Nâng Cao Nhận Thức Cho Cbql, Gv Và Các Lực Lượng Gd Về Tầm Quan Trọng Của Hđtnst Ở Trường Thcs

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS

3.2.1.1. Mục tiêu

Làm cho mọi CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các HĐTNST, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức HĐTNST cho học sinh. Theo đó sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả HĐTNST.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Phải giúp cho HS và các lực lượng GD:

- Nhận thức đúng vai trò của HĐTNST đối với quá trình GD toàn diện.

- Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐTNST trong trường THCS.

- Ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia HĐTNST có hiệu quả.

Tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để cán bộ, giáo viên thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động TNST, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.

Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được quan tâm ngang nhau, không được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình HĐTNST của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tổ chức các buổi tập huấn về HĐTNST của học sinh ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về HĐTNST: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của HĐTNST đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các em học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà còn phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng… Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia nếu chỉ dùng lý lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chức hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” (vai trò của HĐTNST để HS tự tìm hiểu, tự nói nên suy nghĩ của mình) kết hợp với tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ…

Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 10

phù hợp với đặc thù từng môn học, liên môn với đặc điểm lứa tuổi HS và cơ sở vật chất, kinh phí của từng trường, từng địa phương.

Để thực hiện tốt HĐTNST, sự nhận thức của cha mẹ HS sẽ tạo điều kiện cho HS cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của HĐTNST với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các môn học chính khoá, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, sau những HĐTNST học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn, sẽ có được một số kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa… cũng giúp cho cha mẹ HS nhận thức đúng HĐTNST chính là thời gian củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cô và các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động.

Cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em mình tham gia HĐTNST có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh.

Cách thức mời cha mẹ học sinh cùng tham gia một số hoạt động: giúp phụ huynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐTNST từ đó tuyên truyền tới các phụ huynh khác. Ví dụ: tổ chức “Tham quan một số di tích lịch sử”,“Toạ đàm”… những hình thức mà nhà trường chưa có điều kiện hoặc nhờ họ huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tài trợ cho chương trình và trực tiếp tham gia chương trình để họ có cái nhìn đầy đủ hơn.

Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của HĐTNST đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông,…tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.

* Đối với Hiệu trưởng:

Với hiệu trưởng, để thực hiện mục tiêu trên chủ yếu là hoạt động tự nhận thức. Đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tổ chức HĐTNST bởi vì việc tổ chức HĐTNST phụ thuộc nhiều vào điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường đồng thời việc lựa chọn các hoạt động lại mang tính “động” nên nếu Hiệu trưởng không nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ của việc tổ chức HĐTNST sẽ không thể thành công.

Để thực hiện mục tiêu này, Hiệu trưởng cần:

- Hiệu trưởng phải nắm chắc các văn bản mang tính pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ Đoàn-Đội, GVCN và GV từ đó xây dựng quy chế phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường để thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần tìm hiểu sâu hơn về các văn bản quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, kỹ thuật kiểm tra đánh giá HĐTNST để triển khai đến các thành viên trong nhà trường nhằm làm rõ tính pháp lý, nâng cao nhận thức của mọi người trong việc thực hiện các HĐTNST. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng trong suốt cả năm học. Căn cứ kế hoạch, Hiệu trưởng có những biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

- Hiệu trưởng phải là người tuyên truyền, tổ chức học tập, bồi dưỡng các lực lượng khác tham gia vào quá trình tổ chức HĐTNST để mọi thành viên có nhận thức đầy đủ về vai trò trách nhiệm của mình với việc tổ chức HĐTNST trong nhà trường.

- Có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể lớp trong nhà trường có những sáng kiến thể hiện sự sáng tạo và hiệu quả cao trong hoạt động TNST. Bên cạnh đó, phải nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ giáo dục trong HĐTNST.

* Đối với Giáo viên:

Nhận thức của GV về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐTNST có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức HĐTNST bởi vì họ chính là những người trực tiếp tổ chức các HĐTNST, đồng thời tuyên truyền các hoạt động này đến HS và cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, nhiệm vụ của hiệu trưởng là làm cho GV trong nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của HĐTNST trong việc hình thành nhân cách của học sinh, từ đó mỗi GV xác định nhiệm vụ tổ chức HĐTNST là nhiệm vụ của bản thân mình chứ không phải của riêng GVCN hoặc TPT đội.

Để làm cho GV nhận thức được vai trò của HĐTNST, Hiệu trưởng phải tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng cho GV một số nội dung sau:

- Các quy định pháp lý về việc tổ chức HĐTNST trong nhà trường, trong đó quy định rõ về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức trong HĐTNST; chức năng, nhiệm vụ của GV khi thực hiện nhiệm vụ này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất giúp hiệu trưởng chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Các quy định trong nhà trường (quy chế làm việc, phân công chuyên môn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nội quy, quy định, quy chế phối hợp…) nhằm giúp cho GV hiểu rõ hơn nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức HĐTNST.

- Thông qua việc tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, học tập, trao đổi kinh nghiệm phải làm cho GV nhận thức được tầm quan trọng trong việc tổ chức HĐTNST. Để làm cho giáo viên thấu hiểu quan điểm trên, ngoài các biện pháp tuyên truyền hiệu trưởng có thể sử dụng thêm các biện pháp như: thuyết phục, giao nhiệm vụ, xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức kiểm tra đánh giá, đưa vào quy chế thi đua khen thưởng….

- Cần phê phán những GV coi HĐTNST chỉ là “hoạt động giáo dục phụ họa, lấp chỗ trống” song cần chú ý: biện pháp tuyên truyền, thuyết phục là chính; nhắc nhở phê bình là phụ, cần hạn chế. Việc tuyên truyền cần làm thường xuyên, liên tục trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, hội đồng chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt chi đoàn, công đoàn, các đợt chuẩn bị tổ chức sinh hoạt tập thể theo chủ đề.

* Đối với học sinh:

Với học sinh, có rất nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức của các em trong việc tiếp cận với HĐTNST vì bản thân các em luôn khát khao được hoạt động, được thể hiện mình sau những giờ học căng thẳng. Có thể tập trung vào các hoạt động sau:

- Hoạt động tuyên truyền: Hiện nay HS nhận thức chưa đầy đủ vai trò HĐTNST đối với sự trưởng thành của mỗi người, chưa xác định được các buổi sinh hoạt tập thể thực chất là các buổi “học để biết”, “học để làm”, “học để chung sống”, “học để khẳng định mình”. Chính vì thế cần chú ý tới công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các em. Trong tuyên truyền, cần chú ý tới nội dung, hình thức phải đa dạng và phong phú, phù hợp với lứa tuổi HS THCS. Nên tổ chức tuyên truyền dưới dạng các trò chơi, diễn kịch…vào các khoảng thời gian như giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động chủ điểm để chính các em được hòa mình và trải nghiệm qua các tình huống thực tế chính là cách tuyên truyền tốt nhất về HĐTNST.

- Hoạt động tôn vinh truyền thống: tôn vinh truyền thống là một trong các hoạt động mà gần đây giáo dục nước nhà đang chú trọng. Bởi vì thông qua hoạt động này, HS không những hiểu được truyền thống của lớp, của trường, của cá nhân; biết trân trọng những truyền thống đó mà còn tự xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu trước

mắt hoặc lâu dài, hình thành cho học sinh những khát vọng và những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.

Chẳng hạn, tại trường THCS Thanh Lang, chúng tôi thí điểm sử dụng hoạt động tôn vinh truyền thống cho các em học sinh lớp 6 mới vào trường bằng cách cho các em thăm phòng truyền thống. Trong phòng truyền thống có rất nhiều tư liệu nhưng các em đặc biệt thích thú với quyển sổ truyền thống trong đó lưu lại hình ảnh, lưu bút, thành tích của các thế hệ anh, chị học sinh đi trước. Sau khi thăm phòng truyền thống về lớp, các em thường tranh luận rất sôi nổi và tự hào về thành tích của các anh, chị học sinh đi trước và coi đó là thần tượng, mục tiêu phấn đấu của mình.

- Hoạt động giao lưu: có thể tổ chức các buổi giao lưu với HS đã trưởng thành: GVCN hoặc chính các em mời HS đã trưởng thành về giao lưu với HS đang theo học, đây là biện pháp rất hữu hiệu. Trong giao lưu các em rất cởi mở, các em được các anh chị truyền lại cho bài học: Anh chị có được kết quả ngày hôm nay, nhờ tham gia tích cực chủ động trong các hoạt động GD của nhà trường và đặc biệt HĐTNST, nếu có kế hoạch tổ chức tốt sẽ không ảnh hưởng tới học tập và ngược lại tạo cho mỗi người khi học văn hóa sảng khoái hơn.

- Nói chuyện chuyên đề: GV hoặc TPT đội nêu một vấn đề, một câu chuyện, một nội dung cần trao đổi và đề nghị các em tham gia thảo luận. Đây là một trong những biện pháp giúp học sinh giải tỏa tâm lý và thể hiện cái”tôi”của bản thân. Qua các buổi nói chuyện, các em có nhiều cơ hội để thể hiện mình, đồng thời cũng giúp học sinh có những đánh giá toàn diện hơn về học sinh của mình.

- Nêu yêu cầu của xã hội: Để HS tham gia tích cực hơn trong các HĐTNST, các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể thì việc nêu các yêu cầu của xã hội là biện pháp kích thích HS nhận thức đúng vai trò, sự cần thiết HĐTNST và tự rèn luyện qua các hoạt động. Hiện nay các nhà tuyển dụng đều nêu lên các yêu cầu về: hình thức, trình độ, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng. Trong quá trình tuyển dụng họ đều đề cao những người tham gia hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. Nhiều chương trình tìm kiếm học bổng nước ngoài đều yêu cầu người xin học bổng phải chứng minh được thành tích của bản thân, đặc biệt thành tích hoạt động tập thể, đây là yếu tố hấp dẫn HS tích cực tham gia hoạt động.

Điều quan trọng nhất để dẫn đến thành công là “đặt các em vào trong hoạt động”; hãy để các em tự hoạt động theo mục đích của GV mặc dù lúc đầu các em có thể bỡ ngỡ, mắc sai sót. Bởi vì, chỉ khi đặt mình vào trong các hoạt động mới kích thích các em tự tìm hiểu, tự khám phá, tự thích nghi, tự điều chỉnh… điều đó sẽ giúp

các em tự tin hơn trong cuộc sống và cũng giúp GV nhận thấy những tiến bộ cũng như những sai lầm của HS, từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho thích hợp.

* Đối với cha mẹ học sinh:

Hiệu trưởng cần phải làm cho cha mẹ HS thấy được vai trò to lớn HĐTNST với sự hình thành phát triển nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo; tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đặc biệt khi tham gia HĐTNST, HS sẽ được hình thành một số kỹ năng sống đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo cơ hội cho HS thành đạt. Cần làm cho phụ huynh thấy rõ HĐTNST không những không ảnh hưởng đến học tập tri thức văn hóa mà nó còn hỗ trợ đắc lực cho các mục tiêu ấy đồng thời giúp học sinh thay đổi hành vi theo hướng tích cực.

Để giúp cha mẹ học sinh nhận thức đầy đủ hơn về HĐTNST, Hiệu trưởng có thể tham khảo một số cách làm sau:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền: qua đó cung cấp cho cha mẹ HS một cách đầy đủ và chi tiết nhất các tài liệu khoa học liên quan đến quá trình hình thành nhân cách HS thông qua HĐTNST, từ đó thuyết phục họ nhận thức đúng về vai trò và tạo điều kiện cho HS tham gia HĐTNST.

Chẳng hạn, nhà trường có thể cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD trên thế giới; bài học của các nước phát triển đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD; đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, sự cần thiết đầu tư cho GD, tài nguyên của đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Đồng thời cũng nêu lên yêu cầu đổi mới của GD Việt Nam, những phẩm chất cần có của người lao động mới đáp ứng sự phát triển của xã hội: học tập không chỉ dừng lại ở việc học để biết, để thi cử mà còn phải học để lao động, học để trưởng thành và học để chung sống với mọi người.

- Mời cha mẹ HS tham gia các HĐTNST cùng nhà trường: Khi tham gia hoạt động cùng với HS, các bậc cha mẹ sẽ có cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐTNST có tác dụng quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống của HS. Sau khi tham gia, chính những bậc cha mẹ HS này sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực nhất cho các hoạt động lần sau. Đôi khi, phụ huynh tham gia các hoạt động còn hỗ trợ tích cực về vật chất và các nguồn lực khác cho nhà trường.

- Tổ chức các buổi giao lưu giữa cha mẹ học sinh với những HS đã trưởng thành thông qua một số loại hình HĐTNST như giao lưu hướng nghiệp, dạy nghề; thi vào THPT; lao động tại các doanh nghiệp tư nhân…Thông qua các buổi giao lưu, các bậc cha mẹ HS sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp cho con em mình có những định

hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS. Đây là biện pháp rất hiệu quả minh chứng cho sự cần thiết phải tham gia các HĐTNST của các em HS trong trường THCS.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của HĐTNST cần một số điều kiện sau:

- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của HĐTNST. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn-Đội-GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức HĐTNST.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các tiêu chí thi đua cho HĐTNST một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.

- Cần sự giúp đỡ của các cấp trên về kinh nghiệm quản lý và tổ chức HĐTNST.

- Cần sự quan tâm hơn trong việc chi kinh phí khi tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng GD.

- Giáo viên phải nhận thức đúng về HĐTNST và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch HĐTNST đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn

3.2.2.1. Mục tiêu

HĐTNST là hoạt động rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, không chỉ có lực lượng trong nhà trường mà còn có cả lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia. Do đó xây dựng kế hoạch HĐTNST khoa học nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động nhằm tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch HĐTNST của nhà trường. Kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của hiệu trưởng. Kế hoạch này phải xác định rõ:

- Mục tiêu cần đạt được trên các mặt hoạt động trong năm học.

- Xây dựng chương trình hành động, các bước tiến hành cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng quá trình thực hiện công việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTNST: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm xúc cảm tình cảm, nội dung rèn luyện kỹ năng sống, nội dung hoạt động xã hội, nội dung mô phỏng qua ứng dụng công nghệ thông tin, trò chơi, sân khấu hóa vv...

- Hiệu trưởng cần xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

- Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTNST. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTNST của tổ, của GV trong trường.

Để kế hoạch HĐTNST mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau:

Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, CMHS...) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTNST;

Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, phân công lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức HĐTNST. Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTNST chung cho cả năm học, từng tháng, tuần.

Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt.

Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTNST cho từng đơn vị lớp, với nội dung thiết thực bao gồm trải nghiệm về nội dung học tập, trải nghiệm về đời sống tình cảm, trải nghiệm về xã hội và các lĩnh vực rèn luyện kỹ năng sống vv….Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Có hệ thống thông tin dữ liệu quản lý nhà trường đầy đủ, phục vụ cho lập kế hoạch (thông tin về đội ngũ, về CSVC, về HS, về CTGD, về các quy định...). Hiệu

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí