Đánh Giá Sự Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất


Đầu tư thỏa đáng cho hoạt động TVHN là một trong các biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy HS học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Đồng thời, có mong muốn ghi nhận đóng góp của những người có tâm huyết trong hoạt động TVHN qua vật chất và tinh thần.

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN phải nhiệt huyết và có trách nhiệm cao, mặc dù chính sách đãi ngộ của nhà trường cho đội ngũ này còn khiêm tốn.

Nhà trường thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đặc biệt vận động được phụ huynh và các doanh nghiệp trên địa bàn trường quan tâm hỗ trợ về nguồn lực cho hoạt động TVHN.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ. Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi Ban giám hiệu, đặc biệt là hiệu trưởng mỗi trường cần phải linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp trong quản lí hoạt động THVN. Vì mỗi biện pháp được đề xuất có mục đích, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện riêng, nhưng đều hướng đến nâng cao chất lượng TVHN cho HS. Do đó, các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Bốn biện pháp theo thứ tự sẽ giúp hiệu trưởng thực hiện đầy đủ và hoàn hành bốn chức năng quản lí hoạt động TVHN.

Trong 04 biện pháp được đề xuất, biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông là biện pháp cơ bản, nền tảng và đột phá cần được triển khai thực hiện ngay. Biện pháp 2. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông. Kết quả thực hiện biện pháp 2 là xây dựng đội ngũ TVHN có đủ năng lực của một TVV để đáp ứng nhiệm vụ tư vấn trước những thay đổi về hướng nghiệp trong nước và quốc tế. Đây cũng chính là việc thực hiện chức năng tổ chức của hiệu trưởng, vì vậy, biện pháp 2 là điều kiện để thực hiện tốt biện pháp 1 và cũng là cơ sở để thực hiện biện pháp 3. Hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn hướng nghiệp trường trung học


phổ thông. Nhờ kiểm tra, đánh giá được duy trì hiệu trưởng nắm rõ những điểm mạnh, hạn chế để kịp thời điều chỉnh như ở biện pháp 4. Thực hiện tốt biện pháp 4. Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp của trường trung học phổ thông sẽ góp phần thực hiện được các biện pháp khác.

Do vậy, bốn biện pháp này có mối liên hệ mật thiết, tác động và tương hỗ lẫn nhau, nên việc thực hiện các biện pháp cần được tiến hành khởi đầu là biện pháp 1, kế đến là biện pháp 2, sau đó là biện pháp 3 và 4. Các biện pháp 2 và 3 nên được thực hiện đồng bộ, duy trì thường xuyên trong suốt năm học.

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở miền Đông Nam bộ

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của 04 biện pháp quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã được đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Các nội dung và cách thực hiện trong bốn biện pháp quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã được đề xuất.

3.4.3. Phương pháp, công cụ khảo nghiệm

Trưng cầu ý kiến CBQL và GV để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT miền Đông Nam Bộ.

Trao đổi bằng phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV (Phụ lục 1.6) với 5 mức độ đánh giá như sau: Mức 1: hoàn toàn không cần thiết/hoàn toàn không khả thi; Mức 2: không cần thiết/không khả thi; Mức 3: ít cần thiết/ít khả thi; Mức 4: cần thiết/khả thi; Mức 5: rất cần thiết/rất khả thi (Xem Bảng 3.1)


Bảng 3.1. Quy ước các mức thang đo dùng trong khảo nghiệm


Điểm/Mức độ

Biểu hiện

Điểm quy ước

1

2

3

4

5

Điểm

trung bình

Từ 1,00 -

1,80

Từ 1,81-

2,60

Từ 2,61-

3,40

Từ 3,41-

4,20

Từ 4,21-

5,00

Mức độ

cần thiết

Hoàn toàn

không cần thiết

Không

cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Mức độ

khả thi

Hoàn toàn không khả

thi

Không khả thi

Ít khả thi

Khả thi

Rất khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 21

3.4.4. Tổ chức khảo nghiệm

Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV đánh giá sự cần thiết và tính khả thi trong bốn biện pháp quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT miền Đông Nam Bộ (Phụ lục 1.6).

Chọn 30 CBQL và GV cốt cán của 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ. Sau đó phiếu trưng cầu ý kiến đính kèm tên, mục đích, nội dung và cách thực hiện bốn biện pháp đã tóm tắt được gửi trực tiếp, qua email cho các CBQL và GV trước 1 tuần. Kết quả 100% CBQL và GV phản hồi ý kiến đánh giá. Sau đó, các số liệu trong các phiếu trưng cầu ý kiến CBQL và GV được tổng hợp, xử lí và thu được kết quả như dưới đây.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Tổng hợp các ý kiến CBQL và GV qua xử lí về mức độ cần thiết của 4 biện pháp, kết quả thu được như Bảng 3.2:


Bảng 3.2. Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết (%)


ĐTB


ĐLC


TH

Hoàn toàn không cần

thiết


Không cần thiết


Ít cần thiết


Cần thiết


Rất cần thiết


1.

Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN

của HS THPT


0


0


0


23,3


76,7


4,77


0,43


1


2.

Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN trong

trường THPT


0


0


0


33,3


66,7


4,33


0,47


3


3.

Hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động

TVHN trường THPT


0


0


0


56,7


43,3


4,43


0,50


2


4.

Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động TVHN cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường

THPT


0


0


0


70,0


30


4,30


0,46


4

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.4 cho thấy cả 4 biện pháp được đề xuất trong công tác quản lí hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ đều có mức độ cần thiết rất cao. Không có biện pháp nào đánh giá là hoàn toàn không cần thiết hoặc không cần thiết. Trong đó, biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT được


đánh giá cao nhất với ĐTB: 4,77. Có 23/30 (chiếm tỉ lệ 76,7%) đối tượng khảo sát lựa chọn biện pháp này là “rất cần thiết” đối với quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT, cho thấy đây là yếu tố mấu chốt/cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến chọn ngành, nghề của HS và là cơ sở để Hiệu trưởng phối hợp với đội ngũ TVHN lập kế hoạch, thực hiện TVHN 1 cách khoa học. Và nếu thực hiện được đồng thời các biện pháp trên sẽ tăng hiệu quả rõ rệt và làm thay đổi bộ mặt quản lí hoạt động TVHN hiện nay.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất về công tác quản lí hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được tổng hợp trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Các biện pháp

Mức độ khả thi (%)


ĐTB


ĐLC


TH

Hoàn toàn không khả

thi

Không khả thi

Ít khả thi


Khả thi


Rất khả Thi


1.

Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS

THPT


0


0


0


56,7


43,3


4,43


0,50


1


2.

Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN trong trường

THPT


0


0


0


66,7


33,3


4,33


0,48


2


3.

Hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN trường

THPT


0


0


0


83,3


16,7


4,17


0,38


3


4.

Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động TVHN cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường

THPT


0


0


20,0


76,7


3,3


3,83


0,46


4


Bốn biện pháp được đề xuất có tính khả thi cao. Không có biện pháp nào đánh giá là hoàn toàn không hoặc không khả thi. Trong đó, biện pháp 4 có mức điểm trung bình thấp nhất (ĐTB: 3,83; TH: 4). Có đến 20% ý kiến đánh giá là ít khả thi; và chỉ có 3% ý kiến cho rằng biện pháp này hoàn toàn khả thi. Thầy N.H.N, Trường THPT Thanh Bình đánh giá: Biện pháp 4. Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động TVHN cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường THPT tuy cần thiết nhưng để áp dụng vào thực tiễn nhà trường thì cần phải xem xét một cách thấu đáo. Trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa có khoản chi bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác này. Đây là công việc bắt buộc mà cán bộ, GV phải làm khi có sự phân công từ lãnh đạo. Nếu nhà trường muốn vận động phụ huynh đóng góp kinh phí, thì nhà trường phải có kế hoạch đầy đủ nội dung hoạt động, ai tham gia, chi trả bao nhiêu và phải có biên bản thể hiện sự đồng ý thống nhất từ cha mẹ HS của lớp. Nếu không thực hiện đúng quy định những khoản thu ngoài sẽ bị thu hồi khi có kiểm toán nhà nước kiểm tra.

So với đánh giá về mức độ cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất tỉ lệ thấp hơn, nhưng cũng đạt trung bình 70% ý kiến đánh giá là khả thi. Dù rằng việc triển khai các biện pháp này trên thực tế có thể sẽ gặp những khó khăn, cản trở nhất định. Nhưng, với những kết quả từ đánh giá của các CBQL và GV đã khẳng định với 04 biện pháp được đề xuất là cần thiết và có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường. Nhằm khẳng định hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong thực tiễn hoạt động TVHN, tiến hành thực nghiệm được tiếp tục ở Trường THPT Thanh Bình tỉnh Đồng Nai.

3.5. Thực nghiệm biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả của biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT ở miền Đông Nam Bộ.

Kiểm nghiệm khả năng thực hiện biện pháp này ở Trường THPT Thanh Bình. Đồng thời thực nghiệm biện pháp này còn nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học


“Nếu áp dụng các biện pháp quản lí theo chức năng quản lí và phù hợp với những điểm đặc thù của hoạt động TVHN thì thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ”.

3.5.2. Nội dung thực nghiệm

Biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN cho HS THPT, nội dung thực nghiệm được tập trung vào nhu cầu TVHN của HS THPT và việc lập và thực hiện kế hoạch TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT.

3.5.3. Phương pháp, công cụ thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm

Những kết quả thực nghiệm được xử lí bằng phép tính thống kê toán học sử dụng các tham số: Trung bình cộng (Mean); Tần suất (Frequency) với tỉ lệ %; Sai số trung bình cộng (Std Error Mean); Phương sai (Variance); ĐLC (Std Deviation); Hệ số biến thiên; kiểm định Independent-sample T – test cho hai mẫu độc lập.

Công cụ thực nghiệm

Phiếu khảo sát nhu cầu TVHN của HS dành cho nhóm thực nghiệm (Phụ lục 2.1).

Phiếu phỏng vấn về lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Thanh Bình. (Phụ lục 1.7).

Phiếu trưng cầu ý kiến HS lớp 12 sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN dùng cho cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (Phụ lục 1.8).

Phiếu phỏng vấn về cảm nhận của HS sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN (Phụ lục 1.9).

Phiếu trưng cầu ý kiến GV Trường THPT Thanh Bình về tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng trong công tác phối hợp lập kế hoạch và thực hiện hoạt động TVHN theo từng học kì ở trường THPT của CBQL, GVCN, GVBM và CBĐTN (Phụ lục 1.10)

Kế hoạch tổ chức TVHN cho HS khối 12 năm học 2017 - 2018 dành cho nhóm đối chứng (phụ lục 2.2).

Kế hoạch tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN cho HS lớp 12 dành cho nhóm thực nghiệm (phụ lục 2.3).


3.5.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm

Tiêu chuẩn 1. Lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS THPT: Nhận định của phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên về ý nghĩa của xác định nhu cầu TVHN của HS THPT.

Tiêu chuẩn 2. Tính phù hợp của kế hoạch tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN: Kết quả TVHN đạt được của HS, đội ngũ TVHN và Hiệu trưởng theo năm tiêu chí, mỗi tiêu chí được xác định rõ các chỉ số như Bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả TVHN qua thực nghiệm


TT

Đối

tượng

Tiêu chí

Chỉ số đánh giá

1.

HS

Nhu cầu TVHN của HS

- Quan tâm đến hoạt động TVHN

- Có sự hiểu biết đối với nghề định chọn

- Có căn cứ chọn trường, chọn nghề

trong tương lai

Nhận thức của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN

- HS hài lòng về tổ chức diễn đàn TVHN

- Nhận thấy được sự cần thiết của việc

trang bị các phẩm chất, kĩ năng nghề nghiệp tương lai

Hành vi của HS sau giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN

- HS tự tin hơn sau quá trình xác định được nhu cầu hướng nghiệp của bản thân

- HS không còn lúng túng khi đánh giá

bản thân mình.

2.

ĐỘI NGŨ TVHN

Sự tương tác của đội ngũ TVHN đối với HS trong thực hiện giới thiệu nghề và tổ chức

diễn đàn

- Lắng nghe

- Phản hồi

- Hỗ trợ TVHN cho HS

3.

HIỆU TRƯỞNG

Chức năng quản lí của Hiệu trưởng trong lập và thực hiện kế hoạch giới thiệu nghề và tổ

chức diễn đàn

- Bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch TVHN 6 tháng đầu năm cho HS lớp 12. (chức năng lập kế hoạch)

- Thực hiện phân công rõ nhiệm vụ cụ

thể cho từng thành viên tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024