Những Nghiên Cứu Về Chất Lượng, Đbcl Đào Tạo

nước ta như: CNTT, Công nghệ Sinh học [36],…

Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát đó, trong những năm gần đây có nhiều luận án tiến sĩ đã đề cập đến những vấn đề trong công tác quản lí QTĐT và quản lí chất lượng đào tạo nghề và nghề CNTT, điển hình như:

Nguyễn Văn Hùng (2016), “Quản lý quá trình đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”, Luận án tiến sĩ QLGD, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Luận án: Xây dựng khung lý luận làm tiền đề nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp QLĐT của trường CĐN theo tiếp cận ĐBCL

Nguyễn Tuyết Lan (2015), “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Luận án: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý liên kết ĐT giữa trường CĐN với DN ở tỉnh Vĩnh Phúc góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội và quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.

Nguyễn Hồng Tây (2014), “Quản lý phát triển các trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Luận án: Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý phát triển các Trường CĐN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo cách tiếp cận cung - cầu nhân lực, QL theo mục tiêu (MBO) và QL dựa trên nhà trường (SBM) [82].

Nguyễn Thị Hằng (2013), “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Giáo dục, Luận án: Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nghề ở các trường DN theo hướng đào tạo đáp ứng được nhu cầu XH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam [37].

Phan Chính Thức (2003), “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân cho sự nghiệp CNH, HĐH”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, theo tác giả Đào tạo nghề là quá trình phát triển một cách có hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm. Trong quá trình đào tạo cần hình thành: kiến thức, kỹ năng, thái độ và

khả năng tự tìm việc, tự tạo việc làm và tự trao dồi chuyên môn để có thể thích ứng với thay đổi của khoa học công nghệ [86].

Nhiều tài liệu giáo trình về quản lí đào tạo nghề đã được biên soạn và phát hành như: Năm 1999, Trường Đào tạo Cán bộ Công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”; Tác giả Nguyễn Minh Đường (2001) với “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực [33]; Kỷ yếu hội thảo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với “ Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” (2005) của Nguyễn Viết Sự [72]... Tất cả những công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến chất lượng dạy nghề nói chung và nghề CNTT nói riêng trong những năm qua và các tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề CNTT trong thời gian tới phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

1.1.1.2. Ngoài nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức: Vấn đề quản lý quá trình đào tạo nghề nghiệp đã được nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng thuộc tổ chức nghiên cứu về lao động, kỹ thuật và kinh tế trong hoạt động dạy nghề của Cộng hòa Liên bang Đức. Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống lao động - xã hội [101].

Ở Trung Quốc, quán triệt quan điểm “Ba trong một” - Đào tạo, sản xuất, dịch vụ. Trong vấn đề đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, các trường dạy nghề luôn gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề [101].

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 3

Ở Mỹ đào tạo công nhân kỹ thuật được chú trọng và tiến hành ngay từ cấp THPT phân ban, các trường dạy nghề cấp trung học và các cơ sở đào tạo nghề sau THPT. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng chứng nhận, chứng chỉ công nhân lành nghề và có quyền được đi học tiếp theo [101].

Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều bố trí hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề bên cạnh bậc phổ thông và đào tạo bậc cao đẳng, đại học. Do sớm có hệ thống đào tạo nghề nên các nước tư bản phát triển đã tích lũy được nhiều kinh

nghiệm trong quá trình đào tạo cũng như quản lý đào tạo nghề liên tục được hoàn thiện, đổi mới để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức, ở Pháp, Nga, Hoa Kỳ [52], cho thấy, QLĐT trên cơ sở dựa vào ý kiến của Hội đồng chuyên trách về ĐT, sức mạnh của Hội đồng quốc gia sẽ tạo ra sự thống nhất trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến QLĐT của cơ sở ĐT họ phụ trách: Việc tự chủ và căn cứ theo chuẩn chung là cách quản lý đào tạo đáng được lưu tâm, tạo sự năng động, hướng tới chất lượng của các cơ sở đào tạo nhằm đạt yêu cầu của các cấp quản lý và thực tiễn xã hội, ở Nga tập trung tại một cơ quan chuyên trách, chịu ảnh hưởng của Hội đồng quốc gia có sự tham gia trực tiếp của các chủ thể tại các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo tính dân chủ và có các chính sách trong quản lý đào tạo được phù hợp; Các trường đào tạo đều hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật, coi trọng tự do học thuật trong quản lý đào tạo, có sự kết hợp giữa Ban Quản trị nhà trường với giới chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo nhưng có nguyên tắc, có khảo sát thường xuyên và chi phối các nguồn lực đầu tư cho cơ sở đào tạo một cách có căn cứ, tạo chiều sâu và hiệu ứng kép trong quản lý đào tạo.

1.1.2. Những nghiên cứu về chất lượng, ĐBCL đào tạo

1.1.2.1. Trong nước

Hoạt động ĐBCL du nhập vào Việt Nam vào thời điểm trước năm 1995 với sự ra đời của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm về KĐCL chất lượng giáo dục. Tháng 1/2002, Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo nằm trong Vụ Đại học (nay là Vụ Đại học và Sau đại học) được thành lập. Tiếp sau đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập. Các hoạt động đánh giá, đảm bảo và KĐCL đã bắt đầu được chú ý, tiếp theo sự ra đời của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập và đưa vào hoạt động.

Theo Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý dạy nghề cho thấy [15,

tr250]: Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 03 cách thức ĐBCL chủ yếu đó là: Đánh giá, kiểm toán và kiểm định được áp dụng ở các mức độ khác nhau tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường về “Quản lý chất lượng cơ sở giáo dục”, trong lĩnh vực dạy nghề thì ĐBCL là quá trình kiểm định các điều kiện ĐBCL đào tạo như chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tổ chức quá trình dạy học, tài chính [35].

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) về “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động”, một hệ thống ĐBCL đào tạo phải đáp ứng 3 yêu cầu: Xác định rõ các nội dung cần quản lý (khung tham chiếu); Các thủ tục qui trình thực hiện nội dung cần quản lý; Có những tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số để đối chiếu kết quả đạt được [88].

Tác giả Nguyễn Xuân Vinh về “Các giải pháp chiến lược phát triển ĐTN cấp tỉnh”, cho rằng: ĐTN là một quá trình gồm: Đầu vào, QTĐT và đầu ra [90].

Chất lượng ĐT và QLCL đã có nhiều nghiên cứu và công bố. Một số công trình tiêu biểu như “Một số vấn đề quản lý nhà trường” của tác giả Đặng Quốc Bảo; “Chất lượng giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Châu. Mới đây nhất tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên) trong sách “Quản lí chất lượng trong giáo dục”(2016) cho ta thấy một cách nhìn mới về quản lí chất lượng, một phương thức quản lý không nhằm vào chất lượng của một sản phẩm đơn lẻ, mà nhằm tới việc xây dựng một hệ thống quản lí trên cơ sở các quy trình thực hiện tất cả các công việc trong nhà trường để những sản phẩm của quá trình đào tạo đều đạt chất lượng [20],[23].

Theo tác giả Trần Khánh Đức trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2.000 (B2000-52-TĐ 44) về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ĐBCL đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp” đã xây dựng cơ sở lý luận về ĐBCL trong ĐT, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình tổng thể quá trình đào tạo và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của ISO và TQM [28].

Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính phổ quát ở trên, còn có nhiều luận án tiến sĩ đã đề cập đến những vấn đề cụ thể trong công tác quản lí QTĐT, đặc biệt là công tác ĐBCL và quản lí chất lượng ĐT, các luận án điển hình như:

Bùi Thị Hương (2011), “Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng chương trình đào tạo nói chung; Đề xuất một số biện pháp vận dụng một số đặc trưng cơ bản của TQM vào quản lý chất lượng; khuyến nghị với các cơ quan quản lý về đào tạo cơ chế và chính sách phù hợp để trường đại học có thể từng bước đưa triết lý TQM vào quản lí chất lượng chương trình đào tạo của trường mình [46].

Sái Công Hồng (2013), “Quản lý chương trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN)”, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án: Xây dựng khung lý thuyết quản lý chương trình đào tạo theo tiếp cận IQA; đề xuất, triển khai một số nhóm giải pháp theo tiếp cận ĐBCL của AUN để quản lý hiệu quả chương trình đào tạo [49].

Trần Linh Quân (2013) trong luận án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng”, đã xác định được nội dung, điều kiện để ĐBCL trong trường Cao đẳng chuyên nghiệp nói chung và trường CĐ có đào tạo giáo viên nói riêng ở Việt Nam; đề xuất hệ thống ĐBCL và một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường CĐ ở Việt Nam; giúp cho các nhà quản lí các trường CĐ ở Việt Nam có một hình dung toàn cảnh về vấn đề ĐBCL và hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng ĐT [69].

Vũ Duy Hiển (2013), trong luận án “Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”, đã đề xuất được một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận ĐBCL nhằm cải thiện và nâng cao CL. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo Đại học vừa làm vừa học tư liệu tham khảo có giá trị để có thể vận dụng phù hợp cho quản lý

quá trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực [39].

Theo Tác giả và Phạm Vũ Quốc Bình về “ĐBCL trong các CSDN trong bối cảnh hiện nay”, hoạt động đảm bảo chất lượng tại các cơ sở dạy nghề là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam, không phải lãnh đạo cơ sở dạy nghề nào cũng nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của hoạt động này. Do vậy, trong bối cảnh cảnh hiện nay để nâng cao chất lượng trong dạy nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động thì chúng ta cần phải: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ sở dạy nghề; tăng cường công tác tự kiểm định và đánh giá ngoài đối với các cơ sở đào tạo nghề; xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng đào tạo qua từng môn học/mô đun; sử dụng sổ ghi đầu bài; thường xuyên dự giờ của GV trong năm học; quản lý, xử lý các thông tin phản hồi của người học và các doanh nghiệp sử dụng lao động một cách tức thời; thành lập các tổ chức đánh giá ngoài một cách độc lập.

Một nội dung nữa về ĐBCL đó là vấn đề về KĐCL dạy nghề, điều 73 của Luật dạy nghề đã chỉ rõ [66]: Kiểm định CL dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với CSDN. Theo định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề [8] thì kiểm định CL dạy nghề là hoạt động đánh giá của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của CSDN hoặc chương trình dạy nghề, căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định CL dạy nghề do BLĐTB&XH ban hành.

Trên cơ sở của Luật dạy nghề BLĐTBXH đã cụ thể hóa bằng các quyết định quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL dạy nghề đối với trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề [9][10] và quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề về việc Phê duyệt hệ thống tiêu chí, chỉ số và hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo áp dụng trong triển khai thí điểm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo năm 2015 [78].

1.1.2.2. Ngoài nước

Trong vòng chục năm trở lại đây, số lượng các quốc gia thực hiện ĐBCL như một cách thức đánh giá chất lượng đào tạo đã tăng đáng kể. Hoạt động ĐBCL

trở thành công cụ được sử dụng hết sức rộng rãi để đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng, người học và các nhà tuyển dụng có những thông tin quan trọng về chất lượng của một cơ sở đào tạo cụ thể và thông tin tương đối toàn diện về CL của cả hệ thống giáo dục đào tạo [17].

Ở khu vực Đông Nam Á: Việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng của AUN (ASEAN University Nework - AUN: mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) được khởi xướng từ năm 1998 bởi Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng quản trị AUN (AUN-BOT), Giáo sư Tiến sĩ Vanchai Sirichana. Cuộc họp lần thứ IV của Hội đồng quản trị AUN tổ chức tháng 6 năm 1998 đã đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của AUN là vấn đề quan trọng hàng đầu cần ưu tiên phát triển. Thông qua hệ thống ĐBCL của AUN không còn biên giới học thuật giữa các trường đại học thành viên, hệ thống và chuẩn mực giáo dục đại học được hài hoà [1].

Ở Châu Âu: Năm 2003, tại Berlin đại diện các quốc gia Châu Âu đã ra các quyết định quan trọng về ĐBCL. Các Bộ trưởng nhận ra rằng: “Trách nhiệm chính trong việc ĐBCL ở các trường đại học nằm ở chính các Trường”. Các Bộ trưởng kêu gọi các thành nước thành viên, kết hợp lại nhằm mục đích để đi tới một bộ thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và hướng dẫn về ĐBCL và để tìm ra các biện pháp đảm bảo một hệ thống đánh giá chính xác cho các tổ chức, cơ quan [99]

Dự án Malta EQAVET (ĐBCL cho giáo dục và đào tạo dạy nghề Châu Âu) [94], dự án được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu trong khuôn khổ của Giáo dục - Nghe nhìn và cơ quan điều hành văn hóa cùng chương trình Lifelong Learning.

Nội dung được của nghiên cứu này được chia làm 3 phần chính:

- Phần đầu tiên cung cấp thông tin cơ bản về ĐBCL và sự phát triển liên quan ở cấp độ quốc gia và Châu Âu. Nó giới thiệu khái niệm về EQAVET;

- Phần thứ hai giới thiệu các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng trước đây được coi là thích hợp cho Malta bởi các đối tác dự án EQAVET. Nó mô tả cách các tổ chức VET (giáo dục và đào tạo dạy nghề) có thể sử dụng các chỉ tiêu này để thực hiện một bài tập kiểm kê cho hệ thống đảm bảo chất lượng hiện có của họ. Đây là bước đầu tiên hướng tới triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng;

- Phần thứ ba là phần quan trọng nhất của hướng dẫn này. Nó mô tả chu kỳ

chất lượng và tập trung vào việc làm thế nào các chỉ tiêu có thể được sử dụng cho cả việc thực hiện và phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng của bạn. Nó nhấn mạnh các khối xây dựng, khối cơ sở mà trên đó một hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả có thể được triển khai trong cơ quan VET.

Theo nghiên cứu của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xãhội, tổ chức Lao động Quốc tế thì [15]:

- Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 3 cách thức ĐBCL chủ yếu, đó là: đánh giá, kiểm toán và kiểm định. Ngoài ra, tại một số trường ĐH dân lập của Châu Á, có xu hướng “maketing” việc thực hiện đánh giá chất lượng theo chứng chỉ ISO - 9000 vốn được áp dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất, công nghiệp. Các trường này cho rằng hệ thống chứng chỉ chất lượng ISO giúp nhà trường đo lường được CL đầu vào và QTĐT. Tuy nhiên, hiện nay ở Châu Á chưa có một hệ thống ĐBCL nào kết hợp hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn ISO vào quá trình thực hiện ĐBCL quốc gia. Mỗi một cách thức ĐBCL: đánh giá, kiểm toán và kiệm định được áp dụng ở các mức độ khác nhau tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Đánh giá chất lượng là đánh giá các hoạt động dạy - học và các sản phẩm đầu ra trên cơ sở xem xét chi tiết cấu trúc chương trình giảng dạy, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Đánh giá chất lượng được sử dụng để xác định liệu nhà trường hay chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung hay không (CHEA, 2001). Đánh giá sẽ tập trung vào câu hỏi “Kết quả các hoạt động như thế nào?” (tức là tập trung vào kết quả đầu ra). Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước đã sử dụng phương pháp đánh giá (theo hình thức xếp hạng các cơ sở đào tạo ở Ấn Độ hoặc xếp hạng giáo viên ở Trung Quốc) kết hợp cùng với quá trình kiểm định.

Kiểm toán chất lượng: Trong lĩnh vực chất lượng giáo dục đào tạo hệ đại học, kiểm toán chất lượng được hiểu là một quá trình kiểm tra nhà trường có hay không có một quy trình BĐCL cho các hoạt động đào tạo và các hoạt động liên quan? Quy trình đó có được thực hiện không và thực hiện có hiệu quả như thế nào? (AUQA, 2001). Kiểm toán chất lượng thường hay đặt câu hỏi “Bạn đã thực hiện những gì mình tuyên bố tốt đến mức độ nào? Vì vậy mà hiện nay quá trình kiểm

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí