về ngành nghề, thế giới nghề nghiệp... HS đọc và chia sẻ thông tin hướng nghiệp. Chuyên mục này được gài đặt để kiểm soát số lượng người theo dõi và HS có thể chia sẻ tâm tư nguyện vọng, băn khoăn trong lựa chọn nghề, chọn trường.
GV được phân công xử lí thông tin thu được từ các lần điều tra cũng như qua theo dõi chuyên mục TVHN trên trang website trường.
GV được phân công viết báo cáo về thực trạng nhu cầu TVHN của HS theo từng học kì.
(2) Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT:
- Phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM, CBĐTN thống nhất về nhu cầu TVHN của HS, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động TVHN, tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Mục tiêu chung cần đạt được của hoạt động TVHN là gì? Cần phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào? Hoàn thành các nhiệm vụ đó như thế nào? Mức độ cần đạt của từng nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch hoạt động TVHN là gì? Phân phối, sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu chung và từng nhiệm vụ TVHN? Biện pháp tổ chức và quản lí đối với từng nhiệm vụ là gì? Thời gian cần thiết để thực hiện từng nhiệm vụ như thế nào?
- Phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM và CBĐTN trước tiên thống nhất mẫu bản kế hoạch.
- Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng phối hợp với CBQL và với GV (tham gia xác định nhu cầu TVHN) lập kế hoạch tổ chức TVHN theo các câu trả lời đã thống nhất và dựa trên cơ sở những nhu cầu THVN của HS đã xác định. Bản kế hoạch này phải đáp ứng các nhu cầu TVHN của HS đã xác định. Do đó, ở nội dung thực hiện trong bản này xác định rõ về thời gian, nội dung TVHN, công việc thực hiện, hình thức tổ chức và người thực hiện/phối hợp.
CBQL (người được phân công lập kế hoạch) trình Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng duyệt, kí bảng kế hoạch.
Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng ra quyết định thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 17
- Cơ Sở Xây Dựng Và Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp
- Biện Pháp 4. Bổ Sung Quy Chế Về Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Đội Ngũ Tham Gia Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Của Trường Trung Học
- Đánh Giá Sự Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Mức Độ Hài Lòng Của Hs Dành Cho Các Chương Trình Tvhn
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng, CBQL, GV và HS triển khai việc thực hiện theo kế hoạch tổ chức hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS đã ban hành.
(3) Quản lí việc triển khai kế hoạch hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT:
Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng phân chia nhiệm vụ cụ thể cho GV, CB phụ trách TVHN theo kế hoạch tổ chức hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS.
GV, CB phụ trách TVHN và HS thực hiện đúng theo kế hoạch hoạt động TVHN đã phê duyệt.
Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, giám sát GV, CB phụ trách TVHN và HS thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN, đồng thời điều chỉnh hoạt động TVHN nếu cần thiết.
CBQL đánh giá kết quả hoạt động TVHN theo kế hoạch đã phê duyệt.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 1
Nhà trường đầu tư vốn nâng cấp trang website.
Hiệu trưởng phân công cụ thể từng thành viên phụ trách website, thường xuyên cập nhật thông tin, kiểm tra sự theo dõi và phản hồi của HS về những thông tin về hướng nghiệp đăng tải trên trang website.
Một thành viên trong đội ngũ tham gia TVHN viết hoặc tập hợp bài liên quan đến hướng nghiệp, gửi đăng trên website và nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của hiệu trưởng. Các thành viên tham gia đội ngũ TVHN sẽ được giảm số tiết giảng dạy (GV) hoặc bớt khối lượng công việc khác (CBQL).
HS thường xuyên đọc thông tin cập nhật về hoạt động hướng nghiệp và chia sẻ thông tin cho bạn bè và người thân. Đồng thời, chia sẻ những mong muốn được tư vấn về nghề với GVCN lớp hay GV mà mình tin tưởng.
Phụ huynh HS thường xuyên trao đổi, trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của HS.
Hiệu trưởng xác định được vị trí và tầm quan trọng của chức năng lập kế hoạch trong hoạt động quản lí của mình là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản nhất và có ý nghĩa vạch ra cái đích của hoạt động TVHN, đồng thời quyết định đến thực hiện các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động đó.
Phó hiệu trưởng, GVCN, GVBM và CBĐTN nắm vững quy định về GDHN và vận dụng được quy trình lập kế hoạch: Phân tích hiện trạng; Xác định nhu cầu TVHN;
Nghiên cứu các quy định về GDHN, hoạt động TVHN; Thống nhất về các nhu cầu TVHN của HS được xác định; Xác định nguồn lực cho hoạt động TVHN; Lập kế hoạch hoạt động TVHN vào việc lập kế hoạch này.
Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN tích cực chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động TVHN trong các học kì trước và đồng lòng thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN mới.
CBQL, GV và cán bộ tham gia TVHN có nhiệt huyết và năng lực về TVHN.
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp 2
Nhằm xây dựng đội ngũ TVHN tại trường vừa giảng dạy chuyên môn vừa có năng lực TVHN của một tư vấn viên trong hoạt động TVHN ở trường THPT. Đáp ứng đủ số lượng và chất lượng đội ngũ TVHN tham gia hoạt động TVHN tại trường.
Hiệu trưởng chủ động trong việc sắp xếp, phân công cán bộ và GV tham gia hoạt động THVN.
GV không còn cảm nhận mình như là người “kiêm nhiệm” trong hoạt động TVHN. Họ tự tin trong THVN cho HS và sẵn sàng tư vấn bất kì lúc nào khi HS cần.
Đồng thời giúp hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng tổ chức trong quản lí hoạt động TVHN tại trường THPT.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 2
Tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ tham gia TVHN theo hình thức tập huấn theo Bộ, Sở tổ chức; Bồi dưỡng theo định kì do trường tổ chức; Tự bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ tham gia TVHN chủ yếu tập trung vào:
(1) Năng lực hướng nghiệp của HS, gồm:
i) Năng lực nhận thức bản thân, HS cần đạt được 3 năng lực cụ thể: Năng lực
1. Xây dựng được kiến thức về bản thân trong bốn lĩnh vực: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời; Năng lực 2. Tìm hiểu bối cảnh gia đình, cộng đồng, Việt Nam và thế giới và dùng
kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời; Năng lực 3. Xác nhận được mong muốn, ước mơ, hi vọng và mục tiêu đời mình, và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời.
ii) Năng lực nhận thức nghề nghiệp, HS cần đạt được 3 năng lực cụ thể: Năng lực 4. Xây dựng kiến thức về các ngành học, các trường CĐ, ĐH và các trường nghề ở trong và ngoài nước và dùng kiến thức này cho việc quyết định chọn ngành học và trường học sau khi tốt lớp 12; Năng lực 5. Xây dựng kiến thức về nghề, các cơ quan, công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước và dùng kiến thức này cho quyết định chọn nghề và nơi làm việc trong tương lai; Năng lực 6. Đánh giá được vai trò của thông tin cũng như sử dụng được ảnh hưởng của thông tin đối với việc quyết định nghề nghiệp của mình.
iii) Năng lực xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, HS cần đạt được 3 năng lực cụ thể: Năng lực 7. Xác định mục tiêu nghề nghiệp; Năng lực 8. Hoạt động ngoại khóa và tham gia phục vụ cộng đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp; Năng lực 9. Lập kế hoạch nghề nghiệp và từng bước thực hiện những kế hoạch nghề nghiệp.
(2) Các lí thuyết cơ bản về hướng nghiệp
Các lí thuyết cơ bản bao gồm:i) Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp; ii) Vòng nghề nghiệp; iii) Lí thuyết cây nghề nghiệp; iv) Lí thuyết mật mã Holland, v) Lí thuyết hệ thống; vi) Mô hình lập kế hoạch nghề… Những nội dung này được khái quát từ các tài liệu: Giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông (2013); Tài liệu bổ sung sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12 (2013); Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông (2013) của Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức hợp tác phát triển và Hỗ trợ kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB) như dưới đây:
i) Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp dưới dạng hình tháp: Đáy là “Thông tin”, phía trên là “chương trình”, trên nữa là “Tìm hiểu/hướng dẫn” và đỉnh là “TVHN”. Trong đó, TVHN nhằm cung cấp dịch vụ TVHN với chất lượng cao đến HS và phụ huynh khi cần thiết. Cách tốt nhất để thực hiện mục đích này là cung cấp thông tin hướng nghiệp cho HS đúng lúc, chính xác và đáp ứng nhu cầu của các em. Dịch vụ này có thể đơn giản là một “góc hướng nghiệp” trong thư viện, nơi các em
có thể tìm thấy các thông tin về tuyển sinh, về các ngành nghề trong các trường ĐH, CĐ, TCCN (TCCN) và đào tạo nghề bất cứ lúc nào các em cần.
ii) Vòng nghề nghiệp: Định hướng và phát triển nghề nghiệp là một quá trình mà mỗi người phải thực hiện nhiều lần trong cuộc đời. Quá trình ấy bắt đầu từ nhận thức bản thân, khám phá cơ hội phù hợp, lập kế hoạch sau khi xác định mục tiêu nghề nghiệp và thực hiện kế hoạch, kết thúc bằng đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Điều quan trọng là mỗi HS phải biết mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình này.
Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước: Bước 1. Giúp cho HS trả lời được câu hỏi: Em là ai?. Bước 2. Giúp HS trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu?. Bước 3. Giúp HS trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn tới?.
iii) Lí thuyết cây nghề nghiệp: Lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết hệ thống. Cây nghề nghiệp được chia thành 2 phần: Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người là phần “Rễ”. Phần “quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp là: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định... Muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và sau đó phải dựa vào chính những hiểu biết về hoạt động nghề nghiệp.
iv) Lí thuyết mật mã Holland: được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland. Ông đã đưa ra lí thuyết RIASEC, đáng quan tâm về 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp: 1) Bất kì ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu người đặc trưng sau đây: Realistic tạm dịch là người thực tế, thuộc nhóm Kĩ thuật; Investigate tạm dịch là nhà nghiên cứu, thuộc nhóm Nghiên cứu; Artistic tạm dịch là Nghệ sĩ, thuộc nhóm Nghệ thuật; Social tạm dịch là người công tác xã hội, thuộc nhóm Xã hội; Enterrising tạm dịch là người dám làm, thuộc nhóm Quản lí; Conventional tạm dịch là người tuân thủ, thuộc nhóm Nghiệp vụ. Sáu chữ cái đầu của 6 kiểu người đặc trưng gộp là thành chữ RIASEC. 2) Có 6 loại môi trường tương ứng với 6 kiểu người nói trên. 3) Ai cũng tìm được môi trường phù hợp cho phép mình thể hiện được kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình. 4) Thái độ ứng xử của con người được quy định bởi sự tương tác giữa kiểu người của mình với các đặc điểm của môi trường. 5) Mức độ phù hợp giữa một người với môi trường có thể được biểu
diễn trong mô hình lục giác Holland.
v) Lí thuyết hệ thống: Con người ngay từ khi sinh đã chịu sự tác động của tự nhiên và xã hội. Mỗi người là một cá thể sống trong một hệ thống phức tạp, đadạng và chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau ở những thời gian khác nhau. Các yếu tố từ bên trong như: khả năng, sở thích, cá tính, giá trị, tuổi tác, giới tính, sức khỏe, định kiến và khuôn mẫu giới…; Các yếu tố từ bên ngoài như cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, hệ thống truyền thông, mạng xã hội… cũng như các yếu tố: vị trí địa lí, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa, các định kiến và khuôn mẫu giới… đều có ảnh hưởng đến quyết định. Những quyết định trong quá khứ của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, và những quyết định trong thời gian hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai. Sự ảnh hưởng hoặc tác động của từng yếu tố bên trong và bên ngoài đối với quyết định chọn nghề của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng thời gian, vào nhận thức, điều kiện, khả năng và phản ứng của mỗi người trước từng yếu tố.
vi) Mô hình lập kế hoạch nghề: Gồm 7 bước và được chia làm 2 phần: 3 bước tìm hiểu: Bản thân, thị trường tuyển dụng/lao động và 4 bước hành động: Xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện và đánh giá.
vii) Một số kĩ năng thiết yếu: Đây là những kĩ năng cần thiết cho công việc, học hành và cuộc sống của mỗi người, là nền tảng giúp cho mỗi người học các kĩ năng khác cũng như tiến triển trong nghề nghiệp và thích nghi với thay đổi. Vì thế, dù HS quyết định theo học ngành gì và sẽ làm nghề gì, các em cũng cần phải có những kĩ năng thiết yếu. Kĩ năng này được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1. Nhóm kĩ năng căn bản là những kĩ năng cần thiết phải có để có thể phát triển các kĩ năng khác, bao gồm: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lí thông tin, kĩ năng sử dụng số liệu và kĩ năng giải quyết vấn đề;
Nhóm 2. Nhóm kĩ năng làm việc theo nhóm là những kĩ năng và phẩm chất cần có để đóng góp hiệu quả, bao gồm: Kĩ năng làm việc với người khác, Kĩ năng tham gia dự án và công việc;
Nhóm 3. Nhóm kĩ năng quản lí bản thân là những kĩ năng riêng tư, thái độ và hành vi thúc đẩy tiềm năng phát triển của mỗi người, bao gồm: Kĩ năng biểu hiện thái
độ và hành vi kĩ năng biểu hiện lạc quan, kĩ năng thể hiện trách nhiệm, kĩ năng linh hoạt, kĩ năng học hỏi liên tục, kĩ năng làm việc an toàn.
(3) Nội dung cơ bản của công tác hướng nghiệp được khái quát:
Các hình thức GDHN cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác.
Các điều kiện để thực hiện hiệu quả GDHN bao gồm: Điều kiện về quản lí, điều kiện về GV, điều kiện về tài liệu và nguồn thông, điều kiện về thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học.
Sự hỗ trợ của CBQL hướng nghiệp như: Quản lí hoạt động dạy và học; Xây dựng đội ngũ GV làm nhiệm vụ GDHN; Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học.
(4) Xác định năng lực hướng nghiệp của bản thân HS: được biểu hiện qua việc xác định về nhận thức bản thân, về nhận thức nghề nghiệp và về tìm hiểu thị trường tuyển dụng. Việc xác định này được thực hiện bởi các phương tiện: Công cụ trắc nghiệm sở thích nghề được dịch từ tiếng Anh dựa trên lí thuyết mật mã Holland, câu hỏi tường thuật hay bài viết trong các cuộc thi về chủ đề hướng nghiệp, các trang website liên quan đến hướng nghiệp.
(5) Các phương pháp hướng nghiệp cần được bồi dưỡng cho CB và GV tham gia hoạt động TVHN là: Phương pháp tích lũy kinh nghiệm, học nghề phổ thông; tham gia hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thông tin nghề và TVHN.
(6) TVHN:
i) Ba bước chủ yếu của quá trình TVHN là:
Bước 1: Tư vấn viên (TVV) giúp HS khám phá bản thân qua tư vấn cá nhân, những bài tập suy ngẫm và các bài trắc nghiệm;
Bước 2: TVV giúp HS tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua tư vấn cá nhân, những bài tập tìm hiểu cổng thông tin và các bài tập phỏng vấn thông tin về nghề nghiệp;
Bước 3: TVV giúp HS lập kế hoạch nghề nghiệp, trong đó nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp, những bước thực hiện, thời gian thực hiện và phương pháp tự đánh giá kế hoạch có tốt hay không.
ii) Sáu kĩ năng TVHN, gồm:
Kĩ năng đặt câu hỏi là kĩ năng quan trọng trong quá trình tư vấn để có được nhiều thông tin từ HS. Các loại câu hỏi sử dụng trong từng tình huống cụ thể trong quá trình TVHN: câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi thăm dò và câu hỏi dẫn dắt/đoán trước.
Kĩ năng phản hồi cảm xúc: Trong TVHN, khi câu chuyện trở nên bế tắc thì việc tốt nhất là quay lại cảm xúc của HS. Phản hồi cảm xúc được thực hiện bằng cách quan sát cảm xúc của HS, đặt các câu hỏi “mở” và hoặc câu hỏi “đóng” để tìm hiểu xem TVV hiểu HS như thế nào.
Kĩ năng đối mặt: Kĩ năng đối mặt rất quan trọng, vì nó giúp cuộc nói chuyện thoát khỏi bế tắc, mở hướng cho HS, đi sâu vào cảm xúc, giúp HS nhận ra vấn đề chân chính.
Kĩ năng tập trung: Trong quá trình TVHN cần xác định thứ tự ưu tiên tập trung để có thể giúp HS một cách hiệu quả nhất trong thời gian có hạn.
Kĩ năng phản hồi ý tưởng: Phản hồi ý tưởng để kiểm tra việc TVV hiểu ý định của HS có đúng không. Phản hồi ý tưởng của HS bằng cách diễn dịch, tóm tắt lại những lời chia sẻ của HS.
iii) Hai liệu pháp khá phổ biến trong TVHN:
Liệu pháp tập trung vào cách giải quyết: TVHN là phải cho cách giải quyết cho bước tiếp theo, dù nhỏ đến mấy cũng phải có và theo từng bước một.
Liệu pháp kể chuyện hay còn gọi là tư vấn tường thuật: Liệu pháp này nhấn mạnh vào việc TVV lắng nghe câu chuyện của HS từ đầu đến cuối, lắng nghe cảm xúc, lắng nghe câu chuyện thật để từ đó hiểu và dẫn dắt HS tìm ra cách giải pháp vấn đề. TVV có thể dùng sáu kĩ năng tư vấn để nghe HS kể chuyện, nhằm tìm hiểu sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp, quan điểm sống và nhiều đặc điểm khác của HS.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp 2
Bước 1. Khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ TVHN
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực của đội ngũ TVHN;
- Xác định nhu cầu TVHN của HS;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực TVHN cho đội ngũ