Quản Lí Cơ Sở Vật Chất, Đường Truyền (Mạng Lan, Mạng Internet)

Dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, như: kìm bấm mạng, tool nhấn dây mạng, bộ dụng cụ cầm tay (Tuốc nơ vít 2 cạnh và 4 cạnh, Kìm cắt dây các loại, Kìm tuốt dây các loại, …)

Quản lý

Xây dựng các quy định về việc quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu phục, vật tư, thiết bị vụ hoạt động dạy và học;

Xây dựng và ban hành định mức vật tư tiêu hao cũng như quy định về sử dụng vật tư, mô hình thiết bị, dụng cụ lắp ráp và sửa chữa phần cứng;

Xây dựng kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu cho từng học kỳ, năm học; Vật tư, nguyên vật liệu được cung cấp kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch và tiến độ đào tạo

Thường xuyên đánh giá, rà soát việc sử dụng: vật tư, mô hình thiết bị, dụng cụ lắp ráp và sửa chữa phần cứng. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

Các thiết bị và đồ dùng dạy học có hồ sơ quản lý rõ ràng và được sử dụng đúng quy định

Các thiết bị và đồ dùng dạy học được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo quy định của trường và nhà sản xuất.

Các thiết bị được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hoạt động dạy và học.

1.4.1.10. Quản lí cơ sở vật chất, đường truyền (mạng LAN, mạng Internet)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Yêu cầu:

Phòng học, phòng thực hành CNTT đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo; Các phòng học, xưởng thực hành bảo đảm quy chuẩn xây dựng

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 9

Có đủ chủng loại thiết bị dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo danh mục thiết bị dạy nghề CNTT đã được ban hành dưới dạng thông tư) phù hợp với quy mô đào tạo

Các thiết bị dạy nghề CNTT đảm bảo hoạt động bình thường, đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo

Đường truyền Internet phải có tốc độ phù hợp với chương trình đào tạo, độ ổn định và tốc độ đường truyền phải đảm bảo cho quá trình giảng dạy và thực hành của sinh viên.

Hệ thống mạng LAN, phải đảm bảo, gồm: Switch, Cáp mạng, Cáp mạng, Patch Panel, Connector, Wallplate, Tủ mạng, Modem ADSL, Switch.

Quản lý:

Trường có văn bản quy định về quản lý, sử dụng và sửa chữa, bảo dưỡng các phòng học, xưởng thực hành; Các phòng học, xưởng thực hành được bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hoạt động bình thường.

Xây dựng văn bản quy định về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, nâng cáp về CSVC, đường truyền internet đáp ứng hoạt động dạy và học.

1.4.2. Quá trình đào tạo

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu

Yêu cầu:

Có các thủ tục quy trình, quy định về việc xây dựng kế hoạch đào tạo, TKB được Hiệu trưởng phê duyệt và được công bố toàn trường.

Kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, kế hoạch phân công giảng dạy cho từng khóa học theo từng học kỳ của năm học phải đảm bảo phù hợp về CSVC trang thiết bị, phòng máy tính, phần mềm thực hành, …

Kế hoạch đào tạo nếu có thay đổi phải phải được phê duyệt.

Quản lý:

Xây dựng kế hoạch đào tạo đúng quy định, khoa học, chi tiết, phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo

Chuẩn bị nguồn nhân lực: rà soát nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, phần mềm, đường truyền internet, … phục vụ giảng dạy; có kế hoạch điều chỉnh và cập nhật thông tin nguồn lực phục vụ đào tạo.

Lập kế hoạch giảng dạy: Dự thảo KH học kỳ, tham vấn ý kiến, tiếp nhận, tham vấn ý kiến, gửi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đề nghị điều chỉnh, tiếp nhận, xem xét, thống nhất điều chỉnh, phân công thực hiện theo đúng các quy định đã ban hành

Lập thời khóa biểu: Tổng hợp phân công, nhập giữ liệu TKB, lập TKB, công bố dự thảo, tham vấn ý kiến giáo viên, gửi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đề nghị điều chỉnh, thống nhất điều chỉnh TKB, gửi phân bố giờ giảng GV.

Lập kế hoạch giáo viên, lập lịch giảng dạy, trình lãnh đạo phê duyệt.

1.4.2.2. Thực hiện tiến độ đào tạo

Yêu cầu:

Có bộ TTQT hoặc các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện tiến độ giảng dạy được Hiệu trưởng kí và đóng dấu.

Có bộ công cụ để kiểm soát được việc thực hiện tiến độ đào tạo, nhắc nhở nếu thấy việc thực hiện này không khả thi.

Quản lý:

Tổ chức đào tạo theo đúng tiến độ và kế hoạch năm học đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

Lập kế hoạch tiến độ và triển khai tới các lãnh đạo đơn vị giảng dạy. Kiểm soát, báo cáo tiến độ, tổng hợp báo cáo tiến độ, rà soát, tổng hợp. Lập đề nghị, xác nhận, tổng hợp và trình Hiệu trưởng ký duyệt

Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện tiến độ đào tạo nếu có thay đổi thì phải được phê duyệt trước khi thực thi

1.4.2.3.Quản lí hoạt động giảng dạy

Yêu cầu:

Có TTQT, quy định về hoạt động giảng dạy, được Hiệu trưởng phê duyệt Có các công cụ để đánh giá được chất lượng giảng dạy của giáo viên Bên sử dụng lao động có tham gia vào hoạt động giảng dạy

Phương thức giảng dạy đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người học

Đảm bảo rằng sau mỗi bài học sinh viên làm được một công việc, sau mỗi môn học/mô đun sinh viên có thể làm được một sản phẩm

Quản lý:

Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo quy định; sử dụng kết quả kiểm tra để kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học nếu cần thiết.

Thường xuyên dự giờ của GV từng tuần, từng tháng, trong năm học.

Đảm bảo giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm,…các nội dung giảng dạy không bị chồng chéo.

Lập các kế hoạch, thời khóa biểu, tiếp nhận triển khai, chuẩn bị giảng dạy, xem xét phê duyệt theo đúng mốc thời gian quy định của nhà trường.

Kiểm soát giảng dạy, xử lý vi phạm, khảo sát lấy ý kiến, xử lý các thông tin kịp thời, có các điều chỉnh, cải tiến kịp thời để giảng dạy luôn đạt kết quả cao nhất. 1.4.2.4.Quản lí hoạt động học tập

Yêu cầu:

Có các quy định, các hướng dẫn về hoạt động học tập của sinh viên ở trên lớp, phòng máy tính, các phòng lắp ráp cài đặt khác.

Sinh viên theo học phải thực hiện đầy đủ các nội quy quy định của khoa, trường về việc học tập tại phòng học lí thuyết, phòng học thực hành, nơi thực tập sản xuất

Thực hiện hoạt động tự học, nghiên cứu, tự giác thực hành nghiêm túc Sinh viên đi học đầy đủ

Quản lý:

Quản lí để SV thực hiện đúng các nội quy và các quy định, kịp thời động SV có lực học yếu, khen thưởng biểu dương SV có thành tích cao trong học tập.

Giáo viên thường xuyên đánh giá quá trình học tập để điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học

Chú trọng vai trò của sinh viên để sinh viên đóng vai trò là trung tâm trong các hoạt động

Khoa chuyên môn phải kiểm soát các được hoạt động học và giảng dạy của giáo viên trên lớp

Tỉ lệ sinh viên nghỉ học ở mức độ chấp nhận được

Kiểm soát, theo dõi nhận xét, đánh giá, đôn đốc, liên tục cải tiến và khắc phục những lỗi trong quy trình giảng dạy một cách kịp thời và chính xác để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

1.4.2.5. Quản lí thi kết thúc môn học/mô đun

Yêu cầu:

Có bộ thủ tục quy trình thi, kiểm tra kết thúc môn học/mô đun môn học được phê duyệt của Hiệu trưởng và được công bố để SV và giáo viên biết.

Tin học hóa một số công đoạn trong việc thi, tổ chức thi, như: phần mềm thi trắc nghiệm, công bố điểm thi, …

Kiểm tra, thi kết thúc môn học/mô đun môn học, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, theo đúng quy định đã được ban hành.

Phương pháp đánh giá đảm bảo đa dạng, khách quan, công bằng, chính xác và phù hợp với mục tiêu của môn học/mô đun

Có đầy đủ các văn bản/tài liệu liên quan đến nội dung đánh giá quá trình và kết quả học tập của SV (nội quy thi, các tài liệu liên quan đề thi, chấm thi, thông báo kết quả thi, kiểm tra ....)

Có văn bản/tài liệu thể hiện trường có tối thiểu 02 phương pháp đánh giá quá trình học tập của người học (thi viết dưới dạng trả lời câu hỏi mở, thi viết trắc nghiệm, vấn đáp, thi trên máy tính,…)

Quản lý:

Tổ chức thi theo đúng bộ Thủ tục quy trình đã được ban hành

Tổ chức lưu trữ các bài thi dưới hình thức phù hợp nhất theo đặc thù của môn học/ mô đun, như: bản cứng, bản mềm, file ảnh, các sản phẩm ….

Xử lý kịp thời các sự cố trong thi cử, đảm bảo rằng các sai sót (nếu có) phải được xử lý thỏa đáng.

1.4.2.6. Quản lí hoạt động thực tập kết hợp sản xuất

Yêu cầu:

Xây dựng và ban hành các quy định và hướng dẫn về việc thực tập kết hợp với sản xuất áp dụng cho SV theo học nghề về CNTT.

Đảm bảo 100% người học trước khi tốt nghiệp đều được học thực hành, thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp, …

Việc thực tập phải đúng chuyên ngành về CNTT

Quản lý:

Căn cứ kế hoạch đào tạo, xây dựng đề cương thực tập tốt nghiệp, xem xét, duyệt, tiếp nhận

Liên hệ thực tập, triển khai, đăng ký, ra các quyết định: Thực tập tốt nghiệp, nhật ký thực tập, hoàn thành báo cáo, thông qua báo cáo, chấm điểm và nhập điểm vào phần mềm vào các biểu mẫu theo quy định.

Lưu hồ sơ thực tập: Hợp đồng, biên bản thỏa thuận với doanh nghiệp; kế hoạch cho người học đi thực hành, thực tập; hình ảnh đi thực hành, thực tập; báo cáo của người học kết quả thực hành tại doanh nghiệp; danh sách người học đã được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, báo cáo đánh giá của doanh nghiệp về kết quả thực tập của người học,…

1.4.2.7. Quản lí thi tốt nghiệp

Yêu cầu:

Xây dựng các văn bản cụ thể để hướng dẫn về công tác thi tốt nghiệp (dựa trên quy chế 14) [7], có các hình thức thi tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng của nhóm nghề CNTT, như làm đồ án, …

Tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp, từ các khâu: thành lập hội đồng, xét điều kiện thi, đề thi, coi thi, chấm thi, công bố điểm thi theo quy định đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

Quản lý:

Lập kế hoạch, soạn đề thi, phê duyệt, chuẩn bị in và sao đề thi, tổ chức thi, chấm thi, tổng hợp điểm thi,… theo đúng quy định.

Nội quy thi, công nhận tốt nghiệp của trường, quyết định phê duyệt đối tượng được dự thi tốt nghiệp, quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp, các tài liệu liên quan đề thi, chấm thi,…phải được lưu giữ theo đúng các quy định đã được ban hành.

Công bố kết quả, tổ chức chấm phúc khảo theo đúng quy định.

1.4.3. Đầu ra

1.4.3.1. Định hướng việc làm và theo dõi sinh viên tốt nghiệp

Yêu cầu:

Thu thập thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường về hiệu quả, mức độ phù hợp, chất lượng đào tạo và một số khía cạnh khác về chất lượng đào tạo nghề CNTT của nhà trường.

Cam kết của nhà trường về việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, cam kết SDLĐ của doanh nghiệp sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Có các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc theo dõi vết sinh viên được Hiệu trưởng kí và đóng dấu.

Theo dõi vết sinh viên được sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Quản lý:

Thường xuyên tổ chức định hướng, cung cấp thông tin và giới thiệu việc làm cho sinh viên

Thực hiện điều tra lần vết đối với 100% sinh viên tốt nghiệp

Thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo và các khía cạnh khác

Hoạch định, lập kế hoạch, xem xét xác định nhu cầu của SV và của các doanh nghiệp sử dụng lao động nghề CNTT.

Xây dựng các biểu mẫu điều tra, quy trình tiếp nhận phiếu điều tra, cung cấp thông tin, tổng hợp kết quả, xem xét thực hiện kháo sát lần vết SV.

1.4.3.2. Quản lí ý kiến phản hồi của người học

Yêu cầu:

Có các văn bản, hướng dẫn nội dung thu thập ý kiến của SV học nghề CNTT trình độ CĐ.

100% SV nhận được phiếu lấy ý kiến sau khi kết thúc môn học/mô đun. Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với người học

Các kết quả phản hồi được sử dụng để cải tiến CL và phòng ngừa các sai sót

Quản lý:

Tổ chức xây dựng được bộ TTQT Lấy ý kiến phản hồi của người học

Thực hiện việc lấy ý kiến phải hồi, xử lý dữ liệu theo đúng các văn bản đã quy định của khoa/trường.

Có báo cáo kết quả việc thực hiện kế hoạch thu thập ý kiến hàng năm và các giải pháp khắc phục tồn tại tức thời.

Tổ chức để mỗi học kỳ ít nhất 1 lần, lập báo cáo kết quả lấy ý kiến theo mẫu trình BGH và thông báo cho Khoa.

Đề xuất các biện pháp khắc kịp thời về những điểm hạn chế của giáo viên, kết hợp với Khoa theo dõi quá trình khắc phục của giáo viên và báo cáo với BGH

1.4.3.3. Quản lí ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động

Yêu cầu:

Người sử dụng lao động thường xuyên nhận được phiếu xin góp ý về chất lượng đào tạo

Nội dung phiếu xin ý kiến là phù hợp với đơn vị sử dụng lao động tốt nghiệp nghề CNTT trình độ CĐ.

Các kết quả tổng hợp phải chính xác theo các số liệu điều tra, xử lý các số liệu để hoàn thiện hơn nữa chất lượng đào tạo, ngày các đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động

Kết quả ý kiến phản hồi được sử dụng để cải tiến chất lượng

Quản lý:

Tổ chức xây dựng kế hoạch và tổ chức thu thập ý kiến về mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với chất lượng đào tạo

Tổ chức xây dựng: kế hoạch và để ra rõ các hình thức để khảo sát Thực hiện theo đúng các kế hoạch đã được phê duyệt

Tổ chức họp đánh giá, tìm ra các biện pháp khắc phục và cải tiến

1.5. Quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL

Quản lý QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL là xây dựng hệ thống quản lí, và vận hành hệ thống, thực hiện hoạt động đánh giá và cải tiến,… thông qua các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ gồm 3 yếu tố: đầu vào, quá trình và đầu ra, cụ thể như sau:

1.5.1. Xây dựng khung tham chiếu quản lý QTĐT

a) Khung tham chiếu

Khung tham chiếu đưa ra các danh mục QL, tương ứng với nó là hoạt động QL cần thực hiện và chủ thể QL của các danh mục và hoạt động QL.

b) Mục đích và vai trò của khung tham chiếu

Khung tham chiếu là công cụ nền tảng cho hoạt động quản lý quá trình đào tạo nghề CNTT tiếp cận ĐBCL và cung cấp cơ sở hợp lý cho hoạt động đánh giá,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022