấn Độ được mở rộng đến hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam) đã thật sự phát huy có hiệu quả trong việc đào tạo bởi một số ưu điểm như sau:

Việc tổ chức ĐT: Được tiến hành theo chuẩn ĐTN. Mỗi lớp học thực hiện đào tạo chung về các môn xã hội và nhân văn, lý thuyết chuyên môn. Tiếng Anh, chú trọng thực hành chuyên môn, mỗi lớp chia thành 2 đến 3 nhóm; mỗi nhóm không quá 10 sinh viên. Các phòng thực hành đủ để rèn luyện các chuyên môn cần thiết; ngoài ra còn có phòng chế thử sản phẩm, triển khai các công nghệ tiên tiến.

Trong 3 năm đào tạo, chia thành 6 học kỳ. Mỗi học kỳ được thực hiện một khối kiến thức trọng tâm

Sinh viên năm thứ 2 và 3 được giao các đồ án môn học (Project). Số Project dự kiến là 2-3. Project đầu tiên tiến hành vào các học kỳ thứ 4 cho vùng kiến thức vừa có tính cơ sở vừa có tính nghề phổ thông; Project thứ 2 tiến hành vào các học kỳ thứ 5 có tính nghề chuyên sâu. Project thứ 3 bố trí vào học kỳ thứ 6 có tính ứng dụng và sắp xếp để làm theo đơn đặt hàng và thực hiện tại doanh nghiệp.

Trang thiết bị và điều kiện cho sinh viên: Mỗi sinh viên khi thực hành đảm bảo mỗi em được sử dụng một máy tính, có kết nối mạng tốc độ cao, đủ các phần

mềm cần thiết và có chương trình quản lý; chương trình giao tiếp giữa thầy và học sinh... Mỗi phòng học có máy chiếu và các công cụ cần thiết khác cho các sinh viên.

Để đạt được chỉ tiêu tuyển sinh, việc đầu tiên và quan trong nhất cần có một chiến lược phát triển đào tạo đúng đắn, đó là vì lợi ích của Quốc gia. Để thực hiện điều đó, đầu tiên cần nghĩ tới là mục đích và chất lượng đào tạo. Để đảm bảo chất lượng, cần có một chương trình đào tạo hiện đại, thiết thực và được điều chỉnh hợp lý phù hợp với môi trường đào tạo trên từng lạnh thổ khác nhau và sản phẩm chủ yếu được phục vụ cho các nhu cầu ở nước sở tại.

Các phương tiện truyền thông đăng thông tin, cung cấp những điều cần biết (khi tuyển sinh), trên báo, tivi, tạp chí, Internet… là cần thiết những là thứ cấp so với chất lượng, uy tín đào tạo của trường được tạo dựng.

1.1.4. Những nhận xét qua nghiên cứu tổng quan

Qua phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu một số công trình trong nước, ngoài nước cũng như kinh nghiệm quốc tế về việc quản lý QTĐT nghề, quản lý quá trình đào tạo nghề CNTT theo tiếp cận ĐBCL tác giả có một số nhận định sau:

Quản lí các nội dung đào tạo nói chung và quản lý đào tạo nghề CNTT nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên, mỗi tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề quản lý đào tạo khác nhau mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện, chưa hình thành được cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề CNTT trình độ CĐ một cách hệ thống và toàn diện.

Quản lý QTĐT nghề theo theo tiếp cận ĐBCL có một số nghiên cứu nhưng chỉ mang tính chung chung, chưa đề cập cụ thể vào việc áp dụng đào tạo cho một nghề hay một nhóm nghề nào. Vì vậy, đây là vấn đề hoàn toàn mới, thiết thực cần được nghiên cứu chuyên sâu để áp dụng cụ thể trong ĐTN tại Việt Nam.

Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tránh được nguy cơ tụt hậu về nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Để chất lượng đào tạo của nghề CNTT đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc biệt, để Việt Nam

tiếp cận được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chất lượng và hiệu quả trong ĐT nghề CNTT giữ vai quan trọng không thể thiếu. Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy “Quản lí quá trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng tiếp cận ĐBCL” là vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực CNTT đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Tóm lại: Phần tổng quan các nghiên cứu vấn đề, tác giả đã khái quát lược sử vấn đề nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các quan điểm, mô hình, công cụ QL, QLĐT, QL chất lượng, các nghiên cứu về việc ĐBCL, chỉ số ĐBCL của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới trong việc đào tạo nói chung và đào tạo nghề CNTT nói riêng và kinh nghiệm QLĐT nghề của một số nước trên thế giới tiếp cận ĐBCL. Qua đó tác giả cũng đã phân tích, luận giải, tóm tắt, tham chiếu với Việt Nam về các nội dung trong các nghiên cứu đã được công bố.

1.2. Các khái ni m cơ bản

1.2.1. Đào tạo nghề và quản lí QTĐT nghề

1.2.2.1. Đào tạo nghề, đào tạo trình độ cao đẳng nghề

a) Đào tạo nghề: Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học [66].

b) Đào tạo trình độ CĐ nghề: Nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn [66].

1.2.1.2. Quản lí đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghề

a) Quản lí đào tạo nghề

Theo một số quan điểm về quản lí đào tạo nói chung thì quản lí ĐTN trong nhà trường chính là nội dung, cách thức mà chủ thể quản lý cụ thể hóa và sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022