Về Phía Giáo Viên Và Cán Bộ Đoàn Thanh Niên


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động TVHN không phải là vấn đề mới, đã được xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỉ XIX và đã được nghiên cứu ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX.Từ năm 1996 đến 2005 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệp và tư vấn nghề cho HS, tập trung vào các đặc điểm của bản thân trong quá trình chọn nghề, tư vấn nghề. Nghiên cứu quản lí về hoạt động TVHN cho HS trường THPT ở Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Một số công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào cơ sở lí luận, thực trạng và đề xuất biện pháp. Trong đó, các biện pháp quản lí thiên về quản lí hoạt động TVHN ở Việt Nam dưới góc độ nội dung của hoạt động này theo: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện TVHN. Xác định nội dung quản lí hoạt động TVHN cho HS các trường THPT theo tiếp cận lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN còn bị bỏ ngỏ.

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thấy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện và thể hiện bởi những kết quả chính là:

Hệ thống cơ sở lí luận và hình thành khung lí thuyết về hoạt động TVHN, quản lí hoạt động TVHN của các trường THPT: Làm rõ các khái niệm công cụ của đề tài; tìm hiểu về nội dung hoạt động TVHN từ GDHN THPT, quản lí hoạt động TVHN; Xác định nội dung quản lí hoạt động TVHN cho HS các trường THPT theo tiếp cận lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN.

Thực trạng quản lí hoạt động TVHN đã phản ánh các nét đặc thù của quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ là: các trường đều thường lập kế hoạch TVHN nhưng kết quả thực hiện của chức năng này ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ chưa được đánh giá cao; Mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt động TVHN không đồng đều, không ổn định; Chức năng chỉ đạo thực hiện hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được diễn tiến khá bài bản, nhưng các trường thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm. Chức năng kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng còn yếu. “Nhận thức của hiệu trưởng, CBQL, GV và HS về vai trò, tầm quan trọng về hoạt động TVHN” còn bị xem nhẹ hoặc chưa được quan tâm


thấu đáo; Đề cao về “Xu hướng lựa chọn nghề của HS. Bên cạnh đó, thực trạng này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục, cụ thể là:

- Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức TVHN chưa đổi mới kịp thời theo yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội nói chung và đổi mới giáo dục - đào tạo nói riêng, thiếu sự phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh TVHN, chưa giúp HS có những hiểu biết về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phụ hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

- Lập kế hoạch quản lí hoạt động TVHN đã được thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả. Việc tổ chức hoạt động TVHN tại thời gian điều tra chỉ được đánh giá ở mức trung bình và yếu, một số chức năng quản lí chưa được CBQL quan tâm chú trọng thực hiện. Công tác chỉ đạo hoạt động này chưa phát huy được các nguồn lực, thế mạnh. Kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN ở các trường còn bị buông lỏng, chưa được áp dụng một cách triệt để, đồng bộ.

- Ngoài ra, quản lí hoạt động này chỉ dựa trên khả năng và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và trường, không tuân theo quy trình thống nhất; Nhà trường chưa thật sự khuyến khích, động viên, khen thưởng và có những chế độ ưu tiên cho những GV thực hiện hoạt động TVHN; Trình độ, năng lực TVHN của GV còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho tổ chức hoạt động TVHN còn thiếu thốn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động TVHN cho HS.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 24

Năm nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất cập, hạn chế trên trong quản lí hoạt động TVHN của hiệu trưởng được xác định là: Nhà trường tổ chức hoạt động TVHN chưa đáp ứng nhu cầu TVHN cho HS. Hiệu trưởng thiếu sâu sát trong lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức hoạt động TVHN. Hiệu trưởng chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực trong hoạt động TVHN. Hiệu trưởng chưa tập trung thực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy trình TVHN và thiếu sự giám sát trong khi thực hiện chức năng này. Nhà trường chưa thật sự và kịp thời động viên, khích lệ, khen thưởng và có những chế độ ưu tiên cho những GV thực hiện hoạt động TVHN.

Dựa trên nền tảng của cơ sở pháp lí, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về quản lí hoạt động TVHN, đặc biệt là dựa vào 05 nguyên nhân cơ bản của thực trạng quản lí hoạt


động này, 04 biện pháp quản lí hoạt động TVHN ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ được đề xuất là: 1) Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT; 2) Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ TVHN trong trường THPT; 3) hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN trường THPT; 4) Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động TVHN cho đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của trường THPT. Các biện pháp này có mối quan hệ lẫn nhau, trong đó, biện pháp 1 được ưu tiên thực hiện, đóng vai trò cầu nối và là cơ sở để thực hiện biện pháp 2, 3, 4, giúp hiệu trưởng thực hiện đầy đủ và hoàn thành trọng trách quản lí hoạt động TVHN cho HS trong nhà trường. Kết quả thu được từ xin ý kiến từ 30 CBQL và GV thuộc 20 trường về bốn biện pháp đã đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Kết quả thực nghiệm biện pháp 1 khẳng định biện pháp này có hiệu quả cao. Điều này minh chứng rằng việc xác định nhu cầu TVHN cho HS THPT trước khi Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo về việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông đem lại hiệu quả trong quản lí. Như vậy, bốn biện pháp được đề xuất đã khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu ở trên trong quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng, và góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động và nâng cao chất lượng TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ. Do đó, giả thuyết khoa học đã được chấp nhận.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Bộ GD-ĐT và các ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp cần có phương thức bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên cho CBQL và đội ngũ tham gia TVHN học tập kinh nghiệm về TVHN ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ và phương pháp TVHN hiện đại.

Tổ chức nghiên cứu, biên soạn một tài liệu có hệ thống, chuẩn mực về lí luận hoạt động TVHN và quản lí hoạt động GDHN. Trên cơ sở này, xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ làm công tác TVHN, đưa các chương trình này vào đào tạo trong các trường CĐ, ĐH. Xây dựng các mô hình hướng nghiệp chất lượng cao theo tiêu


chuẩn quốc tế cũng như đổi mới và xây dựng nội dung, chương trình, hình thức TVHN phù hợp với HS và đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong gia đoạn hiện nay.

Ban hành các văn bản pháp quy, quy định cụ thể về chính sách, chế độ, biên chế, tổ chức, công cụ triển khai, kinh phí cho hoạt động GDHN và quản lí hoạt động GDHN ở các trường THPT. Đồng thời, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các trường THPT có sự hiểu biết về lí luận cũng như vận dụng thực hiện hiệu quả công tác này.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu với UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc liên kết, phối hợp thực hiện công tác TVHN. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về TVHN cho đội ngũ làm công tác TVHN tại các cơ sở giáo dục.

Xây dựng và triển khai các văn bản thống nhất chỉ đạo công tác quản lí hoạt động TVHN cho CBQL; cần hướng dẫn cụ thể chi tiết về công tác lập kế hoạch chương trình hành động, cơ chế, chính sách và kinh phí thực hiện; chỉ đạo công tác và tăng cường thực hiện việc kiểm tra hoạt động TVHN của các trường THPT. Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm cho công tác quản lí hoạt động TVHN cho HS.

Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về công tác quản lí hoạt động TVHN cho CBQL. Tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về hoạt động TVHN theo định kì.

2.3. Đối với các trường THPT miền Đông Nam Bộ

Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động TVHN trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đổi mới phương pháp, nội dung, chương trình giáo dục hiện nay. Phải coi hoạt động TVHN là một công việc thường xuyên và liên tục và quan trọng như các hoạt động quản lí giáo dục khác.

Tuyên truyền rộng rãi cho mọi HS được biết về vai trò của TVHN trong nhà trường và đối với tương lai HS sau này. Qua đó, giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường THPT, chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những


công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp dạy nghề.

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp và tổ TVHN. Tổ chức và phát triển mạng lưới TVHN để trợ giúp HS, thỏa mãn nhu cầu tư vấn của các em. Hoạt động tư vấn có thể thực hiện theo nhiều hình thức sinh động tuy nhiên cần chú ý hình thức tư vấn trực tiếp với (nhóm hoặc cá nhân) HS và thông qua điện thoại, thư từ.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, định kì những kiến thức, kĩ năng TVHN cho đội ngũ tham gia tư vấn. Phối hợp với các hội tư vấn chuyên nghiệp và hội đồng giáo dục nhà trường tổ chức các hoạt động TVHN thường kì cho HS, nâng cao khả năng thực hiện công tác quản lí hoạt động TVHN.

Tổ chức hoạt động hướng nghiệp phải gắn với thực tế địa phương. Trang bị tốt về cơ sở vật chất phục vụ lao động sản xuất - hướng nghiệp - dạy nghề, xưởng và thiết bị trực quan phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp giúp cán bộ tư vấn có điều kiện thực hiện tốt công tác của mình.

Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng tinh thần và vật chất cho cán bộ GV làm công tác TVHN.

2.4. Đối với cán bộ quản lí nhà trường trung học phổ thông miền Đông Nam Bộ Nâng cao nhận thức GV về TVHN, giúp GV hiểu rõ TVHN cho HS là trách nhiệm của tất cả các GV chứ không phải của riêng GV phụ trách hướng nghiệp, mỗi GV đều phải có ý thức định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua chính môn học,

bài học mà mình phụ trách.

Cụ thể hóa các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên thành kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp và giữ mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, với các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong việc thực hiện TVHN cho HS.

Đổi mới phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TVHN theo hướng đa dạng hoá và tích cực hoá hoạt động của HS, nhằm xác định nhu cầu TVHNở mỗi HS, thu hút HS tham gia một cách tự giác, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện nhà trường.


Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của ban hướng nghiệp nhằm đánh giá kịp thời hay nắm bắt thông tin tình hình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp với đơn vị.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, không ngừng học tập để ngày càng nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lí TVHN. Tăng cường trao đổi, giao lưu học hỏi giữa các trường THPT. Tích cực tham dự, tìm hiểu những trường đạt kết quả cao trong công tác TVHN, từ đó rút kinh nghiệm, linh hoạt đổi mới trong việc vận dụng một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đơn vị.

2.5. Về phía giáo viên và cán bộ đoàn thanh niên

GV cần dành nhiều thời gian bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức TVHN của mình để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho HS. Thông tin cho HS biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lí của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân.

Thầy cô cần quan tâm, gần gũi với HS, giúp đỡ các em với sự nhiệt tình và chân thành; chọn phương pháp giảng dạy theo hướng đem lại cho HS hứng thú, giúp HS điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.

GV phụ trách hướng nghiệp phải kết hợp với GVBM, CBĐTN để xâydựng các bản họa đồ nghề nghiệp chi tiết cho HS tham khảo trong quá trình chọn nghề.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với tư cách là một thành phần của hệ thống hướng nghiệp đó là hình thành cơ sở đạo đức của lí tưởng và hứng thú nghề nghiệp cho HS, là sự tham gia tích cực, trước tiên vào quá trình giải quyết những vấn đề hướng nghiệp. Với hình thức và phương pháp cơ bản của công tác hướng nghiệp. Ban chấp hành Đoàn trường có thể: thuyết trình mạn đàm, trao đổi, hội nghị, thông tin, gặp gỡ, báo chí, giao lưu với các cơ sở đoàn ngoài nhà trường.

2.6. Về phía gia đình

Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS, cha mẹ và người thân trong gia đình trước hết cần phải có một quan niệm, một cách nhìn


đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp và việc làm trong xã hội hiện đại. Phải có sự hiểu biết về nhu cầu, hứng thú, sở thích, năng lực... của con em mình, đồng thời cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về các ngành nghề trong xã hội, những đặc trưng và yêu cầu của mỗi nghề, nhu cầu của xã hội đối với mỗi nghề...Trên cơ sở đó để tham mưu, định hướng cho con em mình lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.

Cha mẹ cần trang bị thêm kiến thức hướng nghiệp, chọn nghề để có thể giúp đỡ các em, dành nhiều thời gian để chăm sóc, lắng nghe con em mình. Chia sẻ những khó khăn về con đường chọn nghề mà các em gặp phải. Hãy là nền tảng vững chắc để các em có thể tin tưởng dựa vào khi gặp mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống, học tập.

2.7. Về phía học sinh

Xác định sở thích bản thân, xác định rõ mình hứng thú, đam mê với ngành nghề nào; xác định được điều kiện kinh tế gia đình, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về nghề, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà mình ưa thích.

Tích cực học hỏi, tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà TVHN, để từ đó có thể chủ động đưa ra quyết định chọn nghề hợp lí.

Các em nên cởi mở lòng hơn đối với cha mẹ và thầy cô, tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ và thông cảm với khó khăn của các em về chọn ngành, nghề tương lai.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí