nâng cao chất lượng hoạt động TVHN trong nhà trường, nơi các em đang theo học.
Bên cạnh công cụ chủ yếu là các phiếu trưng cầu ý kiến còn sử dụng phiếu phỏng vấn dành cho CBQL, GV và HS. Nội dung của phỏng vấn tập trung chủ yếu vào: những khó khăn mà các nhóm đối tượng gặp phải trong quá trình TVHN; nguyên nhân của những bất cập dẫn đến hiện trạng quản lí hoạt động này; ý kiến đề xuất của CBQL, GV cũng như mong muốn của HS trong việc thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay.
2.2.4. Phương pháp điều tra
Đối với điều tra bằng bảng hỏi, các phiếu được phát trực tiếp và cho GV, CBQL và HS thực hiện tại Trường và nộp lại ngay cho cộng tác viên (đồng nghiệp của tác giả luận án). Đồng thời gửi thư qua bưu điện cho GV, CBQL và HS.
Khi điều tra bằng phỏng vấn: Các câu hỏi được đặt cho từng GV, CBQL, CBĐTN và từng nhóm 04 HS, sau đó được nghe và ghi biên bản.
2.2.5. Tiến hành điều tra
Đối với điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều tra theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định, lựa chọn các các nội dung cần thiết từ cơ sở lí luận, kinh nghiệm thực tiễn và các văn bản được ban hành liên quan về hoạt động TVHN để xây dựng nội dung điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn nhằm xác định thực trạng về hoạt động TVHN cho HS THPT tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Bước 2. Chọn địa bàn nghiên cứu và đối tượng khảo sát
Địa bàn nghiên cứu: 3 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ là Bình Dương, Bà Rịa
- Vũng Tàu và Đồng Nai, tổng số 96 trường THPT. Trong đó, Bình Dương gồm: 21 trường THPT, Bà Rịa - Vũng Tàu: 27 trường THPT và Đồng Nai có 48 trường THPT.
Đối tượng khảo sát: Nhằm đảm bảo mẫu khảo sát mang tính đại diện, luận án tiến hành chọn mẫu theo lí thuyết xác suất thống kê. Hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên với 20% trong tổng 96 trường THPT là các trường đại diện thuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong từng trường đã được chọn làm mẫu, chọn CBQL, GV và HS làm mẫu khảo sát với tỉ lệ 60% (Xem bảng 2.3).
Bảng 2.3. Số lượng và thành phần mẫu trưng cầu ý kiến của các trường THPT miền Đông Nam Bộ
TÊN TỈNH VÀ TRƯỜNG | SỐ LƯỢNG | MẪU ĐIỀU TRA | ||||||
CBQL | GV | HS | CBQL | GV | HS | |||
1 | Bà Rịa – Vũng Tàu | Châu Thành | 2 | 39 | 192 | 1 | 23 | 115 |
2 | Ngô Quyền | 3 | 34 | 180 | 2 | 20 | 108 | |
3 | Nguyễn Bỉnh Khiêm | 3 | 37 | 140 | 2 | 22 | 84 | |
4 | Nguyễn Trãi | 3 | 35 | 192 | 2 | 21 | 115 | |
5 | Nguyễn Văn Cừ | 3 | 29 | 120 | 2 | 17 | 72 | |
6 | Phú Mỹ | 3 | 48 | 240 | 2 | 29 | 144 | |
7 | Bình Dương | Bình An | 4 | 37 | 213 | 2 | 22 | 128 |
8 | Bình Phú | 4 | 49 | 224 | 2 | 29 | 134 | |
9 | Phan Bội Châu | 3 | 35 | 82 | 2 | 21 | 49 | |
10 | Võ Minh Đức | 4 | 43 | 224 | 2 | 26 | 134 | |
11 | Đồng Nai | Chu Văn An | 2 | 40 | 117 | 1 | 24 | 71 |
12 | Ngọc Lâm | 2 | 35 | 124 | 1 | 21 | 75 | |
13 | Thanh Bình | 3 | 44 | 223 | 2 | 26 | 134 | |
14 | THPT Đắc Lua | 2 | 28 | 96 | 1 | 17 | 58 | |
15 | THPT Nguyễn Đình Chiểu | 3 | 32 | 295 | 2 | 19 | 177 | |
16 | THPT Nhơn Trạch | 3 | 43 | 315 | 2 | 26 | 189 | |
17 | THPT Phước Thiền | 3 | 41 | 305 | 2 | 25 | 183 | |
18 | THPT Tôn Đức Thắng | 3 | 45 | 257 | 2 | 27 | 154 | |
19 | THPT Vĩnh Cửu | 2 | 31 | 120 | 1 | 19 | 72 | |
20 | Xuân Lộc | 4 | 46 | 284 | 2 | 28 | 170 | |
Tổng cộng | 59 | 771 | 3943 | 35 | 462 | 2366 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Giáo Dục Ở Miền Đông Nam Bộ
- Mức Độ Hài Lòng Của Hs Về Các Hoạt Động Tvhn Ở Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ
- Kết Quả Đạt Được Từ Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Của Nhà Trường Thông Qua Sự Tự Tin Của Học Sinh
- Mức Độ Và Kết Quả Thực Hiện Việc Lập Kế Hoạch Tvhn Cho Hs Ở Các Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Bước 3. Biên soạn các tiêu chí đánh giá thực trạng dựa trên khung lí luận đã xây dựng ở chương 1. Hình thành các thang đo về các mức độ phù hợp và mức độ thực hiện quản lí hoạt động TVHN.
Bước 4. Xác định nội dung của bảng hỏi, thăm dò bằng một số câu hỏi đóng, mở và kết hợp về hoạt động TVHN trong các trường THPT miền Đông Nam Bộ. Hoàn thiện bảng hỏi, tiêu chí đánh giá và thang đo để lập phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 02 nhóm đối tượng khảo sát: CBQL, GV và HS.
Bước 5. Tổ chức điều tra thử bảng hỏi ở Trường THPT Thanh Bình. Xử lí kết quả điều tra thử và sau đó chỉnh sửa các các câu hỏi trong bảng hỏi ý kiến. Tiến hành điều tra bằng hỏi đại trà. Phát phiếu trưng cầu ý kiến trực tiếp cho CBQL, GV, CBĐTN và HS từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2017. Sau cùng là phân tích, đánh giá kết quả từ các phiếu ý kiến thu được.
Đối với điều tra bằng phỏng vấn
Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được từ điều tra bằng phiếu hỏi để có thể đánh giá trung thực, khách quan thực trạng quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT miền Đông Nam Bộ. Bộ câu hỏi phỏng vấn này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn từ ba phía: CBQL, GV và HS.
Bước 1. Xây dựng đề cương phỏng vấn, bảng câu hỏi.
Bước 2. Đặt lịch hẹn gặp với từng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM, GVGDKT và CBĐTN. Tổng số người cho ý kiến trả lời phỏng vấn là: 10 CBQL, 15 GV và 44 HS (phỏng vấn theo nhóm, 4 HS/1 nhóm) của 20 trường THPT thuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai).
Bước 3. Trao đổi trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại/thư điện tử với từng cá nhân. Thời gian phỏng vấn được tiến hành từ giữa tháng 6 đến tháng 8 năm 2017. Nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và chi tiết.
Bước 4. Phân tích, tổng hợp và so sánh các ý kiến trả lời phỏng vấn để rút ra kết luận.
2.2.6. Cách xử lí và đánh giá kết quả điều tra
Đối với dữ liệu định lượng
Kết quả của tiêu chí định lượng thu được từ công cụ điều tra chính là Phiếu
trưng cầu ý kiến. Để có số liệu tính toán cụ thể, các dữ liệu thu được sẽ được mã hoá thành số, các ý hỏi được trả lời sẽ được mã hóa từ số 1 đến số 5, ý nào không trả lời mã hóa số 0. Thang đo sử dụng chủ yếu trong các phiếu khảo sát là thang đo định danh để xác định tên gọi, giới tính và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát; thang đo thứ bậc và thang đo khoảng cách để tính các tham số trong thống kê mô tả như trung bình cộng; Phương sai; Độ lệch chuẩn (ĐLC); Tần suất; Khoảng biến thiên; Sai số trung bình mẫu; Tỉ lệ phần trăm. Để thuận tiện cho việc đánh giá, phân tích số liệu hợp lí và khoa học, các thông tin thu thập từ phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng được quy ước dựa vào giá trị trung bình trong thang đo Likert theo 5 mức, Giá trị
khoảng cách được tính =max − 𝑚𝑖𝑛 = 5−1 = 0.8 . Khi đó:
5 5
Từ 1,0 điểm – 1,8 điểm: Kém (tương ứng với mức độ trả lời: Không quan trọng/ Không bao giờ/ Chưa thực hiện/ Kém/ Không ảnh hưởng/ Không thích/ Thiếu tự tin).
Từ 1,81 điểm – 2,60 điểm: Yếu (tương đương với mức độ trả lời: Ít quan trọng/ Hiếm khi/ Chưa đạt/ Rất ít ảnh hưởng/ Rất ít thích/ Rất ít tự tin).
Từ 2,61 điểm – 3,40 điểm: Trung bình (tương ứng với mức độ trả lời: Bình thường/ Thỉnh thoảng/ Đạt/ Trung bình/ Ít ảnh hưởng/ Ít thích/ Ít tự tin).
Từ 3,41 điểm – 4,20 điểm: Khá (tương ứng với mức độ trả lời: Quan trọng/ Thường xuyên/ Khá/ Ảnh hưởng/ Thích/ Tự tin).
Từ 4,21 điểm – 5 điểm: Tốt (tương ứng với mức độ trả lời: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Tốt/ Rất ảnh hưởng/ Rất thích/ Rất tự tin).
Đối với dữ liệu định tính
Đối với trường hợp phỏng vấn CBQL và GV, các dữ liệu được chia thành các nhóm ý kiến như sau: 1) Về những khó khăn, bất cập của hoạt động TVHN trong nhà trường; 2) Những kết quả đạt được và chưa đạt được của hoạt động TVHN trong 3 năm gần đây của nhà trường; 3) Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện trạng quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay; 4) Đề xuất, kiến nghị những biện pháp thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN tại Trường.
Đối với trường hợp phỏng vấn HS, các dữ liệu được phân theo: 1) Trong khi TVHN, em gặp những khó khăn, bất cập nào (như hiểu biết về nghề nghiệp định chọn; quan trọng theo từng yếu tố của thị trường lao động; cần thiết của việc chuẩn
bị những phẩm chất và kĩ năng chung nhất định của nghề định chọn); 2) Các biểu hiện quan tâm đến hoạt động TVHN, sự hài lòng đối với các tổ chức tư vấn trong việc đáp ứng nhu cầu TVHN của các em); 3) Mong muốn của HS từ phía Thầy/Cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM, cán bộ TVHN, đoàn thanh niên… để nâng cao chất lượng hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay.
- Dữ liệu định tính này được xử lí theo phương pháp logic: sắp xếp những câu trả lời có sự tương đồng và khác biệt. Sau đó phân tích, lập luận và đưa ra nhận định làm cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN ở 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ. Thông tin thu thập được từ phỏng vấn khi trích dẫn trong nội dung luận án sẽ được mã hóa nhằm đảm bảo tính bảo mật và khách quan của các ý kiến phỏng vấn.
2.3. Kết quả điều tra
Trên cơ sở phân tích số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến ở phụ lục 1.1 (dành cho CBQL và GV), phụ lục 1.2 (dành cho HS) và và từ phỏng vấn ở phụ lục 1.3, 1.4 về thực trạng TVHN và quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thu được kết quả như sau:
2.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền Đông Nam Bộ
2.3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Kết quả trưng cầu ý kiến về nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động TVHN được tổng hợp trong bảng 2.4 cho thấy ĐTB của từng câu trả lời là khá cao và tương đối đồng đều. Điều này chứng tỏ, cả hai nhóm đối tượng đã hiểu và nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TVHN.
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVHN
Mức độ quan trọng | CBQL và GV | HS | |||||||
Số lượng | Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | Số lượng | Tỉ lệ % | ĐTB | ĐLC | ||
1 | Không quan trọng | 0 | 0,0 | 4,69 | 0,54 | 13 | 0,5 | 4,03 | 0,46 |
2 | Ít quan trọng | 0 | 0,0 | 16 | 0,7 | ||||
3 | Bình thường | 19 | 3,8 | 88 | 3,7 | ||||
4 | Quan trọng | 114 | 22,9 | 2007 | 84,9 | ||||
5 | Rất quan trọng | 364 | 73,2 | 240 | 10,2 |
Căn cứ vào ĐTB chung và ĐLC trong câu trả lời của từng nhóm đối tượng cho thấy không có sự mâu thuẫn và chênh lệch giữa quan điểm của CBQL, GV (ĐTB chung: 4,69; ĐLC: 0,54) và của HS (ĐTB chung: 4,03; ĐLC: 0,46) các trường THPT về tầm quan trọng của hoạt động TVHN. Tuy nhiên, xu hướng CBQLvà GV đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động TVHN nhiều hơn HS. Điều này cũng dễ hiểu bởi CBQL và GV là những người đứng đầu nhà trường và những người trực tiếp làm công tác TVHN sẽ nhận thức được đúng đắn, đầy đủ sự cấp thiết của hoạt động này.
2.3.1.2. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông miền Đông Nam Bộ
Biểu hiện nhu cầu TVHN của HS THPT miền Đông Nam Bộ được thể hiện thông qua:
Mức độ hiểu biết của HS về thị trường lao động và nghề nghiệp định chọn
Kết quả khảo sát ghi nhận bảng 2.5 cho thấy trong 7 yếu tố, HS chỉ có “hiểu biết” về yếu tố “hệ thống cơ sở đào tạo nghề”, chiếm 56,3%. Rõ ràng, HS đã có ý thức chủ động tìm hiểu về nghề dự định chọn ở nhiều cơ sở đào tạo nghề khác nhau để có sự lựa chọn trường phù hợp.
Bảng 2.5. Mức độ hiểu biết của HS về thị trường lao động và nghề nghiệp dự định chọn
CÁC YẾU TỐ | MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT | ||||||
Hoàn toàn chưa biết | Hiểu biết ít | Tương đối hiểu biết | Hiểu biết | Rất hiểu biết | |||
1 | Thế giới nghề nghiệp | SL | 41 | 1200 | 365 | 699 | 61 |
% | 1,7 | 50,7 | 15 4 | 29,5 | 2,6 | ||
2 | Hệ thống cơ sở đào tạo nghề | SL | 23 | 452 | 503 | 1331 | 57 |
% | 1,0 | 19,1 | 21,3 | 56, 3 | 2,4 | ||
3 | Nhu cầu của thị trường lao động nói chung đối với nghề định chọn | SL | 50 | 1521 | 737 | 13 | 45 |
% | 2,1 | 64,3 | 31,1 | 0,5 | 1,9 | ||
4 | Mục đích, ý nghĩa, công việc cụ thể liên quan đến nghề | SL | 25 | 1187 | 792 | 308 | 54 |
% | 1,1 | 50,2 | 33,5 | 13,0 | 2,3 | ||
5 | Năng lực (phẩm chất, kĩ năng) của bản thân phù hợp với nghề | SL | 86 | 1277 | 900 | 90 | 13 |
% | 3,6 | 54,0 | 38,0 | 3,8 | 0,5 | ||
6 | Đặc điểm tâm sinh lý (tính cách, khí chất, điều kiện sức khỏe…) với yêu cầu của nghề | SL | 54 | 1342 | 854 | 46 | 70 |
% | 2,3 | 56,7 | 36,1 | 1,9 | 3 0 | ||
7 | Hướng phát triển của nghề đối với bản thân | SL | 50 | 1297 | 846 | 78 | 95 |
% | 2,1 | 54,8 | 35,8 | 3,3 | 4,0 |
Trong khi đó, HS lại “hiểu biết ít” về thế giới nghề nghiệp, chiếm 50,7%; nhu cầu của thị trường lao động nói chung đối với nghề định chọn, chiếm 64,3%; mục đích, ý nghĩa, công việc cụ thể liên quan đến nghề, chiếm 50,2%; năng lực (phẩm chất, kĩ năng) của bản thân phù hợp với nghề, chiếm 54%; đặc điểm tâm sinh lý (tính cách, khí chất, điều kiện sức khỏe…) với yêu cầu của nghề, chiếm 56,7% và hướng phát triển của nghề đối với bản thân, chiếm 54,8%.
Trao đổi và trò chuyện với cán bộ lãnh đạo các trường THPT miền Đông Nam Bộ về vấn đề này, được biết:
- Theo CBQL trường THPT Nhơn Trạch: Công tác TVHN, đặc biệt là việc chọn ngành nghề, chọn khối, môn thi ngoài các môn thi bắt buộc trong Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào CĐ, ĐH của HS hiện đang được các nhà trường thực hiện khá linh hoạt. Nhưng với HS, việc hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về tâm thế và kĩ năng để các em có thể sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân của HS thực sự là một “bài toán khó” khi mà bản thân chúng tôi cũng không có nhiều thông tin về việc quy hoạch nhu cầu nguồn nhân lực ở địa phương, hay những thông tin có tính cơ sở thực tiễn về nhu cầu ngành nghề lao động trong tương lai.
- CBQL trường THPT Đắc Lua, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Nhơn Trạch và THPT Phước Thiền chia sẻ: Hàng năm, khi gần đến kỳ thi tuyển sinh đại học, các trường đại học trong và ngoài tỉnh sẽ liên hệ nhà trường để phối hợp tổ chức tư vấn tuyển sinh cho HS trường mình. Công tác TVHN cho HS của nhà trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức giới thiệu các ngành nghề để HS xem xét lựa chọn hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn đến tư vấn, giới thiệu về các ngành nghề đào tạo của đơn vị đó nhưng khả năng đáp ứng của các chương trình tư vấn theo định kì hàng năm như hiện nay thì không thể nào giải đáp được hết những thắc mắc của HS và cũng không thể nào giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai.
Từ kết quả khảo sát kết hợp với những trao đổi phỏng vấn trên, có thể thấy 50% HS được khảo sát còn hiểu biết ít thị trường lao động và nghề nghiệp định chọn. Dường như, các em lựa chọn nghề hoàn toàn dựa vào cảm tính. Nói cách khác, HS chưa được nhà trường cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp, giúp HS hiểu về đặc điểm tâm, sinh lý, năng lực của chính các em, giúp các em tháo gỡ phần nào sự lúng túng khi chọn nghề. Hoạt động TVHN của nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu TVHN cho HS.
Các đối tượng ảnh hưởng đến việc nghề nghiệp định chọn của HS
Mặc dù nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động này ở bậc phổ thông và chủ động tìm hiểu về nghề dự định chọn ở nhiều cơ sở đào tạo nghề khác nhau để có sự lựa chọn trường phù hợp nhưng khi được hỏi về “các đối tượng có ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS” thì có đến 81,2% HS chọn “gia đình” có ảnh hưởng nhất đến