Phối Hợp Chặt Chẽ Các Lực Lượng Trong Và Ngoài Nhà Trường Khi Tổ Chức

Giao GV dạy âm nhạc tập luyện, phối hợp đàn nhạc cho các em để không mất tiền thuê nhạc công; đề nghị BCH đoàn hỗ trợ tập múa cho các em…

- Quản lí việc sử dụng CSVC, đặc biệt những CSVC được sử dụng nhiều lần. Khi tổ chức xong một hoạt động cần thu dọn, kiểm kê các thiết bị, kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào cất giữ, cuối năm học phải kiểm kê, đánh giá chất lượng để sửa chữa hoặc mua bổ sung. Khuyến khích việc tái sử dụng các trang thiết bị sau mỗi lần tổ chức hoạt động.

- Tranh thủ, phát động, khuyến khích sự ủng hộ các cá nhân, tổ chức, công ty tặng quà, hiện vật, tiền...làm tặng phẩm và giải thưởng cho các đợt tổng kết HĐTNST. Việc tranh thủ các nguồn kinh phí ủng hộ không nhất thiết phải là hiệu trưởng mà có thể từ GVCN, GVBM, cha mẹ học sinh…

- Hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và các lực lượng tham gia để tổ chức có hiệu quả HĐTNST cho học sinh.

- Tạo cơ chế để giáo viên không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức HĐTNST đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Quản lí CSVC và tài chính phục vụ cho tổ chức HĐTNST được thực hiện như các nguồn ngân sách khác. Phải đảm bảo các quy định về quản lí tài chính.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Biện pháp đầu tư tăng cường CSVC phục vụ cho HĐTNST có thể thực hiện tốt khi có các điều kiện sau:

- Nhà trường phải chủ động được các nguồn kinh phí, phải có năng lực về quản lí tài chính đặc biệt là các nguồn tài chính, CSVC có được do huy động.

- Hiệu trưởng cần giao cho kế toán lập kế hoạch chi kinh phí phục vụ HĐTNST ngay từ đầu năm đệ trình trong hội nghị cán bộ, viên chức, nhân viên thông qua.

- Nhà trường cần có mối quan hệ tốt để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính ở các cấp, các cơ quan doanh nghiệp. Cần giao nhiệm vụ tranh thủ nguồn kinh phí cho từng bộ phận để các bộ phận đó có kế hoạch chủ động tăng cường CSVC trang thiết bị cho nhà trường.

- Cần quản lý và bảo quản tốt CSVC, trang thiết bị phục vụ cho tổ chức HĐTNST.

- Các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh cần nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát huy nguồn lực để tổ chức HĐTNST cho học sinh.

3.2.7. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi tổ chức

3.2.7.1. Mục tiêu

Xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐTNST.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Để tổ chức HĐTNST cần nhiều lực lượng phối hợp tham gia. Chính vì vậy việc lên kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động là điều cần thiết góp phần tạo nên sự thành công của công tác giáo dục. Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng quy chế phối hợp tổ chức các HĐTNST giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trong quy chế cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong đó cần xác định cá nhân chịu trách nhiệm chính.

Đối với nội dung giáo dục theo các chủ điểm thuộc phần bắt buộc trách nhiệm chính thuộc về GVCN, trách nhiệm phối hợp thuộc về TPT đội, GVBM.

Đối với các hoạt động chung phục vụ cho các vấn đề chính trị xã hội cần thiết thường được tổ chức dưới dạng các chuyên đề trong các tiết chào cờ trách nhiệm chính thuộc về người thực hiện chuyên đề, các lực lượng khác tham gia phối hợp.

Đối với các hoạt động ngoại khóa do GVCN hoặc TPT Đội tổ chức cần các lực lượng khác phối hợp, hiệu trưởng cần hỗ trợ điều động lực lượng phối hợp sao cho hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức HĐTNST đôi khi cần những lực lượng bên ngoài nhà trường (Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Ban chấp hành Đoàn xã…), hiệu trưởng có thể đề nghị trực tiếp các lực lượng đó tham gia hoặc tham mưu với cấp trên (Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND xã…) đề xuất hỗ trợ.

- Tổ chức thực hiện quy chế phối hợp một cách có hiệu quả.

Để việc phối hợp giữa các lực lượng một cách hiệu quả, hiệu trưởng cần làm tốt công tác chuẩn bị. Trước khi tổ chức hoạt động, đặc biệt là các hoạt động cần nhiều lực lượng phối hợp, hiệu trưởng cần tổ chức họp các thành viên liên quan để nghe báo cáo kế hoạch tổ chức, nghe các ý kiến tham gia từ đó có sự phân công công việc một cách hợp lí, hiệu quả đồng thời quán triệt thực hiện.

- Rút kinh nghiệm quá trình thực hiện

Đây là việc làm cần thiết sau khi kết thúc tổ chức hoạt động. Qua việc rút kinh nghiệm, các lực lượng tham gia sẽ có điều kiện để nhìn nhận lại quá trình phối hợp của mình, những ưu khuyết sẽ được kiểm điểm, đánh giá. Hiệu trưởng phải là người đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, khen ngợi, động viên khích lệ những

tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nhắc nhở những thành viên hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp trên thực hiện hiệu quả cần các điều kiện sau:

- Hiệu trưởng cần nắm chắc những điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân trong nhà trường để thực hiện việc phân công công việc cho hiệu quả.

- Việc xây dựng quy chế phối hợp phải có sự đồng thuận từ đa số các thành viên. Khi thực hiện phải bám sát quy chế phối hợp tránh việc quy chế thì có nhưng đến khi thực hiện thì không tuân thủ. Điều này lúc đầu có thể chỉ ảnh hưởng đến thành công của công tác tổ chức các HĐTNST nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của GV vào hiệu trưởng.

- Đánh giá kết quả thực hiện phải khách quan, công bằng, có tác dụng động viên khuyến khích. Để đảm bảo điều này, hiệu trưởng phải luôn luôn giám sát việc thực hiện từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc hoạt động và nếu có thể thì tham gia trực tiếp vào các hoạt động-điều đó sẽ giúp hiệu trưởng đánh giá kết quả chính xác hơn.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề ra trên đây cần được phối hợp hài hoà trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả HĐTNST. Khi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có nhận thức đúng đắn, đội ngũ quản lý, tổ chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để đảm bảo HĐTNST đạt hiệu quả đó là phải phát huy tối đa vai trò chủ thể của HS trong tổ chức hoạt động. Bởi vì sản phẩm của giáo dục nói chung và HĐTNST ở trường THCS nói riêng chính là nhân cách của HS.

Để đảm bảo cho HĐTNST đạt hiệu quả cao thì một thành tố cũng không thể thiếu được đó là việc đảm bảo tài chính cũng như CSVC cho hoạt động. Để góp phần nâng cao kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo, kinh nghiệm tổ chức HĐNKBM phải có kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, từ đó rút ra bài học phát huy những mặt tích cực và tránh những mặt còn hạn chế trong những lần tổ chức sau. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu GD cần đạt của hoạt động và đánh giá cần dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả mới mang tính khách quan tin cậy.

Bẩy biện pháp trên đều quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp có

thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn, và cũng có biện pháp thì ở vị trí thứ yếu hơn. Biện pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các biện pháp 2,3,4 là các biện pháp quản lý cơ bản, nhóm các biện pháp 5,6,7 là các biện pháp có tính điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức HĐTNST thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Những biện pháp quản lý thực hiện chương trình HĐTNST trong trường THCS mà chúng tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế. Để kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp này chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên quy mô nhỏ.

3.4.1. Mục đích, đối tượng khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

- Thăm dò tính cần thiết và khả thi của biện pháp.

- Hoàn thiện các biện pháp trước khi thử nghiệm.

3.4.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý HĐTNST ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 90 người bao gồm: CBQL các nhà trường và GV các trường THCS huyện Thanh Hà. Cụ thể là: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TPT đội, GV 6 trường THCS Thanh Lang, THCS Thanh An, THCS Cẩm Chế, THCS Chu Văn An, THCS TT Thanh Hà và THCS Thanh Khê với số lượng: CBQL: 10, GV: 80

3.4.2. Cách đánh giá

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

Mức độ 3: 2,36 ≤ X ≤ 3 điểm ; Mức độ 2 : 1.68 ≤ X ≤ 2,35; Mức độ 1:

X≤ 1,67 điểm

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong quản lý HĐTNST ở nhà trường‌


TT


Biện pháp quản lý

Mức độ đánh giá


ĐTB

Mức độ đánh giá


ĐTB

Rất cần thiết


Cần thiết

Không

cần thiết


Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Biện pháp 1

79

87.78

11

12.22

0

0

2.88

81

90.00

9

10.00

0

0.00

2.90

2

Biện pháp 2

78

86.67

12

13.33

0

0

2.87

75

83.33

15

16.67

0

0.00

2.83

3

Biện pháp 3

72

80.00

18

20.00

0

0

2.80

73

81.11

17

18.89

0

0.00

2.81

4

Biện pháp 4

71

78.89

19

21.11

0

0

2.79

69

76.67

21

23.33

0

0.00

2.77

5

Biện pháp 5

81

90.00

9

10.00

0

0

2.90

82

91.11

8

8.89

0

0.00

2.91

6

Biện pháp 6

69

76.67

21

23.33

0

0

2.77

69

76.67

21

23.33

0

0.00

2.77

7

Biện pháp 7

74

82.22

16

17.78

0

0

2.82

71

78.89

19

21.11

0

0.00

2.79









2.83







2.83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3 1 Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các 1


Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong quản lý HĐTNST ở nhà trường‌

Qua kết quả bảng số liệu Bảng 3.1 và biểu đồ 3.2, chúng ta có thể thấy:

* Về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Điểm giá trị trung bình là X = 2.83 ở mức độ 3 là rất cần thiết. Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, thấp nhất là mức 76.67%, cao nhất là mức 90%. Biện pháp 5 “Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức cho CBGV để tổ chức HĐTNST cho học sinh” được các nhà quản lí và giáo viên quan tâm ở mức độ rất cấp thiết cao (90%) vì đều có chung quan điểm là nếu không có một đội ngũ CBGV có năng lực và nghiệp vụ tổ chức HĐTNST thì khó tổ chức các HĐ một cách bài bản, chất lượng không cao. Ngoài ra 87.78 % cán bộ quản lý và GV được hỏi cho ý kiến rằng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST là yêu cầu rất quan trọng vì hiện nay đại đa số GV, HS, cha mẹ HS đều xem nhẹ việc tổ chức HĐTNST. Đa số các ý kiến cho rằng cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết là điều cần thiết, quan trọng trong việc tổ chức HĐTNST (rất cần thiết 86.67%, cần thiết 10%, không cần thiết 0%). Bên cạnh đó, các biện pháp như huy động nguồn tài chính để đầu tư CSVC, trang thiết bị; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, hình thức tổ chức; tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi tổ chức HĐTNST đều được đánh giá là mức rất cần thiết cao (mức độ rất cần thiết trên 78%). Biện pháp “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm” có mức độ cần thiết thấp nhất.

* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Nhìn chung tất cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.83. Biện pháp 5 được đánh giá khả thi nhất là biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV- HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS” với điểm trung bình là X = 2.90. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là "Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTNST" ở mức với X = 2.69.

Tất cả bảy biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, tỉ lệ mức độ đánh giá ở cấp độ rất khả thi hầu hết trên mức 76%, cao nhất đạt mức 91.11%. Những người được hỏi ý kiến đều cho rằng bẩy biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình HĐTNST trong giai đoạn hiện nay. Không có biện pháp nào được đánh giá rất cần thiết nhưng không khả thi.

Tóm lại từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:

Với bảy biện pháp đều được nhận định là có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cũng như sự đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về

tính cần thiết và tính khả thi cho thấy cả bảy biện pháp có 100% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết, khả thi và rất khả thi. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý HĐTNST ở nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNST cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường vẫn là biện pháp then chốt để tác động mạnh mẽ trong mối quan hệ tuần hoàn giữa sáu biện pháp còn lại. Người quản lý cần thực hiện đồng bộ, nhưng linh hoạt, có sự phối kết hợp hợp lý nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng, cũng như tạo được hiệu quả theo kế hoạch đề ra khi tổ chức HĐTNST cho học sinh ở trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.


Kết luận Chương 3


Quản lí HĐTNST có cơ sở khoa học căn cứ vào yêu cầu đổi mới của giáo dục THCS; định hướng đổi mới về phương pháp; điều kiện thực tiễn và thực trạng công tác quản lí của hiệu trưởng 6 trường THCS nghiên cứu sâu về HĐTNST ở nhà trường phổ thông và có những nguyên tắc riêng như: nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế; nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học THCS; nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch; nguyên tắc quản lí HĐTNST phù hợp với đặc trưng hoạt động bộ môn và tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS; nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng tham gia vào tổ chức hoạt động.

Căn cứ cơ sở khoa học của việc xác định các biện pháp và những nguyên tắc đã nêu, chúng tôi đề xuất bẩy biện pháp quản lý của hiệu trưởng về HĐTNST ở các trường THCS thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV-HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch HĐTNST đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.

Biện pháp 3: Đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS.

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm tổ chức HĐTNST kịp thời.

Biện pháp 5: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho CBGV.

Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTNST.

Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Để đảm bảo các biện pháp đề xuất phải có tính cần thiết, khả thi và khi áp dụng đem lại hiệu quả cao, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả 7 biện pháp đều được đánh giá là cấp thiết, có tính khả thi và cần phải được thực hiện đồng bộ. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ trong đó biện pháp 1 là kim chỉ nam, biện pháp 5 là nòng cốt cho việc tổ chức HĐTNST. Những biện pháp còn lại là điều kiện cần, có tác dụng hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên không nên coi nhẹ biện pháp nào vì mỗi biện pháp đều là một mắt xích quan trọng để đem đến thành công trong HĐTNST nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung.

Tuy nhiên, do điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý HĐTNST ở từng trường THCS có những điểm khác nhau, nên khi vận dụng các biện pháp quản lí cần linh hoạt và sáng tạo. Điều quan trọng là sau khi HS được tham gia HĐTNST thì các em phải thực sự trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo, phát huy hết được các tiềm năng. Trong quá trình tham gia hoạt động, các em không những được củng cố, khắc sâu kiến thức môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn được rèn luyện những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022