Giải Pháp Quản Lí Qtđt Nghề Cntt Trình Độ Cđ Tiếp Cận Đbcl

- Các CSDN đều có các văn bản về quản lý CSVC trong đào tạo nghề CNTT, nhưng thực tế cho thấy CSVC xuống cấp nhưng không được sửa chữa kịp thời, đặc biệt thiết bị nghề CNTT lạc hậu, cũ kĩ, quá bất cập so với sự thay đổi ở bên ngoài, thậm chí có thiết bị nghề theo danh mục tối thiểu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành. Dụng cụ, vật tư, đường truyền phục vụ cho hoạt động dạy và học còn nhiều bất cập.

- Giáo viên đóng vai trò quan trong trong việc tạo nên chất lượng ĐT nghề CNTT trình độ CĐ, nhưng thực tế qua khảo sát thì hầu hết họ chưa đạt các chuẩn mà thông tư 30 đề ra. Một số giáo viên cho rằng các chế độ đãi ngộ, ưu đãi dành cho giáo viên dạy nghề CNTT còn quá nhiều bất cập, không tương ứng với công sức mà họ cống hiến.

- Việc thi tốt nghiệp hệ CĐ nghề CNTT bị hạn chế về các văn bản quy định, không đánh giá đầy đủ được kết quả đầu ra của một sinh viên, nguyên nhân chủ yếu hình thức thi còn bất cập, chưa đa dạng, cách thức đang sử dụng không đánh giá được kết quả đầu ra phù hợp với nhu cầu ở ngoài thực tế.

- Phương pháp giảng dạy và các hình thức kiểm tra đánh giá chưa đa dạng, chưa phù hợp, chưa thực sự lấy người học làm trung tâm cho mọi hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do cách dạy, không bám sát vào chuẩn đầu ra để dạy học, việc kiểm tra đánh giá chưa phù hợp nên kết quả kiểm tra đánh giá không thể làm căn cứ để đưa ra phương pháp dạy và thay đổi cách học của sinh viên.

- Qua khảo sát thực trạng cho thấy công tác hướng nghiệp, định hướng việc làm và liên hệ công việc cho sinh viên chưa hiệu quả, một số CSDN chưa thực sự quan tâm, nhiều sinh viên còn lúng túng khi lựa chọn việc làm, thậm trí không tìm được việc làm phù hợp, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực nhưng lại không tìm nguồn cung cấp. Nguyên nhân chủ yếu là do khi đăng ký vào học nghề CNTT không được tư vấn nên trong quá trình học không phát huy được khả năng sẵn có của người học phù hợp với năng lực của chính họ, dẫn đến sinh viên học một thời gian là bỏ học, tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm đầu tiên có rất nhiều trường vượt trên 20%, gây lãng phí lớn cho các CSDN, xã hội và chính bản thân SV.

2/ Quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ theo tiếp cận ĐBCL

- Quản lí QTĐT tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL còn mới và xa lạ đối với những người quản lí trong một nhà trường. Việc xây dựng một hệ thống ĐBCL chưa được quan tâm đúng mức, đúng cách. Chính vì vậy mà hiệu quả, chất lượng đào tạo vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của các nhà sử dụng lao động đòi hỏi.

- Phần lớn các CSDN chưa thiết lập được hệ thống ĐBCL, chưa biết mục đích và ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL tác động đến chất lượng đào tạo nghề CNTT như thế nào. Chính vì vậy mà nội dung quản lý trong QTĐT còn chồng chéo, không thống nhất các khâu trong một CSDN.

- Thực tế cho thấy việc phối hợp thực hiện công tác quản lí QTĐT nghề CNTT giữa các phòng nghiệp vụ, khoa chuyên môn, các đơn vị trực thuộc trong một CSDN còn chồng chéo, nhiều vướng mắc, nhiều bất cập, nguyên nhân chủ yếu là do việc phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng, chưa hợp lý; không phân định rõ trách nhiệm từng đơn vị; việc điều chỉnh để phù hợp còn nhiều hạn chế; chưa hoặc chưa xây dựng tốt các bộ thủ tục/quy trình để thực hiện các công việc, nếu có thì không vận hành được hoặc vận hành không hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu do việc xác định nội dung công việc trong quá trình đào tạo nghề CNTT không rõ ràng, không chỉ rõ được chủ thể của các nội dung công việc.

- Một số CSDN có áp dụng ISO vào trong hoạt động quản lí QTĐT nghề CNTT, nhưng việc đánh giá nội bộ còn yếu kém, chỉ mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động đánh giá nội bộ còn rườm rà còn hình thức, thiếu vắng sự tham gia của cán bộ giáo viên vào quá trình đánh giá, việc khắc phục lỗi theo ISO phức tạp, không dễ thực hiện trong quá trình đào tạo nghề CNTT.

- Trong quá trình đào tạo chưa có một công cụ nào để đánh giá hay đo lường được chất lượng trong đào tạo ngoài điểm kiểm tra kết thúc môn học/mô đun môn học và điểm thi, mà bản chất của thi, kiểm tra theo quy chế 14 cũng còn nhiều vấn đề bất cập.

- Hoạt động tự kiểm định là cần thiết trong QTĐT một nghề, nhưng theo kết quả khảo sát thì nó chưa đem lại kết quả như mục tiêu đề ra, nguyên nhân chủ yếu

do quá trình quản lí hoạt động này tại các CSDN còn nhiều hạn chế, nhiều lỗ hổng cũng như nhiều bất cập.

- Thực tế trong hoạt động thanh tra dạy nghề còn nhiều tồn tại, bất cập: Số lượng các cuộc thanh tra còn rất ít so với yêu cầu, số địa phương, cơ sở được thanh tra còn quá ít so với tổng số cơ sở dạy nghề hiện có.

3/ Bối cảnh

Một nghịch lý đang tồn tại là trong khi các xí nghiệp, các khu chế xuất đang cần hàng vạn công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư thì vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, phải chăng là chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo hiện nay là chưa phù hợp, nhưng có một lí do nữa đó là việc kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau theo quan hệ cung cầu. Các cơ sở đào tạo đã nhận thức rõ về vấn đề này và đã chú trọng đến đào tạo theo nhu cầu, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng, kiến thức và thái độ. Để có được được những thông tin đó cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ nhà trường và doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nhằm đánh giá thực trạng các nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ và việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL của một số trường Cao đẳng nghề có đào tạo nghề về CNTT. Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 07 trường, thuộc 03 miền Bắc - Trung - Nam.

Kết quả cho thấy việc quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ, đặc biệt là việc quản lí các nội dung đó theo tiếp cận ĐBCL về cơ bản là làm đúng các văn bản quy định hiện hành nhưng chưa hiệu quả, chất lượng ĐT còn thấp chưa đáp ứng được các tiêu chí mà xã hội đang cần. Đặc biệt là hoạt động ĐBCL, hầu như các nhận định ở mức “chưa đạt”.

Việc quản lí nội dung QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ còn niều hạn chế và bất cập, các giải pháp trong công tác tuyển sinh không thực sự hiệu quả, chưa gắn được trách nhiệm của các tổ chức để thu hút vào học nghề CNTT trình độ CĐ; CSVC xuống cấp, đặc biệt thiết bị nghề CNTT lạc hậu, cũ kĩ, bất cập so với sự thay đổi ở bên ngoài; giáo viên đóng vai trò quan trong trong việc tạo nên chất lượng ĐT nghề CNTT trình độ CĐ, nhưng hầu hết họ chưa đạt các chuẩn mà thông tư 30 đề ra; việc kết thúc môn học/mô đun và thi tốt nghiệp còn nhiều bất cập, không đánh giá đầy đủ được kết quả đầu ra của một SV, nguyên nhân chủ yếu hình thức thi còn hạn chế, chưa đa dạng; phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, do cách dạy còn nhiều bất cập, chưa biết giảng dạy theo chuẩn đầu ra; công tác hướng nghiệp, định hướng việc làm và liên hệ công việc cho sinh viên chưa hiệu quả.

Quản lí QTĐT tạo nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL còn mới và xa lạ, chưa được quan tâm đúng mức, đúng cách. Phần lớn các CSDN chưa thiết lập được hệ thống ĐBCL, chưa biết mục đích và ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL tác động đến chất lượng đào tạo nghề CNTT như thế nào. Chính vì vậy mà nội dung quản lý trong QTĐT còn chồng chéo, không thống nhất các khâu trong một CSDN.

Do vậy, để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề CNTT trình độ cao đẳng trong bối cảnh cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động thì chúng ta cần phải có các giải pháp thiết thực

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

3.1. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng giải pháp

3.1.1. Đảm bảo tính logic, hệ thống

Tính logic và hệ thống của việc quản lí quá trình quản lý đào nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL đảm bảo cho các giải pháp đưa ra khi đưa vào thực hiện sẽ phù hợp với quy luật nhận thức cũng như thực tiễn khách quan, như vậy các biện pháp này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Tính logic đòi hỏi các giải pháp được đưa ra phải tuân theo một logic nhất định để đảm bảo cho tác giả pháp tác động đến các đối tượng một cách có hệ thống và tuân theo một quy tắc logic thì giải pháp đó mới phát huy được hiệu quả cao nhất. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính logic trong khi đề xuất các giải pháp quản lý là sự nối tiếp thông suốt theo một logic nhất định, phù hợp với quy luật nhận thức và thực tiễn, sự phối hợp nhịp nhàng giữa quan niệm về các giải pháp với quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp đó.

Ngoài ra, để đảm bảo tính logic thì các nhóm giải pháp luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời, không biệt lập nhau. Do đó, khi đề xuất các giải pháp quản lý cần thiết phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp, đồng bộ và thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, nhằm huy động đầy đủ, phối hợp thật chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động sư phạm, tất cả các lực lượng trong nhà trường có như thế mới đảm bảo được mục tiêu đề ra đạt mức toàn diện.

Trong quá trình quản lý đào tạo nghề CNTT để thực hiện mục tiêu ĐBCL thì các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và phải được đầu tư. Tuy nhiên, tuỳ vào từng giai đoạn để có sự ưu tiên đầu tư từng nội dung khác nhau. Quá trình thiết kế, vận hành phải đảm bảo tính logic, khoa học với bộ máy quản lý quá trình đào tạo của khoa CNTT và của Nhà trường mà mỗi trường CĐN là một hệ thống, vì vậy khi đề xuất giải pháp cụ thể cần phải xem xét các mối quan hệ có ảnh hưởng với hệ thống cơ chế, chính sách về ĐBCL.

3.1.2. Đảm bảo tính cấp thiết và khả thi

Chất lượng nhân lực yếu, số lượng hạn chế, nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam vẫn là điều trăn trở cho những người đang hoạt động trong ngành này. Trong khi đó CNTT có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, tạo nên thế giới phẳng, góp phần tạo nên phương thức phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Sẽ rất tồi tệ nếu như tất cả các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp không ứng dụng CNTT trong các công việc sẽ thấy sự bất lợi và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công việc.

Căn cứ vào những điều kiện cụ thể của nhà trường về khả năng về tài chính, về tổ chức, về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm, các tổ chức quản lý, rèn luyện sinh viên để bảo đảm tính tính khả thi của mô hình. Mô hình phải bảo đảm tính khoa học, tính hợp lý và phù hợp với những điều kiện trước mắt cũng như lâu dài.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Quản lí ĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL cần được xây dựng trên cơ sở yếu tố có sẵn về nội dung quản lí của trường CĐN. Khi xây dựng hoàn thiện cần tổ chức, cấu trúc lại quy trình thực hiện dựa trên những quy định có sẵn và tăng thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí. Thực hiện đánh giá quá trình đào tạo theo qui trình và thường xuyên điều chỉnh, từng bước hoàn thiện hệ thống ĐBCL trong ĐT nghề CNTT trình độ CĐ.

3.1.4. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả

Việc xây dựng mô hình quản lí QTĐT nghề CNTT tiếp cận ĐBCL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nghề CNTT. Vậy, nguyên tắc ĐBCL và hiệu quả luôn được đề cao trong quá trình xây dựng các nhóm giải pháp triển khai mô hình để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong ĐT nghề CNTT.

3.2. Giải pháp quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL

3.2.1. Xây dựng khung tham chiếu quản lí QTĐT

a) Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Giải pháp đưa ra nhằm xác định rõ các nội dung hoạt động cần quản lí trong suốt QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ là gì, chủ thể quản lí các hoạt động đó là ai.

Khung tham chiếu cũng là cơ sở để xây dựng các bộ TTQT thực hiện nội dung các công việc; là phương tiện, công cụ để xác định và đánh giá các nhiệm vụ và hoạt động mà chủ thể chịu trách nhiệm, để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh, khắc phục và cải tiến hệ thống.

b) Nội dung của giải pháp

Trên cơ sở nội dung quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CCD, tiến hành xây dựng khung tham chiếu các nội dung: đầu vào, quá trình, đầu ra. Nội dung chi tiết của khung tham chiếu có trong bảng 3.1dưới đây:

Bảng 3.1: Khung tham chiếu quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL


TT


Hoạt động quản lý cần thực hi n

Chủ thể quản lí

A

QUẢN LÍ QTĐT NGHỀ CNTT


I

Quản lí đầu vào


1

Công tác tuyên sinh



1. Xây dựng các văn bản/tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh của trường nói chung và của khóa CNTT nói riêng

Yêu cầu: Các văn bản phải được Hiệu trưởng phê duyệt

BGH, PĐT chủ trì, khoa CNTT

1.1. Xây dựng quy chế tuyển sinh của trường và các đặc thù của khoa CNTT

Yêu cầu: Quy chế tuyển sinh phải được phê duyệt và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như (báo, đài, website, ..)


PĐT chủ trì, khoa CNTT

1.2. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh

Yêu cầu: Quyết định phê duyệt chỉ tiêu phải được thong qua khoa chuyên môn và cơ quan chủ quan phê duyệt

PĐT, BGH,

khoa CNTT

1.3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo năm học

Yêu cầu: Kế hoạch tuyển sinh phải được hiệu trưởng phê duyệt, phổ biến tới khoa CNTT

PĐT, khoa CNTT

1.4. Xây dựng thông báo tuyển sinh theo năm học

Yêu cầu: Thông báo tuyển sinh phải được Hiệu trưởng ký

PĐT dự thảo thông báo

1.5. Thành lập Hội đồng tuyển sinh

Yêu cầu: Quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh phải được BGH phê duyệt và đóng dấu

PĐT dự thảo quyết định

1.6. Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký học nghề (thi tuyển hoặc xét tuyển)

PĐT hoặc phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lí quá trình đào tạo nghề công nghệ thông tin trình độ cao đẳng tiếp cận đảm bảo chất lượng - 16

Yêu cầu: Hồ sơ đăng ký học nghề theo đúng mẫu quy định trong quyết định số 08 về tuyển sinh trong dạy nghề

Tuyển sinh

1.7. Xây dựng các văn bản, các thủ tục liên quan đến coi thi, chấm thi, xét tuyển,..

Yêu cầu: Các văn bản này phải được ký duyệt và tuân thủ theo các biểu mẫu trong quyết định số 08 về tuyển sinh trong dạy nghề

Hội đồng tuyển sinh

2. Tổng hợp danh sách trúng tuyển

Yêu cầu: Quyết định phải được chủ tịch hội đồng ký duyệt

Hội đồng tuyển sinh cấp trường

3. Xây dựng báo cáo kết quả tuyển sinh hàng năm

Yêu cầu: Báo cáo phải được ký duyệt, thông qua hội đồng tuyển sinh và nộp lên cơ quan chủ quản

Hội đồng tuyển sinh của nhà trường

4. Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh tiến hành công tác thanh tra trong tuyển sinh theo đúng quy đinh

Yêu cầu: Biên bản phải có đầy đủ chữ ký và thành phần theo đúng quy định

Phòng thanh tra hoặc ban thanh tra nhân dân

5. Căn cứ vào danh sách trúng tuyển PĐT dự thảo quyết định phân lớp học.

Yêu cầu: Quyết định được hiệu trưởng ký và đóng dấu

PĐT

2

Xây dựng chuẩn đầu ra theo đ c thù của nghề CNTT



1. Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra (CĐR)

Yêu cầu: Ban chỉ được Hiệu trưởng phê duyệt

PĐT dự thảo QĐ, HT

2. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phân công các thành viên xây dựng CĐR của từng nghề

Yêu cầu: Kế hoạch phải được phê duyệt và công bố trong toàn trường

Ban chỉ đạo, HT

3. Các Khoa tổ chức xây dựng và hội thảo góp ý về CĐR, nộp lên Hội đồng khoa học nhà trường

Yêu cầu: Hội thảo góp ý phải các thành phần: nhà quản lí, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp

Trưởng Khoa chuyên môn CNTT

4. Hội đồng Khoa học xin ý kiến và tổ chức hội thảo, chỉnh sửa theo các ý kiến

Yêu cầu: Hội thảo phải đầy đủ các thành phần, biên bản ghi chép phải có đầy đủ các chữ kí

Hội đồng Khoa học nhà trường, khoa CNTT

5. Công bố bản dự thảo CĐR để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, hoàn thiện theo các ý kiến góp ý

Yêu cầu: Bản dự thảo phải được công bố rộng rãi, đủ các thành phần

Hội đồng Khoa học nhà trường, khoa CNTT

6. Hoàn thiện CĐR, Hiệu trưởng ký và ban hành

Yêu cầu: Hoàn thiện CĐR trên cơ sở các ý kiến góp ý, sau khi phê duyệt CĐR phải công bố: website, sinh viên, giáo viên, cán bộ, DoN

Hội đồng Khoa học nhà trường, khoa CNTT, HT


Xây dựng chương trình đào tạo



1. Xây dựng các văn bản, các hướng dẫn, các quy định về việc xây dựng chương trình đào tạo

Yêu cầu: Các văn bản phải được hiệu trưởng phê duyệt và đóng dấu


PĐT

2. Quyết định về việc xây dựng chương trình đào tạo (theo năm học hoặc theo khóa học)

Yêu cầu: Quyết định xây dựng phải căn cứ vào thực tế, chú trọng về: nội dung, điều kiện thực tế, văn bản chỉ đạo


Ban Giám hiệu; PĐT

3. Xây dựng và triển khai kế hoạch

Yêu cầu: Kế hoạch phải được phê duyệt, việc triển khai phải được họp bàn thống nhất trong khoa

Ban Giám hiệu; PĐT, khoa CNTT

4. Thực hiện biên soạn chương trình đào tạo

Yêu cầu: Chương trình biên soạn phải tuân thủ đầy đủ các quy định

Tiển ban biên soạn (khoa

CNTT); Thư ký

5. Tổng hợp kết quả biên soạn chương trình đào tạo

Yêu cầu: Kết quả các tiểu ban gửi lên phải được thông qua các thành viên của tiểu ban và ký

Tiển ban biên soạn (khoa

CNTT)

6. Tổ chức thẩm định chương trình

Yêu cầu: Tổ chức thẩm định theo hướng dẫn và phải thông qua biên bản trước hội đồng

Hội đồng thẩm định

7. Dự thảo và ban hành quyết định

Yêu cầu: Có đầy hồ sơ về việc xây dựng chương trình trước khi trình Hiệu trường ký; quyết định ban hành phải gửi trực tiếp đến cá đơn vị liên quan


Thư ký hội đồng thẩm định, BGH



4

Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo



1. Tờ trình xin chỉnh sửa chương trình đào tạo

Yêu cầu: Khoa làm tờ trình nêu rõ lý do điều chỉnh chương trình

Khoa CNTT,

PĐT

2. Lập hồ sơ xin điều chỉnh

Yêu cầu: Hồ sơ xin điều chỉnh phải có đầy đủ các biên bản kèm theo

Khoa CNTT, PĐT

3.Tổng hợp hồ sơ và lập kế hoạch triển khai việc thẩm định chương trình đào tạo

Yêu cầu: Kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt

PĐT,

Khoa CNTT

4. Thẩm định

Yêu cầu: Thẩm định theo đúng các quy định đã ban hành

Hội đồng thẩm

định

5. Ký và ban hành quyết định chương trình đào tạo

Yêu cầu: Quyết định phải được ký và đóng dấu của Hiệu trưởng

Ban Giám hiệu,

thư ký

5

Biên soạn giáo trình



1. Xác định nhu cầu về việc biện soạn giáo trình, học liệu phục vụ cho đào tạo nghề CNTT

Yêu cầu: Phải căn cứ vào chương trình đào tạo, hằng năm CNTT rà soát xem có các môn học/mô đun chưa có giáo trình đào tạo; Rà soát xong, khoa CNTT lập biểu danh sách các môn học/mô đun chưa có giáo trình và gửi về phòng đào tạo


Khoa CNTT, PĐT

2. Tổng hợp nhu cầu (danh sách các môn học/mô đun yêu cầu về

việc biên soạn giáo trình)

PĐT

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí