tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTNST hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.
- Sự đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đánh giá HĐTNST là việc làm rất khó khăn so với việc đánh giá giờ dạy trên lớp, việc đánh giá đúng sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động và ngược lại. Đánh giá không chỉ nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia mà đánh giá phải được ghi nhận bằng khen thưởng, ghi học bạ, đánh giá hạnh kiểm. Kiểm tra đánh giá HĐTNST không chỉ đánh giá kết quả của hoạt động mà còn phải đánh giá được ý nghĩa của giáo dục và hiệu quả giáo dục của HĐTNST, điều này không phải lúc nào cũng làm được.
- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTNST cho học sinh.
HĐTNST là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; cha mẹ học sinh, cộng đồng dân cư…Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTNST. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường THCS trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách HS.
Kết luận Chương 1
HĐTNST là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu GD trong chương trình GDPT mới. Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức, thời kỳ cách mạng công nghiệp
4.0. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho HS tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học. Nội dung HĐTNST ở trường THCS là rất phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực, môn học.
Quản lý HĐTNST bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTNST. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của CBGV, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện của nhà trường, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt HĐTNST.
Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến HĐTNST, quản lý HĐTNST, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện HĐTNST là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐTNST ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý HĐTNST trong nhà trường ở các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Thanh Hà là một huyện của tỉnh Hải Dương, sông ngòi nhiều, đất đai do phù sa bồi tụ nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nổi tiếng với đặc sản Vải thiều. Thanh Hà có 24 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 15 892 ha, dân số khoảng 162.000 người, nằm về phía Đông Nam của tỉnh, phía Bắc giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành ngăn cách bởi sông Rạng, phía Nam giáp huyện An Lão và huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ngăn cách bởi sông Văn Úc, phía Tây Nam giáp huyện Tứ Kỳ (ngăn cách bởi sông Gùa và sông Thái Bình), phía Tây giáp thành phố Hải Dương.
* Điều kiện kinh tế: Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên nói trên, Thanh Hà là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương phát triển kinh tế bằng nông nghiệp và chủ yếu là cây lúa nước, cây vải thiều, cây ổi. Có nhiều xã sông nước bao bọc xung quanh, hệ thống giao thông đường bộ không thuận tiện cho việc thông thương với thành phố và các huyện lân cận nên điều kiện phát triển kinh tế rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy và học của các cấp học nói chung và bậc THCS nói riêng.
* Về giáo dục - đào tạo: Toàn huyện có 4 trường THPT, 26 trường THCS, 1 Trung tâm GDNN-GDTX, 25 trường tiểu học và 27 trường mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn huyện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Hà, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 100% xã, thị trấn có trường đạt chuẩn quốc gia (12 xã có cả ba cấp học đạt chuẩn, 59/77 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 10 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và có 6 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2).
2.1.2. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục cấp THCS huyện Thanh Hà
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện Thanh Hà đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Thanh Hà là địa phương đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 1997.
Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.
Huyện Thanh Hà có 26 trường trung học cơ sở với 20/26 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.
2.1.2.1. Quy mô phát triển bậc THCS
Năm học 2017-2018:
- Số trường: 26 trường trong đó có 01 trường chất lượng cao
- Số CBQL: 53 người, 100% đạt trình độ đại học trở lên.
- Số giáo viên, nhân viên: 606
- Số học sinh: 7911.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất
Về cơ sở vật chất, cơ bản các nhà trường đáp ứng được yêu cầu dạy và học tuy nhiên các phòng như: phòng nghe nhìn; phòng học tiếng thì đa số còn thiếu. Diện tích Sân chơi, bãi tập còn nhỏ hẹp (toàn huyện chưa trường THCS nào có nhà đa năng). Các trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu, hơn nữa chất lượng không đảm bảo, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ cho GV và công tác tổ chức các hoạt động tập thể nói chung.
* Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở huyện Thanh Hà ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, vi phạm kỷ luật nhà trường...
* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Huyện
Thanh Hà luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu về chất lượng học sinh giỏi và tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Nguyễn Trãi của tỉnh.
Tuy vậy, tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2016-2017 tỷ lệ HS học lực yếu, kém cuối năm là 6.28%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý HĐTNST của hiệu trưởng các THCS huyện Thanh Hà
2.2.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của biện pháp quản lý HĐTNST của hiệu trưởng các trường THCS. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý, biện pháp quản lý HĐTNST trong các trường THCS.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Khảo sát 10 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THCS
- Khảo sát 80 giáo viên của 6 trường THCS huyện Thanh Hà (Trường THCS Thanh Lang, Trường THCS Thanh An, Trường THCS Cẩm Chế, Trường THCS Thanh Khê, Trường THCS TT Thanh Hà, Trường THCS Chu Văn An)
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý HĐTNST ở các trường THCS huyện Thanh Hà.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Hà.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Hà.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Hà.
Phiếu điều tra có nội dung sau đây:
Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Hà. Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
2.3. Kết quả khảo sát
Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả khảo sát của cán bộ quản lý và giáo viên với 3 mức độ: mức độ 1 (mức thấp nhất), mức độ 2 (mức độ trung bình), mức độ 3 (mức độ cao nhất). Xử lý từng mức độ và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau: Việc đánh giá cho điểm theo 3 mức độ: mức độ 3 (3 điểm), mức độ 2 (2 điểm), mức độ 1 (1 điểm), (min = 1; max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là X.
Mức độ 3: 2,36 ≤ X ≤ 3 điểm ; Mức độ 2 : 1.68 ≤ X ≤ 2,35; Mức độ 1: X≤
1,67 điểm
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS
2.3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST trong hoạt động giáo dục của nhà trường
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018. Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về hoạt động TNST, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của hoạt động TNST và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.1: Nhận thức của CBGV về mức độ quan trọng của HĐTNST
Mức độ quan trọng | Số lượng | % | |
1 | Rất quan trọng | 58 | 64,4 |
2 | Quan trọng | 26 | 28,9 |
3 | Bình thường | 6 | 6,7 |
4 | Không quan trọng | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh
- Mục Tiêu Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Trường Thcs
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Của Các Nội Dung, Phương Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Hđtnst
- Năng Lực Của Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Khi Tổ Chức Hđtnst
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hđtnst Ở Các Trường Thcs Huyện Thanh Hà
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy: Có 58 CBGV (64.4%) cho rằng HĐTNST là rất quan trọng, 28.9% số được hỏi cho rằng quan trọng, còn 6 khách thể (6.7%) cho rằng HĐTNST cũng bình thường như các hoạt động khác trong nhà trường và không có ai cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy CBGV các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của HĐTNST trong nhà trường và HĐTNST đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
2.3.1.2. Nhận thức về đặc điểm của HĐTNST
Để tìm hiểu về đặc điểm của HĐTNST, tác giả tiến hành khảo sát 90 CBGV trong các trường và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2: Nhận thức về đặc điểm của HĐTNST trong chương trình GDPT mới
Đặc điểm | Ý kiến đánh giá | ĐTB | ||||||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | HĐTNST trong chương trình GDPT được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. | 35 | 38.89 | 42 | 46.67 | 13 | 14.44 | 2.24 |
2 | Đối với giáo dục THCS, chương trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp. | 18 | 20.00 | 67 | 74.44 | 5 | 5.56 | 2.14 |
3 | HĐTNST mang tính tích hợp và phân hóa cao | 41 | 45.56 | 45 | 50.00 | 4 | 4.44 | 2.41 |
4 | HĐTNST thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng | 51 | 56.67 | 37 | 41.11 | 2 | 2.22 | 2.54 |
5 | HĐTNST là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo | 41 | 45.56 | 40 | 44.44 | 9 | 10.00 | 2.36 |
6 | HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường | 46 | 51.11 | 36 | 40.00 | 8 | 8.89 | 2.42 |
7 | HĐTNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được | 45 | 50.00 | 41 | 45.56 | 4 | 4.44 | 2.46 |
8 | Học sinh được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động | 25 | 27.78 | 47 | 52.22 | 18 | 20.00 | 2.08 |
2.33 |
Nhìn tổng quát, đánh giá đặc điểm: Điểm trung bình là 2.33 ở mức phân vân.
Như vậy còn phần lớn giáo viên chưa nhận thức đúng các đặc điểm của HĐTNST Những nội dung đồng ý là:
HĐTNST thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với ĐTB: 2.54
HĐTNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được với ĐTB là 2.46
HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với ĐTB là 2.42
HĐTNST mang tính tích hợp và phân hóa cao với ĐTB là 2.41 HĐTNST là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo với ĐTB là 2.36
Đây là những đặc điểm cơ bản của HĐTNST. Những đặc điểm: mang tính tích hợp và phân hóa cao; học sinh được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động; với THCS, chương trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội; hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp còn trên 50% CBGV còn phân vân, các đặc điểm còn lại vẫn còn có không ít CBGV chưa nắm được. Trên cơ sở đó cần thiết phải nâng cao nhận thức cho các bộ giáo viên trong các trường THCS huyện Thanh Hà về các đặc điểm cơ bản của HĐTNST trong các nhà trường vì đây là những tiền đề để thực hiện các HĐTNST một cách có hiệu quả và thuận lợi.
2.3.1.3. Nhận thức về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Khi được hỏi đồng chí cho biết mức độ nhận thức về mức độ cần thiết của nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTNST ở trường đồng chí như thế nào. Chúng tôi thu được kết quả như sau: