Khái Niệm Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông


sau khi phân tích đặc điểm tâm sinh lí cá nhân, HS sẽ đối chiếu với yêu cầu của nghề để tìm ra sự phù hợp nghề, từ đó các em tự quyết định lựa chọn nghề nào đó phù hợp với mình.

Trong đề tài này, khái niệm TVHN ở trường THPT được hiểu theo quan điểm của tác giả Phạm Ngọc Linh.

1.2.5. Khái niệm hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

Dựa trên khái niệm TVHN ở trường THPT của tác giả Phạm Ngọc Linh (2013), hoạt động TVHN cho HS THPT là quá trình tương tác giữa đội ngũ TVHN với HS theo mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức TVHN nhằm giúp HS hiểu vấn đề của bản thân và đưa ra quyết định lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với hợp với khả năng, điều kiện cá nhân, gia đình và xu hướng phát triển nghề nghiệp đó trong xã hội.

1.2.6. Khái niệm quản lí

Khái niệm quản lí đã hình thành cùng với sự xuất hiện của hợp tác và phân công lao động. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lí. Quản lí vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả tầm vĩ mô và vi mô. Thuật ngữ quản lí được nhiều nhà nghiên cứu đề cập:

Theo Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich (1998, p.29) trong tác phẩm Những vấn đề cốt yếu của quản lí: Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành cách quản lí là một nghệ thuật; còn kiến thức có tổ chức về quản lí là một khoa học”.

Tác giả Thái Duy Tuyên (2010, tr.574) cho rằng: “Quản lí là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra”.

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2002, tr.1030): Quản lí là sự trông coi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 7

Theo tác giả Nguyễn Lộc (2010, tr.16): “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức”.

Theo Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức (2012, tr.32): “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Quản lí bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

- Chủ thể quản lí (có thể là một người hoặc nhiều người).

- Đối tượng bị quản lí (có thể là một người hoặc nhiều người, sự vật, sự việc…).

- Mục tiêu quản lí nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Chủ thể tiến hành các tác động quản lí bằng các công cụ quản lí và phương pháp quản lí.

Đề tài này sử dụng khái niệm quản lí là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí, thông qua thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu quản lí. Bản chất của quản lí là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí có mối quan hệ tác động qua lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lí nảy sinh các động lực quản lí, còn khách thể quản lí làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lí.

1.2.7. Khái niệm quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

Từ khái niệm “quản lí” và những khái niệm về “hướng nghiệp”, “TVHN”, cho thấy công tác quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường chính là một bộ phận không thể thiếu của quản lí giáo dục. Quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT là hệ thống


những tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá) hoạt động TVHN và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của nhà trường nhằm đạt mục tiêu của hoạt động này cho HS trong trường THPT.

1.3. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.3.1. Mục đích

Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” phê duyệt đề án ngày 14 tháng 5 năm 2018 đã khẳng định: Mục tiêu chung là: “Tạo bước đột phá về chất lượng GDHN trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng HS sau THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong Quyết định đã xác định 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Nhằm thi hành quyết định này, mục đích của hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT cho từng đối tượng cụ thể như sau:

Đối với HS

Giúp HS khám phá “mình là ai” về năng lực/ kĩ năng/ điểm mạnh của bản thân. Các em tìm hiểu được các cơ sở lao động của địa phương và quốc gia, bao gồm thị trường lao động, nhu cầu của xã hội, các đặc tính của nghề, quy mô và cơ cấu nhân lực tại địa phương... Điều quan trọng nhất là HS hiểu rõ ràng các tác động từ xã hội, gia đình và các tác động khác ảnh hưởng tới sự lập kế hoạch về nghề nghiệp/ ra quyết định nghề nghiệp của bản thân mình. HS dần dần có thể xác định được các mục tiêu nghề nghiệp của mình, đưa ra các quyết định về nghề nghiệp một cách hợp lí, và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân


mình một cách tốt nhất (Hồ Phụng Hoàng Phoenix và Trần Thi Thu, 2015, tr.8).

Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp HS có cái nhìn bao quát về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, điều chỉnh động cơ chọn nghề nghiệp; Giúp HS có khả năng thu thập, tìm hiểu và xử lí thông tin khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân; HS có thái độ đúng đắn, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, có ý thức hoàn thiện năng lực và phẩm chất đạo đức cho việc lựa chọn nghề nghiệp mà mình yêu thích trong tương lai sau khi học xong bậc THPT; Nắm được thông tin về các trường CĐ, ĐH, TCCN và dạy nghề, những yêu cầu cơ bản để thành đạt trong nghề,

… Từ đó, HS có được những hiểu biết cơ bản để lựa chọn hướng đi, ngành học, cơ sở đào tạo, chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích, vừa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của địa phương, đất nước (Nguyễn Thị Thu Anh, 2016).

Đối với GV

Người GV có thể tác động nhằm điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của HS sao cho không chỉ phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của các em mà còn “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được nhà nước định ra ở từng giai đoạn phát triển kinh tế của xã hội đó. Làm tốt hoạt động TVHN không những giúp GV nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho đối tượng phụ huynh HS để giúp họ hỗ trợ con cái trong việc ra quyết định về hướng nghiệp mà còn giúp GV củng cố kiến thức, kĩ năng TVHN để cung cấp thông tin chính xác về hướng nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xã hội ở địa phương và quốc gia.

Đối với các cơ quan quản lí, nhà trường và xã hội

Hoạt động TVHN ở trường THPT nhằm mục đích huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhà trường, các trường đại học, cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp sẽ tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với cha mẹ HS…, thực hiện hiệu quả xã hội hóa giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và định hướng thế hệ trẻ vào cuộc sống lao động, học tập tích cực, góp phần ổn định xã hội (Nguyễn Thị Thu Anh, 2016).


1.3.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của hoạt động TVHN được thể hiện ở từng đối tượng trong bộ máy thực hiện hoạt động TVHN ở trường THPT. Bộ máy này bao gồm: Ban giám hiệu (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); Tổ trưởng bộ môn; GVCN; GVBM; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giáo viên giảng dạy kĩ thuật (GVGDKT); Đại diện hội cha mẹ HS; Các cơ sở sản xuất ở địa phương.

Nhiệm vụ cụ thể của một số đối tượng chủ chốt trong bộ máy thực hiện hoạt động TVHN ở trường THPT như sau:

Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là:

- Lập kế hoạch hướng nghiệp trong cả năm, từng học kỳ, từng tháng;

- Chủ động phối hợp với chính quyền các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường phổ thông cơ sở vật chất, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và tổ chức lao động sản xuất cho HS phổ thông;

- Tổ chức thông báo cho GV về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ;

- Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của các GV, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường;

- Phối hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lí HS ra trường;

- Tổ chức bàn giao HS ra trường cho địa phương, báo cáo rõ phẩm chất, năng lực của từng em để địa phương có hướng sử dụng và tiếp tục bồi dưỡng một cách hợp lí vào cuối năm; đề nghị với cấp uỷ và Uỷ ban nhân dân địa phương mở các hướng đi đúng đắn, các lớp học nghề thiết thực cho học sinh ở lại địa phương sản xuất và công tác; thường xuyên theo dõi việc bồi dưỡng, sử dụng học sinh sau khi ra trường và kịp thời động viên khuyến khích vấn đề này.

Nhiệm vụ của GVBM:

- Giới thiệu cho HS những ngành nghề có liên hệ trực tiếp với môn học;

- Tìm hiểu hứng thú về nghề của HS;

- Phối hợp với GVCN hướng dẫn HS lựa chọn nghề;

- Tổ chức nhóm ngoại khoá, xây dựng phòng bộ môn, tổ chức thăm quan


hướng nghiệp kết hợp với tham quan môn học.

Nhiệm vụ của GVGDKT: Có trách nhiệm giảng dạy nội dung hướng nghiệp mỗi tháng một buổi (lấy trong thì giờ lao động quy định) và tiến hành GDHN qua việc giảng dạy các môn kỹ thuật phổ thông.

Nhiệm vụ của GVCN: Có trách nhiệm nắm tình hình, động viên HS lớp mình phụ trách tiếp thu tốt nội dung giáo dục hướng nghiệp; và đối với lớp cuối bậc học, cần giáo dục tốt ý thức phục vụ; nắm tình hình cụ thể mỗi học sinh để chuẩn bị tư tưởng cho các em sau khi tốt nghiệp, ngoài việc tiếp tục học, làm nghĩa vụ quân sự tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng nghề nghiệp và trực tiếp tham gia lao động sản xuất, công tác theo yêu cầu của địa phương. (Bộ GD&ĐT, 1981)

Như vậy, hoạt động TVHN trong nhà trường phổ thông bao gồm những nhiệm vụ chung sau:

- Nghiên cứu toàn diện nhân cách HS (hứng thú, thiên hướng, năng lực, tính cách, các phẩm chất tâm lí, tình trạng sức khỏe…).

- Đối chiếu mức độ sẵn sàng về tâm lí và thực tế đối với yêu cầu của nghề định chọn.

- Chỉ cho HS con đường “bù” những phẩm chất nhân cách quan trọng còn thiếu để nắm vững và hứa hẹn thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp sau này.

- Động viên HS tự giác giáo dục, tự tu dưỡng và tự đánh giá bằng cách kiểm tra định kì và có hệ thống hoạt động của các em nhằm đạt tới mục đích đề ra.

Nhiệm vụ của TVHN trong nhà trường phổ thông là hướng dẫn cho HS lời khuyên về chọn nghề, trên cơ sở hình thành có phương hướng hứng thú nghề nghiệp, vững chắc phù hợp với những phẩm chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như yêu cầu xã hội thông qua quá trình nghiên cứu, theo dõi bước đường các em học tập, sinh hoạt lao động trong nhà trường (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, tr.168-169).

1.3.3. Nội dung

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo về GDHN: Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 07 năm 2003 của Bộ GD&ĐT về tăng cường GDHN cho HS phổ thông; Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới


căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Hướng dẫn số 3119/BGDĐT-GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn các trường trung học trên địa bàn phối hợp với các trường TCCN và các trường cao đẳng có đào tạo TCCN để thực hiện GDHN, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho HS phổ thông; Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” ngày 14 tháng 5 năm 2018. Mặc dù đến năm 2025, phấn đấu 100% trường THCS và THPT có Chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%, nhưng dựa trên cơ sở nội dung đổi mới GDHN trong trường trung học, hoạt động TVHN cho HS tập trung vào:

- Giới thiệu với HS những vấn đề như:

Thế giới nghề nghiệp: Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề hiện có ở địa phương. Ở đây nhà tư vấn có thể nói chuyện dựa vào những điểm mấu chốt sau: Đối tượng và mục đích lao động; Mặt tích cực và khó khăn của hoạt động nghề nghiệp; Mặt kinh tế xã hội, vệ sinh - điều dưỡng của nghề; Những yêu cầu tâm sinh lí do nghề đặt ra đối với con người; Triển vọng phát triển của nghề trước mắt và trong tương lai.

Hệ thống đào tạo nghề của trung ương cũng như của địa phương, hệ thống các trường CĐ, ĐH, trung học chuyên nghiệp.

Sự phù hợp với nghề và cách thức tự xác định nghề của bản thân theo 3 chỉ số cơ bản: Hứng thú với nghề; Có năng lực làm việc với nghề; Đặc điểm tâm sinh lí phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của hoạt động nghề nghiệp.

- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của HS theo các chỉ số: Hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề; Thích học và học tốt những môn liên quan đến nghề nghiệp mình thích…

- Đo đạc các chỉ số tâm sinh lí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn.

- Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề của HS thông qua quá trình hoạt động lao động, qua kết quả học tập ở nhà trường.

- Cho lời khuyên về chọn nghề cũng như phương hướng tiếp tục bồi dưỡng khi


ra trường (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015, tr.169-171).

Nội dung TVHN phải giúp con người đối mặt và giải quyết những khó khăn trong nghề nghiệp, giúp họ dịch chuyển một cách tốt nhất, hướng đến mục tiêu, thực hiện bốn trụ cột của giáo dục hiện đại theo tinh thần của UNESCO là: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để cùng chung sống (Learning to live together); Học để tồn tại (Learning to be). Nội dung TVHN tập trung vào một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp (các lí thuyết hướng nghiệp): Lí thuyết mật mã Holland; Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp; Lí thuyết phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn của cuộc đời; Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch; Mô hình lập kế hoạch nghề. Trong đó, lí thuyết mật mã Holland thuộc nhóm lí thuyết đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề, được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland. Nội dung cơ bản của lí thuyết này gồm 2 luận điểm cơ bản: 1) Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc. 2) Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu tính cách và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản lí và nhóm nghiệp vụ. Lí thuyết mật mã Holland được áp dụng rộng rãi đối với người bắt đầu tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân và có ý nghĩa quan trọng đối với các tư vấn viên. Lí thuyết này cũng có thể được sử dụng để giúp HS lớp 12 quyết định chọn ngành, nghề, cơ sở đào tạo và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp mà các em muốn theo đuổi sau khi tốt nghiệp THPT (Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu, 2015).

Bên cạnh đó, hoạt động TVHN trong trường THPT còn được biểu hiện thông qua: Thực hiện 1 chủ đề /1 tiết GDHN cho mỗi tháng đối với từng khối lớp 10, 11,12; Hiểu biết những yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần phải có ở người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của một ngành hay một nghề nào đó của HS (Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Tài, 2013); Giới thiệu cho HS về các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành, nghề; Cung cấp hay phổ biến những thông tin về tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH năm 2017 đến HS; Tư vấn cho HS về việc chọn ngành,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024