Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá hình thức 1,2,3,8 thực hiện khá và tốt, điểm trung bình từ 3.38 đến 4.51 điểm, cụ thể:
Hình thức “Giờ học chính khóa” (4.51 điểm, thứ bậc 1); “Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa”(3.99 điểm, thứ bậc 2); “Các buổi theo tổ chức nhóm” (3.96 điểm, thứ bậc 3); “múa tập thể” (3.38 điểm).
Quan sát các hình thức này tại các trường THCS Tiên Phong, THCS Thành Công, chúng tôi nhận thấy trong giờ học ném bóng của học sinh lớp 6, thông qua giờ học chính khóa và giờ học ngoại khóa, GV đã hướng dẫn HS thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật ném bóng, thực hiện được kĩ thuật ném bóng. Đa số HS đã thực hiện đúng các động tác trong bài tập thể dục và bài tập bổ trợ và động tác kĩ thuật cơ bản. Thông qua các buổi học tổ chức theo nhóm, GV đã hướng dẫn các nhóm HS biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện, GV hướng dẫn HS hoàn thành lượng vận động của bài tập. Qua giờ học, GV nhắc nhở HS tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện. GV hướng dẫn nhóm trưởng biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện. Một số trường THCS đã quan tâm hướng dẫn HS múa tập thể, đa số HS rất yêu thích và hào hứng tham gia, trao đổi với các em HS, chúng tôi được biết: “Các động tác múa đơn giản, nhất loạt, có kết hợp với hát, nhạc, có nhiều bạn có thể đồng thời tham gia vừa hát vừa múa nên chúng em rất hào hứng và vui vẻ”.
Tuy nhiên, các hình thức sau thực hiện mức trung bình gồm: “Các buổi tập theo nhóm tự nguyện” (3.08 điểm, thứ bậc 5); “Múa dân gian” (3.03 điểm, thứ bậc 6); “Các buổi tập cá nhân” (2.83 điểm, thứ bậc 7); “Thể thao thi đấu” (2.71 điểm, thứ bậc 8). Trao đổi với GV V.H.S trường THCS Bắc Sơn, chúng tôi được biết: “Một số GV còn yếu kém về năng lực tổ chức thi đấu thể thao nên chưa có kiến thức đối lập kế hoạch, soạn điều lệ thi đấu và tổ chức thi đấu, trọng tài các môn thể thao, do vậy hình thức thể thao thi đấu GV ít thực hiện”. GV ít tổ chức cho HS các trò chơi thi đấu như đấu bóng đá giữa các nhóm thiếu niên trong cùng địa phương mà chủ yếu HS thường tự tổ chức các buổi tập luyện.
Đối với hình thức múa dân gian, đa số GV môn giáo dục thể chất là nam nên chưa quan tâm đến hình thức này, trong khi HS nữ ở các trường lại rất hứng thú. Bên cạnh đó, đối với các buổi tập cá nhân và các buổi tập theo nhóm chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân do các trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã có quy hoạch quỹ đất cho sân vận động, nhà thi đấu nhưng chưa có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng, công tác xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn do vậy chất lượng sân tập, dụng cụ thể dục thể thao không đảm bảo cho HS tự tập hoặc thi đấu thể thao.
2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Để tìm hiểu dánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt
Đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS | 12 | 8 | 15 | 16 | 21 | 3.36 | 4 |
2 | Đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá | 9 | 14 | 22 | 16 | 11 | 3.08 | 5 |
3 | Đánh giá kết quả giáo dục thể chất phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ | 0 | 0 | 6 | 37 | 29 | 4.32 | 3 |
4 | Đánh giá kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học | 22 | 16 | 17 | 8 | 9 | 2.53 | 6 |
5 | Sử dụng đánh giá định tính | 0 | 0 | 4 | 25 | 43 | 4.54 | 1 |
6 | Sử dụng đánh giá định lượng | 0 | 0 | 8 | 28 | 36 | 4.39 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh
- Nâng Cao Nhận Thức Cho Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên, Học Sinh Về Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Đổi Mới Các Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh Trong Nhà Trường Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá hình thức 3,5,6 thực hiện khá và tốt, điểm trung bình từ 4.32 đến 4.54 điểm, cụ thể: “Sử dụng đánh giá định tính” (4.54 điểm, thứ bậc 1); “Sử dụng đánh giá định lượng” (4.39 điểm); “Đánh giá kết quả giáo dục thể chất phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ” (4.32 điểm). GV thường xuyên sử dụng hình thức đánh giá định tính để nhận xét kết quả học tập của HS. HS sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung bài học. GV sử dụng hình thức đánh giá định lượng để ghi kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10 đối với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kì.
Các hình thức “Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS” (3.36 điểm, thứ bậc 4); “Đánh giá kết quả GDTC phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá” (3.08 điểm, thứ bậc 5); “Đánh giá kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học” (2.56 điểm, thứ bậc 6). Như vậy, vẫn còn tồn tại thực trạng một số GV hiện nay chưa căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất để đảm bảo sự phân hoá trong đánh giá HS, mặt khác, GV chưa xây dựng tiêu chí đánh giá HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học.
2.4. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên
Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Tổ chuyên môn xây dựng nội dung môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS | 11 | 14 | 8 | 23 | 16 | 3.26 | 2 |
2 | Tổ chuyên môn chỉ đạo GV soạn giáo án theo hướng tiếp cận năng lực | 14 | 12 | 19 | 5 | 22 | 3.13 | 4 |
3 | Khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học | 9 | 16 | 9 | 27 | 11 | 3.21 | 3 |
4 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực | 13 | 21 | 8 | 18 | 12 | 2.93 | 5 |
5 | Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn | 15 | 11 | 14 | 29 | 3 | 2.92 | 6 |
6 | Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất | 14 | 16 | 11 | 27 | 4 | 2.88 | 7 |
7 | Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn | 1 | 6 | 18 | 38 | 9 | 3.67 | 1 |
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL đã thực hiện thường xuyên nội dung “Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn” (3.67 điểm, thứ bậc 1), thông qua nội dung này để đánh giá nề nếp chuyên môn trong chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của GV và giám sát GV thực hiện đúng quy chế chuyên môn để duy trì nề nếp giảng dạy.
Tuy nhiên, nội dung “Tổ chuyên môn xây dựng nội dung môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS” (3.26 điểm, thứ bậc 2) thực hiện chưa thường xuyên, các GV vẫn thực hiện theo chương trình cũ mà chưa có sự đổi mới trong thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDTC theo tiếp cận năng lực cho HS. Do vậy, CBQL cần quan tâm sát sao để chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện có hiệu quả nội dung này và nội dung “Tổ chuyên môn chỉ đạo GV soạn giáo án theo hướng tiếp cận năng lực” (3.13 điểm, thứ bậc 4), bênh cạnh đó, CBQL cũng cần phải thường xuyên chỉ đạo “Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn” (2.92 điểm, thứ bậc 6) bởi hiện nay nội dung này đang bị xem nhẹ.
Nội dung “Khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học” (3.21 điểm, thứ bậc 3) chưa thường xuyên thực hiện. Hiện nay, một bộ phận GV môn GDTC còn yếu về năng lực đặc thù như năng lực thực hành thể thao, năng lực tổ chức thi đấu thể thao, năng lực huấn luyện thể thao nhưng một số CBQL ở các trường THCS chưa tiến hành khảo sát trình độ, năng lực của GV để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp. Vì vậy, nội dung “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực” (2.93 điểm, thứ bậc 5) chưa thường xuyên thực hiện.
Mặt khác, một bộ phận GV môn GDTC chưa chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học.
Nội dung “Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất” (2.88 điểm, thứ bậc 7). Theo CBQL V.V.M trường THCS Hồng Tiến: “Hiện nay nhiều phụ huynh HS và cán bộ, GV trong nhà trường coi môn giáo dục thể chất là “môn phụ”, theo cách cũ, chỉ mỗi thầy dạy trên lớp và các trường đều học một bài thể dục như nhau nên môn học này chưa nhận được sự quan tâm của nhà trường và các lực lượng xã hội”. Môn GDTC lại là môn học rất quan trọng, là một trong 4 lĩnh vực cốt yếu: Đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, GDTC là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, do vậy, cần thay đổi nhận thức của CBQL, GV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về môn học này nhằm Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ GV trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất.
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên
Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập của HS THCS | 8 | 12 | 16 | 11 | 25 | 3.46 | 2 |
2 | Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh. | 13 | 15 | 18 | 16 | 10 | 2.93 | 7 |
3 | Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh. | 8 | 17 | 9 | 9 | 29 | 3.47 | 1 |
4 | Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh. | 11 | 9 | 16 | 28 | 8 | 3.18 | 4 |
5 | Quản lí mục tiêu hoạt động ngoại khóa môn thể dục theo tiếp cận năng lực | 14 | 21 | 6 | 27 | 4 | 2.81 | 8 |
6 | Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá môn thể dục theo tiếp cận năng lực | 13 | 14 | 13 | 26 | 6 | 2.97 | 6 |
7 | Quản lý phương pháp và hình thức, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể dục theo tiếp cận năng lực | 9 | 15 | 19 | 17 | 12 | 3.11 | 5 |
8 | Quản lý xây dựng và sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá, nội khóa | 10 | 9 | 14 | 25 | 14 | 3.33 | 3 |
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá “Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh” (3.47 điểm, thứ bậc 1) và “Thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập của HS THCS” (3.46 điểm, thứ bậc 2) thực hiện thường xuyên. Các hoạt động nội khóa GV như: Chạy cự li ngắn, nhảy cao kiểu bước qua, nhảy cao kiểu nằm nghiêng, bài tập thể dục và thể thao tự chọn như bóng đã, bóng chuyền, điền kinh…
Các nội dung thực hiện chưa thường xuyên gồm: “Quản lý xây dựng và sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá” (3.33 điểm, thứ bậc 3); “Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh” (3.18 điểm, thứ bậc 4); “Quản lý phương pháp và hình thức, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá môn thể dục theo tiếp cận năng lực” (3.11 điểm, thứ bậc 5); “Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá môn thể dục theo tiếp cận năng lực” (2.97 điểm, thứ bậc 6); “Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh” (2.93 điểm, thứ bậc 7); “Quản lí mục tiêu hoạt động ngoại khóa, nội khóa môn thể dục theo tiếp cận năng lực” (2.81 điểm, thứ bậc 8).
Như vậy, CBQL chưa quan tâm đến các nội dung trên nên công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục có ưu thế để phát triển năng lực thể chất cho HS nên GV chưa thường xuyên thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, vì vậy chưa thực hiện hiệu quả mục tiêu quản lý.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 7 (phụ lục 1), kết quả như sau: