lí tư vấn học đường, thực trạng hoạt động TVHN qua khảo sát về các đối tượng: CBQL, GV, HS và cha mẹ HS. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng lựa chọn sai ngành nghề của HS THPT. Đề xuất biện pháp/ giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TVHN. như: 1) Đẩy mạnh tuyên truyền về TVHN cho GV và HS, phụ huynh HS; 2) Xây dựng kế hoạch TVHN phù hợp với điều kiện tổ chức của nhà trường, điều kiện địa phương và nhu cầu của HS; 3) Chỉ đạo đổi mới nội dung hoạt động TVHN theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn; 4) Tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động TVHN; 5) Phối hợp và huy động hiệu quả các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tham gia hoạt động TVHN cho HS; 6) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TVHN; 7) Bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV, tư vấn viên; 8) Xây dựng và sử dụng hiệu quả các địa chỉ TVHN cho HS. Nội dung trong các tài liệu tập huấn, chuyên đề đã trình bày quá trình TVHN.
Nhìn chung: Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu và ở nước ta mới chỉ gần 40 năm nhưng đã thu được kết quả đáng trân trọng. Kết quả nghiên cứu về hoạt động TVHN làm rõ về cơ sở lí luận TVHN vấn đề tư vấn nghề TVHN, tham vấn nghề. Đặc biệt được quan tâm về: khái niệm, lí thuyết của Holland, quy trình tư vấn nghề, tám hình thức để tìm hiểu thực trạng nhu cầu TVHN của HS THPT; mô hình “Tổ tư vấn nghề trong trường phổ thông”. Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp/biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TVHN ở trường THPT. Về kết quả nghiên cứu quản lí hoạt động TVHN chưa làm rõ và đầy đủ cơ sở lí luận. Chỉ hệ thống cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN theo quan điểm quản lí về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện. Trình bày thực trạng quản lí tư vấn học đường, thực trạng hoạt động TVHN qua khảo sát về các đối tượng: CBQL, GV, HS và cha mẹ HS. Đề xuất biện pháp/ giải pháp tập trung vào các nội dung của quản lí như: nội dung, phương pháp và hình thức, kiểm tra và đánh giá kết quả, phối hợp với gia đình và xã hội, điều kiện cho hoạt động GDHN trong trường THPT, biện pháp quản lí tư vấn học đường. Như vậy xác định nội dung quản lí hoạt động TVHN cho HS các trường THPT theo tiếp cận lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN còn bị bỏ ngỏ.
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Khái niệm tư vấn
Thuật ngữ “couseling” trong tiếng Anh được chuyển sang tiếng Việt chủ yếu thành hai thuật ngữ “tư vấn” và “tham vấn”. Hiện nay, giữa các nhà chuyên môn còn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuật ngữ “tham vấn” được sử dụng trong lĩnh vực tâm lí học bởi tham vấn tâm lí khác với tư vấn ở chỗ nhà tham vấn không được phép cho khách hàng những lời khuyên (như trong tư vấn), mà chủ yếu bằng các thủ pháp chuyên môn khác nhau, khích lệ khách hàng để họ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình một cách phù hợp nhất. Thuật ngữ “tư vấn” với nội hàm chung, bao gồm cả tham vấn tâm lí thường được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà trong quá trình làm việc nhà TVHN vừa có thể sử dụng các biện pháp tâm lí làm cho khách hàng hiểu rõ bản thân, những mặt mạnh mặt yếu của họ vừa cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến ngành nghề khác nhau trong xã hội, từ đó hướng dẫn hoặc đề xuất cho khách hàng những cách thức/phương án lựa chọn ngành nghề trên cơ sở phân tích sự phù hợp giữa năng lực, sở thích điều kiện cá nhân và những yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động… (Lê Thị Thanh Hương, 2010, tr.24 - 25).
Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (2002,tr.5) cho rằng tư vấn là “phát biểu ý kiến về một vấn đề gì đó nhưng không có quyền quyết định”. Hiệu quả của tư vấn chính là tính thuyết phục trong lí lẽ, cách luận giải phù hợp với tâm lí, nhu cầu tìm nhiều của đối tượng cần giúp đối tượng tư vấn quyết định cách giải quyết tình huống, vấn đề gặp phải. Hoạt động tư vấn thường gần với hoạt động giáo dục.
Trong bài viết “TVHN cho HS phổ thông”, tác giả Đặng Danh Ánh (2009, tr.1) nhận định: Tư vấn là việc đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp kĩ thuật được tiến hành bởi chuyên gia giúp cho người có nhu cầu (khách hàng) thực hiện một công việc hay mục đích chuyên môn cho trước hay tư vấn là một dịch vụ “chất xám” (trong đó các chuyên gia có đủ năng lực và phẩm chất thích hợp) tiến hành một cách độc lập, khách quan theo thỏa thuận các vấn đề: cập nhật, xử lí thông tin, kiến thức, phát hiện phân tích vấn đề; lựa chọn giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể nhằm chuyển giao chúng đến người có nhu cầu vào đúng lúc, theo đúng cách để đạt mục tiêu, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh
- Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Quản Lí Hoạt Động Tvhn Ở Trường Thpt
- Khái Niệm Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Phân Cấp Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Cũng theo tác giả, tư vấn chọn nghề bao gồm TVHN cho HS THPT và tư vấn nghề cho HS, SV các trường dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH khi các em mới nhập trường.
Phạm Ngọc Linh (2013, tr.21) đã định nghĩa tư vấn là “quá trình tương tác tích cực giữa người tư vấn với người có nhu cầu tư vấn nhằm giúp cho người có nhu cầu tư vấn tự giải quyết vấn đề của chính mình”.
Từ những nghiên cứu trên, có thể hiểu tư vấn là hoạt động có sự tác động của chủ thể tư vấn và khách thể được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó. Chủ thể tư vấn là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, được đạo tạo chuyên nghiệp, có kiến thức, kĩ năng và các phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động tư vấn. Khách thể được tư vấn là người đang gặp khó khăn về các vấn đề liên quan đến tâm lí hay các mối quan hệ xã hội mà không tự giải quyết được và có nhu cầu được giúp đỡ. Kết quả của hoạt động tư vấn là khách thể được tư vấn lớn mạnh về nhận thức và tự giải quyết được vấn đề khó khăn của mình.
1.2.2. Khái niệm hướng nghiệp
Khái niệm “Hướng nghiệp” truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế về Tâm lí học năm 1938 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Sau đó, ở các nước phương Tây đã ứng dụng những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp vào thực tế cuộc sống. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Hướng nghiệp” (Carreer guidance) được các nhà giáo dục Việt Nam định nghĩa như sau:
Dưới góc độ tâm lí học, Đặng Danh Ánh (2002) quan niệm: “Hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp cho HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lí của cá nhân, với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường”. Hướng nghiệp không chỉ gắn với khâu chọn nghề của HS phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kì trường chuyên nghiệp nào (doanh nghiệp, THCN, CĐ, ĐH) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh- nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp. Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi HS đến trường (trọng tâm là trường THCS, THPT) đến khi các em có một nghề trong tay. Trong cách tiếp cận này, ông cho rằng mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị
cho thanh thiếu niên sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề.
Phạm Văn Sơn (2009, tr.15-16): Hướng nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ những dịch vụ hoặc hoạt động với mục đích hỗ trợ các cá nhân ở mọi lứa tuổi và vào mọi thời gian trong cuộc đời, đưa ra những lựa chọn về đào tạo, học tập và nghề nghiệp và quản lí sự nghiệp của mình. Những dịch vụ này có thể ở các trường học, các trường CĐ, ĐH, các tổ chức đào tạo dịch vụ tuyển dụng công, ở nơi làm việc, ở khu vực tư nhân, tình nguyện hoặc cộng đồng. Những hoạt động này có thể được tiến hành cho một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân, có thể là qua tiếp xúc từ xa như qua điện thoại, qua website... Những hoạt động này bao gồm cung cấp thông tin nghề nghiệp (bằng ấn bản, trên mạng hoặc các hình thức khác), các công cụ đánh giá và tự đánh giá, phỏng vấn, TV, những chương trình giáo dục nghề nghiệp để giúp các cá nhân phát triển nhận thức về bản thân, nhận biết cơ hội và những kĩ năng quản lí sự nghiệp), chương trình thử (lựa chọn mẫu trước khi lựa chọn chính thức), chương trình tìm kiếm việc làm và những dịch vụ chuyển tiếp.
Quan điểm của tổ chức Khoa học giáo dục văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) năm 1970 định nghĩa: “Hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận thức được các đặc tính của mình và phát triển những đặc tính đó để chọn ngành học và các hoạt động chuyên môn trong mọi hoàn cảnh của đời sống với mong muốn được phục vụ xã hội và phát triển trách nhiệm của mình”. Theo định nghĩa này, con người là chủ thể của định hướng cá nhân, hướng nghiệp chỉ tạo điều kiện để con người mở rộng khả năng hoà nhập xã hội và hòa nhập nghề nghiệp.
Thông tư số 31-TT/17/11/1981 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lí HS phổ thông tốt nghiệp quy định “Hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lí và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lí HS sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở
giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục toàn diện; Hướng nghiệp phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ của đất nước và địa phương; Mức độ nội dung, hình thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của HS (sức khỏe, lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng...)”.
Theo Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục thì hướng nghiệp là hoạt động “giúp đỡ lựa chọn ngành nghề”, “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”.
Nhìn chung, các quan điểm trên đều xem hướng nghiệp là một hoạt động trợ giúp cá nhân lựa chọn được một nghề không chỉ phù hợp với năng lực, nguyện vọng cá nhân mà còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Như vậy, khái niệm hướng nghiệp trong đề tài này được hiểu là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và toàn xã hội vào quá trình định hướng nghề nghiệp của cá nhân bằng cách giúp họ lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của mình trong cuộc sống trên cơ sở kết hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng của cá nhân với điều kiện gia đình và nhu cầu thị trường lao động, qua đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù hợp trong lao động nghề nghiệp sau này.
1.2.3. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp
Thuật ngữ “tư vấn hướng nghiệp” đã được đề cập trong nhiều tài liệu nhưng chưa có tác giả hay công trình nào chỉ ra thật rõ ràng sự giống nhau và khác nhau giữa tư vấn nghề, TVHN và tư vấn nghề nghiệp (Career counseling) nhưng theo các tác giả Đặng Danh Ánh (2009, tr.3-4); Lê Thị Thanh Hương (2010, tr.32-33), ba thuật ngữ trên có:
Điểm giống nhau: Về hình thức lẫn nội dung thì tư vấn nghề, TVHN và tư vấn nghề nghiệp đều có mục tiêu chung nhất, cao nhất là giúp HS chọn được ngành học, nghề học và trường học sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề, của xã hội và đặc điểm của bản thân các em.
Điểm khác nhau cơ bản: Xét về đối tượng, phạm vi và mức độ thì tư vấn nghề là tư vấn diện hẹp, phạm vi diễn ra trong trường dạy nghề, trường TCCN, nó gắn với một ngành, một nghề cụ thể và đặc biệt gắn với khâu tuyển chọn nghề. Tư vấn nghề nghiệp bao gồm tất cả những hoạt động tư vấn gắn với những lựa chọn nghề nghiệp trải dài trong toàn bộ cuộc đời của cá nhân, trong khi đó TVHN quan tâm chủ yếu đến việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho HS trong các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông. TVHN là tư vấn diện rộng, đối tượng của TVHN là HS phổ thông, phạm vi diễn ra trong nhà trường phổ thông và trong trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Như vậy, nội hàm khái niệm tư vấn nghề nghiệp bao hàm cả nội hàm khái niệm TVHN. TVHN được xem như là giai đoạn đầu của tư vấn nghề nghiệp.
Hiện nay, ở nước ta vẫn sử dụng khái niệm tham vấn hướng nghiệp và TVHN. Trong đó, TVHN là “quá trình tương tác tích cực giữa nhà tham vấn - người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn với thân chủ đang có vấn đề khó khăn về lựa chọn nghề nghiệp cần được giúp đỡ. Thông qua các kĩ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải, đồng thời nâng cao được khả năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống.” (Nguyễn Thị Cẩm, 2018, tr.166). Như vậy, tham vấn hướng nghiệp không cho HS lời khuyên. Theo tác giả Nguyễn Thị Cẩm, nội dung tham vấn hướng nghiệp cho HS gồm: 1) Giúp HS: tìm hiểu yêu cầu và đặc điểm nghề; tự đánh giá năng lực, tính cách, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của bản thân; phân tích, đánh giá thị hiếu về nghề của xã hội một cách khách quan, đúng đắn. 2) Xây dựng mối quan hệ phù hợp với cha mẹ nhằm thúc đẩy sự thành công của việc lựa chọn nghề nghiệp. 3) Kết nối HS với các nguồn hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề. Còn khái niệm TVHN được hiểu:
Theo Đỗ Thị Bích Loan (2015, tr.2) thì TVHN là các hoạt động nhằm hỗ trợ cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia. TVHN giúp HS nắm bắt được khái niệm nghề, nhu cầu của xã hội về nguồn lao động, sự phù hợp của những đặc điểm tâm lí cá nhân đối với nghề mà các em định chọn.
Theo Hồ Phụng Hoàng Pheonix và Trần Thị Thu (2015, tr.43): TVHN được hiểu là hệ thống những biện pháp tâm lí, giáo dục và một số biện pháp khác được các chuyên viên TVHN, các thầy/cô giáo làm nhiệm vụ TVHN…(gọi chung là tư vấn viên - TVV) sử dụng nhằm phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ của HS, sinh viên, thanh, thiếu niên… (gọi chung là người được tư vấn - NĐTV); đối chiếu các khả năng thực có của HS với những yêu cầu của bậc học cao hơn hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Từ đó, giúp cho NĐTV tự tìm ra giải pháp và từng bước giải quyết vấn đề để chọn được hướng học hoặc chọn nghề phù hợp. Tùy theo đối tượng và nhu cầu, TVHN có thể là: tư vấn hướng học để giúp các em lựa chọn ban, ngành học, trường học phù hợp ở bậc học cao hơn, hoặc tư vấn chọn nghề để giúp các em lựa chọn ngành nghề và cơ sở đào tạo nghề vừa phù hợp với nguyện vọng, sở thích, khả năng nghề nghiệp của các em, vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nhân lực của địa phương, xã hội.
Theo Phạm Ngọc Linh (2013, tr.26): TVHN là một hoạt động nhằm giúp cho các cá nhân nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lí bản thân để lựa chọn nghề phù hợp”. Trong định nghĩa này, TVHN có những đặc điểm cụ thể sau: Mục đích của TVHN là giúp cá nhân nâng cao nhận thức để tự chọn được nghề phù hợp nhất với bản thân. Giữa người tư vấn và người được TVHN có mối quan hệ tương tác, tin cậy; Nội dung tâm lí của hoạt động tư vấn: Nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lí bản thân để lựa chọn nghề phù hợp.
Tổng hợp các định nghĩa trên, trong đề tài này sử dụng khái niệm TVHN là hệ thống những biện pháp tâm lí, giáo dục, một số biện pháp khác và lời khuyên được đội ngũ TVHN sử dụng giúp HS nắm bắt được khái niệm nghề, nhu cầu của xã hội về nguồn lao động, sự phù hợp của những đặc điểm tâm lí cá nhân đối với nghề. Trên cơ sở đó, giúp HS nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lí bản thân; phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ và đối chiếu các khả năng thực có của chính mình với những yêu cầu xã hội đối với nghề mà các em định chọn.
1.2.4. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
Tác giả Phạm Văn Sơn (2011, tr.1) quan niệm: TVHN trong giáo dục phổ thông là sự định hướng hoạt động của HS nhằm hình thành ở các em khuynh hướng nghề nghiệp trên cơ sở nghiên cứu một quá trình lâu dài hoặc một thời gian về những đặc điểm cá nhân của mỗi HS. Mục đích cuối cùng cần đạt của TVHN cho HS phổ thông là tiến hành tư vấn nhằm giúp HS chọn được nghề, được ngành học, được trường học thích hợp.
Phạm Ngọc Linh (2012, tr.1) trong bài viết “Đặc điểm nhận thức của HS từ góc nhìn TVHN” đánh giá: TVHN cho HS THPT là một hoạt động mà hiệu quả của công việc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với mỗi cá nhân mà còn là điều kiện cần thiết đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội. Mục đích cuối cùng của TVHN là dưới sự trợ giúp của người tư vấn, người được tư vấn nâng cao nhận thức về thế giới nghề và đặc điểm nghề định chọn, hiểu đúng thông tin về thị trường lao động, phân tích được đặc điểm tâm lí bản thân rồi từ đó có hành vi chọn nghề phù hợp.
Trong luận án có tên “TVHN cho HS THPT”, tác giả Phạm Ngọc Linh (2013, tr.35) đã đề xuất khái niệm TVHN cho HS phổ thông như sau: “TVHN cho HS phổ thông được hiểu là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho HS về nghề, về nhu cầu xã hội đối với nghề và nâng cao hiểu biết cho HS về tâm lí bản thân, qua đó HS có thể lựa chọn được một nghề phù hợp”. Từ khái niệm này, TVHN cho HS THPT có những đặc điểm cụ thể là: Mục đích của TVHN là tư vấn nâng cao hiểu biết của HS về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lí của bản thân phù hợp với nghề. Trên cơ sở HS có hiểu biết đúng, đủ, chính xác về “ba cạnh” nói trên, HS sẽ có hành vi tự quyết định lựa chọn được nghề phù hợp với đặc điểm tâm lí của bản thân và nhu cầu xã hội; Tư vấn nâng cao nhận thức cá nhân về thế giới nghề nói chung và tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu của nghề sẽ chọn; Tư vấn nâng cao hiểu biết của HS về đặc điểm tâm lí cá nhân, xét xem mình thật sự hứng thú với nghề nào, năng lực và tính cách cá nhân phù hợp với nghề nào trong xã hội. Tư vấn để HS có hiểu biết đúng, đầy đủ nhu cầu xã hội về nghề, từ đó có lựa chọn nghề phù hợp. Trong quá trình tư vấn, nhà tư vấn và HS THPT tích cực, cởi mở trao đổi, thảo luận, phân tích...,