Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 13

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết. Quản lý HĐTNST được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý đồng thời cần đảm bảo tính hiệu quả thiết thức, thu hút học sinh tham gia, phát huy được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, khắc phục những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt.

1.2. Thực trạng quản lý HĐTNST ở trường THCS huyện Thanh Hà hiện nay tuy có nhiều điểm tốt, có tác dụng tích cực trong tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện cho HS. Song những kết quả ấy vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.

- Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới thực trạng công tác quản lý HĐTNST của hiệu trưởng, trong đó nguyên nhân chủ quan chiếm ưu thế.

Nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: tính tích cực hoạt động của hiệu trưởng trong công tác quản lý HĐTNST.

Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: Cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp.

1.3. Sau khi nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 7 biện pháp nhằm quản lí tốt hơn hoạt động này. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch HĐTNST đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.

Biện pháp 3: Đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS.

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm tổ chức HĐTNST kịp thời.

Biện pháp 5: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho CBGV.

Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTNST.

Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không nên coi nhẹ biện pháp nào, từ đó mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý HĐTNST là:

Hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức của CBGV và HS trong tổ chức thực hiện chương trình HĐTNST; tăng cường CSVC, nguồn tài chính cho tổ chức HĐTNST; phải phối hợp tốt với các lực lượng GD; phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát HĐTNST…Đó là những điều kiện quan trọng quyết định để mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo

- Khi tiến hành kiểm tra toàn diện các trường cần có nội dung kiểm tra công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTNST, giúp các trường đánh giá xếp loại giáo viên đúng, tạo điều kiện cho giáo viên tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phối hợp với đài truyền hình tỉnh ghi hình và phát sóng các buổi, tiết HĐTNST tiêu biểu và sáng tạo.

- Tham mưu với ủy ban nhân dân huyện, thành phố, tỉnh về việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí bổ sung cho tổ chức HĐTNST.

2.2. Đối với trường THCS nói chung và Hiệu trưởng nói riêng

- Hiệu trưởng phải thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch HĐTNST từ: Việc xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động-kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị- kế hoạch sử dụng kinh phí dành cho HĐTNST.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình dộ chuyên môn và kỹ năng tổ chức HĐTNST trong nhà trường, phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà trường để thống nhất về nội dung, cách thức tổ chức gắn kiến thức môn học với giáo dục kỹ năng sống.

- Đa dạng hoá nội dung và hình thức thực hiện HĐTNST.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về việc tổ chức HĐTNST, nghe báo cáo kinh nghiệm của các giáo viên làm tốt, tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức HĐTNST với các trường bạn.

- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐTNST, khen thưởng động viên kịp thời, kết quả HĐTNST là một trong những tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm.

2.3. Đối với giáo viên và học sinh

- Tăng cường tự học, tự đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức HĐTNST để tổ chức tốt HĐTNST cho học sinh.

- Hướng dẫn cho cán bộ lớp, cán bộ đội về nội dung, các hình thức tổ chức HĐTNST để tăng thêm lòng tự tin cho đội ngũ này. Tạo điều kiện để các em phát huy khả năng của mình khi tổ chức hoạt động này cho cả lớp.

- Giáo viên phải ý thức được rằng mình chỉ là người cố vấn chứ không làm thay nhiệm vụ của học sinh.

- HS tự giác, tích cực tham gia vào HĐTNST.

2.4. Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường

- Cần có cái nhìn, nhận thức đúng đắn đối với HĐTNST để trên cơ sở đó tạo điều kiện cho con em mình tham gia hoạt động.

- Ủng hộ nhà trường về tinh thần cũng như vật chất để đáp ứng tốt cho công tác HĐTNST.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT, Chương trình GDPT tổng thể trong chương trình GDPT mới, 2017.

2. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tháng 2/2015.

3. “Những lời dạy của Bác Hồ đối với học sinh” của NXB Sự thật-năm 1973.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

6. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ

XXI. NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Trần Thị Mỹ Hạnh (2010). Thực trạng QLGD kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

8. Lương Thị Hằng (2012), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục, giá trị sống, kỹ năng sống cho HS ở trường THPT Nam Phủ Cừ tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Bùi Minh Hiền (chủ biên 2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội

10. Nguyễn Thị Thu Hoài, Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học

11. Lê Huy Hoàng (2014), Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới

12. Trần Kiểm (2013), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

13. Phạm Thị Nga (2013), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên), Ngô Quang Quế (2007), Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB ĐHSP Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009.

16. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Hoạt động TNST-góc nhìn từ lý thuyết học từ trải nghiệm", Kỷ yếu Hội thảo về HĐTNST của HSPT, BGD&ĐT, 2014.

17. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông, Tạp chí Quản lý giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2015

18. Đỗ Ngọc Thống, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 115, tháng 4 năm 2015

19. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

20. Lê Thị Thanh Xuân (2014), Quản lý GDKNS cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Thái Nguyên

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên)

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo xin thầy(cô) vui lòng cho ý kiến về một số nội dung bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

Phiếu trưng cầu ý kiến chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm vào các mục đích khác.

Phần 1. Thông tin về người được phỏng vấn

1. Giới tính: Nam Nữ

2. Cương vị công tác hiện tại: ..........................................................................................

3. Nội dung công việc đang đảm nhận:............................................................................

4. Thâm niên công tác: .....................................................................................................

Phần 2 : Nội dung phỏng vấn

Câu 1: Theo thầy (cô) HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông có mức độ quan trọng như thế nào?

1. Rất quan trọng

2. Quan trọng

3. Bình thường

4. Không quan trọng


Câu 2: Thầy (cô) cho biết quan điểm của mình về đặc điểm của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông mới?


Stt


Đặc điểm

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý


1

HĐTNST trong chương trình GDPT được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản

và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.





2

Đối với GD THCS, chương trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động

phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp.




3

HĐTNST mang tính tích hợp và phân hóa cao




4

HĐTNST thực hiện dưới nhiều hình thức đa

dạng




5

HĐTNST là quá trình học tích cực, hiệu quả và

sáng tạo




6

HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều

lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường




7

HĐTNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà

các hình thức học tập khác không thực hiện được




8

HS được tham gia vào tất cả các khâu của quá

trình hoạt động




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 13

Câu 3: Thầy (cô) cho ý kiến về mức độ cần thiết của nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTNST


Stt


Đặc điểm

Ý kiến đánh giá

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết


Nội dung




1

Hoạt động phát triển cá nhân




2

Hoạt động lao động




3

Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng




4

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp





Phương pháp




1

Phương pháp giải quyết vấn để




2

Phương pháp sắm vai




3

Phương pháp thuyết trình




4

Phương pháp làm việc nhóm




5

Phương pháp trò chơi




6

Phương pháp dạy học dự án





Hình thức




1

Câu lạc bộ




2

Trò chơi




3

Diễn đàn




4

Sân khấu tương tác




5

Tham quan, dã ngoại




6

Hội thi/cuộc thi




7

Tổ chức sự kiện




8

Giao lưu




9

Hoạt động chiến dịch




10

Hoạt động nhân đạo




11

Hoạt động tình nguyện




12

Lao động công ích




13

Sinh hoạt tập thể




14

Hoạt động nghiên cứu khoa học




Câu 4: Thầy (cô) hãy đánh giá về mức độ và hiệu quả tổ chức HĐTNST ở trường THCS huyện Thanh Hà.


Stt


Tổ chức HĐTNST

Mức độ

Hiệu quả

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Không Hiệu quả


Mục tiêu HĐTNST








1

Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề

nghiệp.








2

Giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình

người.








3

Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người

Việt Nam.








4

Phát triển phẩm chất trách nhiệm của cá nhân: trách nhiệm trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng

đồng;








5

Giúp học sinh hình thành năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề; hình thành các

giá trị của cá nhân;







6

Biết tổ chức công việc một

cách khoa học;








7

Có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp và có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần có của người lao

động tương lai.







Stt


Tổ chức HĐTNST

Mức độ

Hiệu quả

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Không Hiệu

quả


Nội dung







1

Hoạt động phát triển cá

nhân.







2

Hoạt động lao động.







3

Hoạt động xã hội và phục vụ

cộng đồng.







4

Hoạt động giáo dục hướng

nghiệp.








Phương pháp







1

Phương pháp giải quyết vấn

để







2

Phương pháp sắm vai







3

Phương pháp thuyết trình







4

Phương pháp làm việc nhóm







5

Phương pháp trò chơi







6

Phương pháp dạy học dự án








Hình thức







1

Câu lạc bộ







2

Trò chơi







3

Diễn đàn







4

Sân khấu tương tác







5

Tham quan, dã ngoại







6

Hội thi/cuộc thi







7

Tổ chức sự kiện







8

Giao lưu







9

Hoạt động chiến dịch







10

Hoạt động nhân đạo







11

Hoạt động tình nguyện







12

Lao động công ích







13

Sinh hoạt tập thể







14

Hoạt động nghiên cứu khoa

học








Đánh giá KQ HĐTNST







1

HS tự đánh giá







2

HS đánh giá HS (Đánh giá

đồng đẳng)







3

Đánh giá của cha mẹ học

sinh







4

Đánh giá của giáo viên







Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí