Mức Độ Hài Lòng Của Hs Dành Cho Các Chương Trình Tvhn


TT

Đối

tượng

Tiêu chí

Chỉ số đánh giá




TVHN 6 tháng đầu năm cho HS lớp 12. (chức năng tổ chức)

- Quyết định về tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng về các hình thức TVHN (hội thảo, diễn đàn, chuyên đề…) và năng lực TVHN cho đội ngũ tham gia tư vấn. (chức năng chỉ đạo)

- Quyết định về dự trù nguồn lực và kinh phí tổ chức (giới thiệu nghề và tổ chức diễn đàn TVHN) (chức năng chỉ đạo)

- Phê duyệt kế hoạch tổ chức TVHN cho học lớp 12 trong 6 tháng đầu năm 2017 - 2018. (chức năng chỉ đạo)

- Thu thập thông tin về thực hiện kế hoạch tổ chức TVHN cho học lớp 12 trong 6 tháng đầu năm 2017 - 2018. (chức năng kiểm tra, đánh giá)

- Đánh giá việc về thực hiện kế hoạch tổ chức TVHN cho học lớp 12 trong 6 tháng đầu năm 2017 - 2018. (chức năng kiểm tra, đánh giá)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 22


3.5.5. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành ở Trường phổ thông Trung học Thanh Bình từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018 theo quy trình 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1. Chuẩn bị thực nghiệm

Chọn mẫu thực nghiệm là 100 HS lớp 12 ở trường THPT Thanh Bình tỉnh Đồng Nai, chia thành hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Trong mỗi nhóm gồm 30 nữ và 20 nam; kết quả học tập của HS trong học kì trước: 20% giỏi, 30% khá; 50% trung bình; và điều kiện học tập như nhau ở mức tương đối.

Soạn phiếu khảo sát nhu cầu TVHN.

Nhóm TVHN lập kế hoạch TVHN giới thiệu với HS về thế giới nghề nghiệp:


Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề hiện có ở địa phương theo hình thức nhóm lớn tổ chức toàn trường và kế hoạch tổ chức diễn đàn trong sinh hoạt ngoại khóa về TVHN: Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của HS.

Phân công soạn Phiếu trưng cầu ý kiến HS lớp 12 sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN, Phiếu trưng cầu ý kiến GV Trường THPT Thanh Bình, Phiếu phỏng vấn về lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Thanh Bình, Phiếu phỏng vấn về cảm nhận của HS sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN.

Giai đoạn 2. Triển khai thực nghiệm

Bước 1. Xác định nhu cầu TVHN của HS THPT

Thực hiện TVHN cho HS toàn trường về thế giới nghề nghiệp: Các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề, các nghề hiện có ở địa phương trong giờ chào cờ vào tuần đầu tiên của tháng 10 năm 2017. Cách tiến hành:

Đối với nhóm đối chứng: Không cần xác định nhu cầu TVHN cho HS.

Đối với nhóm thực nghiệm: Đội ngũ TVHN xác định nhu cầu TVHN của HS: Phát phiếu khảo sát nhu cầu TVHN của HS cho 50 HS lớp 12 (nhóm thực nghiệm) vào buổi thứ 3 sinh hoạt đầu năm học 2017 - 2018. Sau đó, tập hợp phiếu trưng cầu ý kiến và phân tích nhu cầu của 50 HS đại diện này để lập kế hoạch Tổ chức TVHN cho HS lớp 12 trong 6 tháng đầu năm 2017 - 2018, đáp ứng theo nhu cầu cần TVHN của HS.

Bước 2. Lập và thực hiện kế hoạch TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT Đối với nhóm đối chứng: Không phải xây dựng kế hoạch theo nhu cầu TVHN

của HS ở trường mà thực hiện theo kế hoạch tổ chức TVHN cho 50 HS khối 12 năm học 2017 - 2018, xuyên suốt theo chủ đề “HẠNH PHÚC LÀ ĐƯỢC HỌC VÀ LÀM CÔNG VIỆC MÀ MÌNH YÊU THÍCH” (Phụ lục 2.1). HS được TVHN vào 1 buổi theo từng nhóm nghề kĩ thuật, nghệ thuật, xã hội và quản lí dựa vào cảm tính và không theo mong nuốn của các em về nội dung, phương pháp và hình thức tư vấn theo thời gian và địa điểm áp đặt.

Đối với nhóm thực nghiệm:


Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng, CBQL và GV tham gia TVHN lập kế hoạch hoạt động TVHN trên cơ sở nhu cầu THVN của HS đã được xác định. Kết quả của công việc này là bản kế hoạch tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN cho HS lớp 12. (Phụ lục 2.3.)

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN cho HS lớp 12.

Hiệu trưởng theo dõi và giám sát thực hiện tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và tổ chức diễn đàn TVHN cho HS lớp 12.

Nhóm TVHN xác định sở thích của HS theo mật mã Holland bằng bài trắc nghiệm (Phụ lục 1.5). Đồng thời, yêu cầu HS hoàn thành thành bài trắc nghiệm này và ghi nhớ kết quả trắc nghiệm, suy ngẫm những câu hỏi về bản thân.

Tổ chức diễn đàn theo trình tự các công việc sau:

Chuẩn bị diễn đàn

Chuẩn bị hội trường có không gian đủ rộng cho khoảng 60 thành viên, trong đó có 50 HS, 04 TVV (GV), 01 CBĐTN, 01 Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng và đại diện phụ huynh (nếu có) tọa đàm hoặc tranh luận theo 4 nhóm, hệ thống điện, hệ thống loa đài, âm thanh và đủ micro cho HS sử dụng khi trao đổi hoặc đặt câu hỏi; máy chiếu, bảng đen và phấn, hoặc bảng trắng và bút viết bảng, các tranh lí thuyết hướng nghiệp trên máy tính để trình chiếu.

Ban tổ chức chỉ nên tập hợp HS vào phòng của buổi tư vấn trước khi bắt đầu 10 phút. Bước này do CBĐTN thực hiện.

Tổ chức diễn đàn

Đại diện ban giám hiệu nhà trường giới thiệu ngắn gọn về mục tiêu của buổi TVHN;

Nhóm TVV giới thiệu mô hình lập kế hoạch nghề và mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, lí thuyết Mật mã Holland liên kết mô hình lập kế hoạch nghề, mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, và lí thuyết Mật mã Holland với mô hình lí thuyết hệ thống và thảo luận với các em về nội dung này. Sắp xếp các HS có nhu cầu TVHN vào 4 nhóm nghề theo lựa chọn của các em từ 2 phiếu khảo sát và trắc nghiệm.

Sử dụng các hình thức hoạt động khác nhau để thu hút sự chú ý của HS và HS


tập trung nghe tư vấn. Bước này đòi hỏi nhóm tư vấn phải hiểu rất rõ về bốn nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp giải thích và trả lời các câu hỏi thuộc nhóm này cho các em, nối nhóm sở thích ấy với các ngành học phù hợp ở CĐ, ĐH hoặc các chương trình dạy nghề ở trường trung cấp, cao đẳng nghề cũng như các nghề nghiệp cho HS tốt nghiệp THPT để giúp HS có cái nhìn chiến lược về hướng nghiệp.

Hướng dẫn HS lựa chọn nghề căn cứ vào các thông tin về bản thân đã tìm hiểu được, đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà HS đã biết thông qua hoạt động GDHN ở trường phổ thông.

Ban TVHN sắp xếp HS có nhu cầu TVHN vào 4 nhóm nghề: nhóm kĩ thuật, nhóm nghiên cứu, nhóm nghệ thuật và nhóm xã hội. Sau đó TVHN riêng cho HS theo từng nhóm nghề này.

Tư vấn viên tiến hành tìm sự phù hợp nghề của HS trên cơ sở các thông tin có được, đối chiếu với lựa chọn của HS để đưa ra lời khuyên hay nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục thực hiện lựa chọn chính xác hơn.

HS ghi các kết quả TVHN vào danh sách theo mẫu chung.

Kết thúc diễn đàn:

Tổng hợp số liệu, thu Phiếu TVHN cùng danh sách nhóm HS đã tư vấn trong từng buổi.

Thông báo về địa điểm, thời gian thu Phiếu trưng cầu ý kiến về kết quả TVHN của HS và kế hoạch TVHN cá nhân tại phòng tư vấn trường.

Giai đoạn 3. Sau thực nghiệm

- Các phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn GV và HS được thu lại.

- Kế tiếp, kết quả ghi nhận các phiếu: Phiếu trưng cầu ý kiến HS lớp 12 sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN; Phiếu trưng cầu ý kiến GV Trường THPT Thanh Bình; Phiếu trưng cầu ý kiến GV Trường THPT Thanh Bình về tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng trong công tác phối hợp lập kế hoạch và thực hiện hoạt động TVHN theo từng học kì ở trường THPT của CBQL, GVCN, GVBM và CBĐTN; Phiếu phỏng vấn về lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Thanh Bình; Phiếu phỏng vấn về cảm nhận của HS sau tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN được tổng hợp.


- Cuối cùng, các dữ liệu đã thu thập được xử lí, phân tích nhằm tìm ra kết quả của thực nghiệm.

3.5.6. Kết quả thực nghiệm

Qua phân tích số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn, đã chỉ rõ kết quả thực nghiệm như sau:

Về lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS THPT: Kết quả nhận định qua phỏng vấn của hai phó hiệu trưởng và bốn tổ trưởng tổ chuyên môn cho thấy:

Hầu như HS lớp 12 còn bỡ ngỡ và mơ hồ trước quyết định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy việc xác định nhu cầu TVHN có ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ làm nhiệm vụ TVHN cho HS, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia lập kế hoạch hoàn thành tốt nhiệm vụ TVHN. Đội ngũ tham gia TVHN có thể xác định được số lượng HS có nhu cầu TVHN, dự trù số GV tham gia TVHN, lựa chọn nội dung TVHN, lựa chọn phương pháp và hình thức TVHN và và xác định địa điểm TVHN.

Bên cạnh đó, từ khi Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 5 năm 2018, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” được ban hành thì việc xác định nhu cầu TVHN của HS càng phải được chú trọng, quan tâm. Trên cơ sở xác định nhu cầu TVHN của HS, hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ TVHN lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức TVHN phù hợp với thực tiễn của đơn vị, để HS tự đánh giá những ưuđiểm, những điểm yếu, từ đó xây dựng cho mình một lộ trình phấn đấu phù hợp, giúpcác em định hướng chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp với năng lực họctập của bản thân, phát huy hiệu quả năng lực, sở trường sau khi ra trường, tìm kiếmviệc làm. Đồng thời, HS được thỏa mãn mong muốn tham gia TVHN: thông tin, nội dung, phương pháp và hình thức; thời gian và số lần TVHN; mỗi khi những khó khăn về chọn ngành, chọn nghề. Điều này cũng đồng nghĩa, sau khi xác định nhu cầu


TVHN của HS, hiệu trưởng có cơ sở thực tiễn để lập và thực hiện kế hoạch TVHN cũng như chỉ đạo, theo dõi và giám sát thực hiện hoạt động TVHN cho HS.

Về tính phù hợp của kế hoạch tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN:

Sau khi tổ chức giới thiệu thế giới nghề nghiệp và diễn đàn TVHN với nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng vẫn tiến hành TVHN như kế hoạch cũ) điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành trong cả hai nhóm, kết quả nhu cầu TVHN, nhận thức và hành vi của HS 2 nhóm như sau:

- Mức độ quan tâm đến hoạt động TVHN của HS: Căn cứ vào mức giá trị trung bình mà các nhóm tham gia khảo sát đã đánh giá, ta có thể khẳng định nhóm thực nghiệm (ĐTBTN: 4,42) dành sự quan tâm cho hoạt động TVHN này nhiều hơn so với nhóm đối chứng (ĐTBĐC: 4,16) thể hiện qua bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. Mức độ quan tâm đến hoạt động TVHN của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng


Nhóm


N

Tần Số


ĐTB


ĐLC

Không

quan tâm

Ít

quan tâm

Tương

đối quan tâm

Quan tâm

Rất

quan tâm

Nhóm thực

nghiệm

50

0

0

2

26

22

4,42

0,53

Nhóm đối

chứng

50

0

0

7

28

15

4,16

0,65

Tuy nhiên, để có thể kết luận sự quan tâm cho hoạt động TVHN của nhóm thực nghiệm nhiều hơn so với nhóm đối chứng (tìm sự khác biệt về ý kiến đánh giá của HS giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng), cần được thực hiện so sánh ĐTB của 2 lớp này. Bằng kiểm định Independent-sample T- test cho hai mẫu độc lập, với khoảng tin cậy là 95% và mức ý nghĩa là 5% thì giá trị sig của kiểm định t ở phần Equal variances not assumed = 0,000. Số liệu này cho thấy giá trị sig của kiểm định nhỏ hơn giá trị α = 0, 05, vì thế, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB khi sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (sig. = 0,000 < 0,05). Như vậy, có thể kết luận rằng mức độ quan tâm đến hoạt động TVHN của nhóm thực nghiệm nhiều hơn nhóm đối chứng.


- Sự hiểu biết của HS đối với nghề định chọn: HS lớp thực nghiệm có mức độ nhận thức về ngành, nghề cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể: Hiểu biết về nghề định chọn, của lớp TN là 4,24 và của lớp đối chứng là 2,84, độ chênh lệch là 1,4. Hầu hết HS lớp thực nghiệm hiểu biết chính xác những yêu cầu về ngành, nghề, phẩm chất của ngành, nghề, chống chỉ định trong nghề, ngược lại có 52% HS lớp đối chứng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về ngành, nghề mà các em đã chọn hoặc các em đang còn mơ hồ, không biết là khi chọn ngành, nghề thì cần phải tìm những thông tin nào. Giá trị Sig. (Sig. = 0,371 > 0,05) trong kiểm định Leneve, sử dụng giá trị sig của kiểm định t ở phần Equal variances assumed (Sig. = 0,000 < 0,05) cho phép khẳng định HS nhóm thực nghiệm có sự hiểu biết nhất định về thế giới nghề nghiệp, và yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao động, về nhu cầu của thị trường lao động, và triển vọng phát triển của các ngành nghề hiện nay (xem bảng 3.6).

Bảng 3.6. Sự hiểu biết của HS về nghề định chọn



Nhóm


N

Tần Số


ĐTB


ĐLC

Hoàn toàn chưa

biết gì

Hiểu biết rất ít

Tương đối hiểu biết


Hiểu biết

Hiểu biết rất rõ

Nhóm thực

nghiệm

50

0

0

6

26

18

4,24

0,65

Nhóm ĐC

50

4

10

26

10

0

2,84

0,84

- Các tiêu chí chọn nghề của HS: Có sự khác biệt tương đối rõ trong căn cứ chọn nghề của HS, có sự chênh lệch tỉ lệ phần trăm đáng kể giữa hai 2 nhóm sau thực nghiệm: HS nhóm thực nghiệm thiên về lựa chọn tiêu chí phù hợp năng lực (90%), phù hợp sở thích (94%) và theo nhu cầu thực tế của xã hội (86%). Mặt khác, các yếu tố về điều kiện kinh tế gia đình (56%), thu nhập cao (70%) và dễ xin việc làm sau (84%) cũng có tác động không nhỏ đế quyết định chọn nghề của các em. Bên cạnh đó, HS nhóm đối chứng cũng có lựa chọn các tiêu chí như nhóm thực nghiệm nhưng có đến 58% HS còn lựa chọn nghề theo cảm tính, mức độ lựa chọn các tiêu chí cũng có sự chênh lệch so với nhóm thực nghiệm và xu hướng lựa chọn nghiêng về tiêu chí: dễ xin việc (72%), điều kiện kinh tế gia đình và thu nhập cao có cùng mức lựa chọn là 70% (xem bảng 3.7)


Bảng 3.7. So sánh căn cứ chọn nghề của HS



STT


Căn cứ chọn nghề

Nhóm thực

nghiệm

Nhóm ĐC

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

1

Thu nhập cao

35

70,0

35

70,0

2

Dễ xin việc

42

84,0

36

72,0

3

Theo xu hướng bạn bè

0

0,0

17

34,0

4

Theo cảm tính

0

0,0

29

58,0

5

Điều kiện kinh tế gia đình

28

56,0

35

70,0

6

Phù hợp với năng lực bản thân

45

90,0

27

54,0

7

Phù hợp với sở thích đam mê

47

94,0

28

56,0

8

Nhu cầu thực tế của xã hội

43

86,0

33

66,0

Từ bảng 3.7 cho thấy, đa số HS nhóm thực nghiệm đã có những căn cứ khá hợp lí và chính xác để ra quyết định nghề nghiệp tương lai cho mình. Điều này chứng tỏ rằng biện pháp tổ chức, quản lí việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS làm thay đổi nhận thức của các em một cách đúng đắn hơn và mang lại hiệu cao.

- Mức độ hài lòng của HS về buổi diễn đàn TVHN: được trình bày như bảng 3.8

Bảng 3.8. Mức độ hài lòng của HS dành cho các chương trình TVHN



Nhóm


N

Tần Số


ĐTB


ĐLC

Không hài

lòng

Ít hài lòng

Tương đối hài

lòng

Hài lòng

Rất hài

lòng

Nhóm

thực nghiệm


50


0


0


0


32


18


4,36


0,48

Nhóm đối chứng

50

0

14

12

24

0

3,20

0,85

Kết quả đánh giá của HS ở nhóm đối chứng có tần số lựa chọn tập trung chủ yếu ở hai mức “Ít hài lòng” và “Tương đối hài lòng”. Đối chiếu với kết quả của nhóm thực nghiệm thì có sự khác biệt nhất định về tần số lựa chọn, cụ thể là lựa chọn cao nhất ở mức “rất hài lòng”, giá trị của nhóm thực nghiệmcao hơn của lớp ĐC: ( TN = 4,36 > ĐC = 3,20).

- Sự cần thiết của việc trang bị các phẩm chất, kĩ năng nghề nghiệp tương lai:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024