Mặt khác, công tác kiểm tra hoạt động học tập của học sinh còn giúp nhà quản lý nắm chắc được chất lượng học tập của học sinh từ đó điều chỉnh nhiệm vụ, nội dung học tập, thay đổi phương pháp, cách thức quản lý cho phù hợp, đồng thời khích lệ động viên học sinh học tập, phát hiện những phương pháp học tập mới, hiệu quả để nhân rộng ra các lớp, toàn trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC trong cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường: Nếu CBQL nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực sẽ chú trọng công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động, loại bỏ tình trạng “cầm tay chỉ việc” và quan tâm chỉ đạo về hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập của HS. Nếu GV và HS nhận thức được hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục thể chất, họ sẽ nỗ lực trong dạy và học, khắc phục tình trạng học với tư tưởng học đối phó…Bên cạnh đó, GV nhận thức đúng sẽ nghiêm túc trong tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và tích cực đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học các môn như điền kinh, ném bóng…và các môn thể thao tự chọn trong chương trình môn giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư về mặt sân phục vụ cho môn bóng đá và điền kinh, xây dựng và cải tạo nhà đa năng cho các môn thể thao tự chọn như cầu lông, bóng bán và dụng cụ thể thao của các môn học này sẽ giúp GV nâng cao chất lượng giờ học hoặc ngược lại.
- Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục: Chất lượng đội ngũ GV thể dục thể hiện ở trình độ, cơ cấu và năng lực của đội ngũ này, nếu đội ngũ này được quan tâm bồi dưỡng, trẻ hóa về số lượng, được quan tâm về chính sách thi đua, khen thưởng họ sẽ tích cực đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy năng lực của HS, tránh tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều, chưa kích thích được sự hứng thú và phát huy năng lực tự học, khả năng tư duy độc lập và rèn luyện kỹ năng của các em.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác GDTC trong nhà trường:Hiện nay mức lương của GV còn thấp, mức phụ cấp ưu đãi đặc thù môn học chưa đáp ứng được tính chất công việc của GV, mặt khác, chính sách khen thưởng, động viên GV có thành tích chưa kịp thời dẫn đến một bộ phận GV chưa yên tâm và tâm huyết với nghề.
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho GDTC: Cương trình môn giáo dục thể chất sẽ mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương. Do vậy, GV môn Giáo dục thể chất phải tích cực nghiên cứu khoa học để vận dụng những kết quả nghiên cứu đó nhằm phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh; giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố như: Công tác hướng dẫn ngoại khóa các môn thể thao cho học sinh; Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh học sinh cho phát triển thể chất; Kinh phí dành cho các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT; Năng lực của học sinh.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng được tất cả các yêu cầu về: Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá; được biên soạn theo mẫu mới chung cho các chương trình môn học. Hoạt động GDTC giúp cho HS phát triển năng lực đặc thù như: Chăm sóc sức khoẻ; vận động cơ bản; hoạt động thể dục thể thao, phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ…
Mục tiêu cấp trung học cơ sở môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao. Để thực hiện các mục tiêu trên phải thực hiện thông qua các nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực. Trong đó có các phương pháp đặc thù như dùng khẩu lệnh, phương pháp làm mẫu… các buổi tập cá nhân, bên cạnh đó chú trọng đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực.
Quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh các trường trung học cơ sở cần quản lý các nội dung như: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa; Quản lý hoạt động học tập của học sinh trong học tập môn giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực….
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh các trường trung học cơ sở gồm: Nhận thức của CBQL, GV; Năng lực của CBQL, GV; Năng lực của HS; Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên; Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC; Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Thị xã Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trong quy hoạch vùng Thủ đô, tiếp giáp với thành phố Hà Nội. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, là nơi có những khu công nghiệp quy mô tầm cỡ được đầu tư bài bản, đồng bộ và những con người đang từng ngày nỗ lực góp sức khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và các giá trị văn hóa vùng cửa ngõ, điểm nổi bật dễ dàng nhận thấy đó là diện mạo đô thị loại III không ngừng được đổi mới văn minh, hiện đại.
Thị xã Phổ Yên đã xây dựng thành công 6 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (vượt mục tiêu 03 xã), góp phần hoàn thành 100% các xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Tạo vị trí việc làm tăng thêm cho 5.300 lao động, bằng 126,2% so với mục tiêu. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.300 tỷ đồng, trong đó thị xã quản lý đạt 589,7 tỷ đồng, bằng 126,7% so với mục tiêu. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thị xã đạt trên 602 nghìn tỷ đồng, bằng 101,3% so với mục tiêu, tăng 12,5% so cùng kỳ, chiếm 91,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tình hình sản xuất và kinh doanh tại một số doanh nghiệp lớn tại địa phương, như: Nhà máy Samsung và các công ty phụ trợ, Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, Công ty cổ phần Elovi Việt Nam, Công ty TNHH Nhựa Châu Âu xanh, Công ty Mani... vẫn duy trì và tăng trưởng tốt, góp phần đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thị xã đạt 24,2 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 96,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh [15].
Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đạt được nhiều kết quả tốt, trong đó ngành Giáo dục đào tạo thị xã hoàn thành xuất sắc
13/13 chỉ số công tác giáo dục, được tỉnh đánh giá cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quốc phòng quân sự địa phương thu được kết quả nổi bật, diễn tập khu vực phòng thủ Thị xã được tổ chức thành công, tuyệt đối an toàn, được đánh giá hoàn thành xuất sắc, góp phần đưa Phổ Yên là đơn vị đứng đầu toàn tỉnh về quốc phòng quân sự địa phương. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được củng cố, các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Trung ương, các Đề án. Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Thị ủy được thực hiện nghiêm túc, có chất lượng.
2.2.2. Chất lượng giáo dục ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Phòng Giáo dục Đào tạo thị xã Phổ Yên đã tích cực rà soát mạng lưới trường học, lớp học gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Năm học 2019-2020, toàn ngành giáo dục thị xã Phổ Yên có 146 cán bộ quản lý, 204 nhân viên và 1.587 giáo viên thuộc các cấp mầm non, phổ thông [16].
Đối với giáo dục trung học cơ sở, duy trì quy mô trường lớp 17 trường, Lãnh đạo Phòng GDĐT đã chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Kết quả học lực của HS THCS thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả học lực học sinh trung học cơ sở thị xã Phổ Yên năm học 2018 - 2019
Trường | Tổng số | Kết quả học lực | ||||||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1 | THCS Bắc Sơn | 498 | 104 | 15.64 | 268 | 40.30 | 279 | 41.95 | 14 | 2.11 | 0 | 0.00 |
2 | THCS Đắc Sơn | 360 | 167 | 32.55 | 204 | 39.77 | 123 | 23.98 | 19 | 3.70 | 0 | 0.00 |
3 | THCS Đỗ Cận | 566 | 287 | 42.27 | 265 | 39.03 | 120 | 17.67 | 6 | 0.88 | 1 | 0.15 |
4 | THCS Đông Cao | 258 | 84 | 17.54 | 210 | 43.84 | 172 | 35.91 | 12 | 2.51 | 1 | 0.21 |
5 | THCS Đồng Tiến | 498 | 198 | 31.23 | 230 | 36.27 | 187 | 29.50 | 18 | 2.84 | 1 | 0.16 |
6 | THCS Hồng Tiến | 568 | 171 | 19.66 | 342 | 39.31 | 314 | 36.09 | 41 | 4.71 | 2 | 0.23 |
7 | THCS Minh Đức | 328 | 67 | 16.34 | 124 | 30.24 | 203 | 49.51 | 15 | 3.66 | 1 | 0.24 |
8 | THCS Nam Tiến | 234 | 75 | 23.66 | 134 | 42.27 | 93 | 29.34 | 15 | 4.73 | 0 | 0.00 |
9 | THCS Phúc Thuận | 224 | 49 | 16.40 | 119 | 39.80 | 124 | 41.50 | 7 | 2.30 | 0 | 0.00 |
10 | THCS Phúc Tân | 136 | 19 | 10.86 | 76 | 43.43 | 73 | 41.71 | 7 | 4.00 | 0 | 0.00 |
11 | THCS Tân Hương | 344 | 108 | 25.20 | 192 | 44.80 | 125 | 29.10 | 4 | 0.90 | 0 | 0.00 |
12 | THCS Tân Phú | 257 | 70 | 19.89 | 131 | 37.22 | 136 | 38.64 | 15 | 4.25 | 0 | 0.00 |
13 | THCS Tiên Phong | 745 | 139 | 13.63 | 423 | 41.47 | 435 | 42.60 | 23 | 2.30 | 0 | 0.00 |
14 | THCS Thành Công | 500 | 139 | 14.99 | 383 | 41.32 | 373 | 40.24 | 31 | 3.34 | 1 | 0.11 |
15 | THCS Thuận Thành | 174 | 38 | 16.67 | 104 | 45.61 | 78 | 34.21 | 8 | 3.51 | 0 | 0.00 |
16 | THCS Trung Thành | 482 | 137 | 19.54 | 280 | 39.94 | 232 | 33.10 | 49 | 6.99 | 3 | 0.43 |
17 | THCS Vạn Phái | 348 | 66 | 12.70 | 214 | 41.10 | 225 | 43.20 | 16 | 3.00 | 0 | 0.00 |
18 | Tổng | 6458 | 1874 | 21.25 | 3591 | 40.73 | 3072 | 34.84 | 270 | 3.06 | 10 | 0.11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực
- Cấu Trúc Của Năng Lực Thể Chất Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh
- Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo thị xã Phổ Yên)
Kết quả bảng 2.1 cho thấy, số HS của 17 trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên là 6.258 HS, trong đó có 1.874 HS học lực giỏi (chiếm 21.25%),
3.591 HS học lực khá (chiếm 40.73%), 3.072 HS học lực trung bình (34.84%), 270 HS học lực yếu (chiếm 3.06%), 10 HS học lực kém (chiếm 0.01%). Kết quả chất lượng học lực cho thấy, trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng dạy, học nói chung và chất lượng môn giáo dục thể chất nói riêng.
Kết quả giải thể dục thể thao cấp thị xã của HS THCS thị xã Phổ Yên thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả thi đấu giải thể dục thể thao của học sinh trung học cơ sở thị xã Phổ Yên năm học 2018 - 2019
Đơn vị | Kết quả giải cấp thị xã | Cấp tỉnh | Ghi chú | |||||
Cá nhân | Tập thể | Đồng đội | Đôi | Tổng cộng | ||||
1 | THCS Bắc Sơn | 10 | 1 | 0 | 0 | 11 | 3 | 14 |
2 | THCS Đắc Sơn | 3 | 4 | 2 | 1 | 10 | 1 | 11 |
3 | THCS Đỗ Cận | 7 | 5 | 2 | 2 | 16 | 3 | 19 |
4 | THCS Đông Cao | 0 | 0 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 |
5 | THCS Đồng Tiến | 27 | 2 | 2 | 7 | 38 | 9 | 47 |
6 | THCS Hồng Tiến | 0 | 4 | 1 | 1 | 6 | 3 | 9 |
7 | THCS Minh Đức | 8 | 2 | 2 | 3 | 15 | 1 | 16 |
8 | THCS Nam Tiến | 0 | 3 | 1 | 0 | 4 | 0 | 4 |
9 | THCS Phúc Thuận | 0 | 1 | 0 | 1 | 2 | 1 | 3 |
10 | THCS Phúc Tân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
11 | THCS Tân Hương | 8 | 1 | 2 | 2 | 13 | 7 | 20 |
12 | THCS Tân Phú | 3 | 0 | 1 | 0 | 4 | 1 | 5 |
13 | THCS Tiên Phong | 0 | 2 | 1 | 1 | 4 | 1 | 5 |
14 | THCS Thành Công | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 4 | 5 |
15 | THCS Trung Thành | 5 | 1 | 1 | 2 | 9 | 6 | 15 |
16 | THCS Thuận Thành | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 2 |
17 | THCS Vạn Phái | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 2 |
Tổng | 72 | 28 | 72 | 22 | 138 | 41 |
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, trong năm học 2018-2019, có 17 trường THCS đều cử HS tham dự thi đấu giải thể dục thể thao, có 72 giải cá nhân, 28 giải tập thể, 72 giải đồng đội, cấp tỉnh có 41 giải.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực và quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp cho luận văn.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
Đề tài giới hạn khảo sát 34 CBQL và 20 tổ trưởng chuyên môn, 18 GV môn giáo dục thể chất đang trực tiếp công tác tại 17 trường THCS ở thị xã Phổ Yên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel.
Tác giả sử dụng phiếu điều tra dựa trên số lượng CBQL, GV ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.