Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Học Sinh

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


TT

Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Mức độ


ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL


1

Chỉ đạo GV quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những HS có năng khiếu thể dục thể thao ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy

theo đặc thù của từng môn


0


0


13


20


39


4.36


1


2

GV căn cứ kết quả học tập các năm trước để phân loại học sinh về khả năng tiếp thu kiến thức, ý

thức rèn luyện thể dục thể thao


0


1


11


22


38


4.35


2


3

Kế hoạch hóa việc phối hợp với các Đoàn thể, Liên đội, Chi đội, thực hiện chương trình, nội dung và kiểm tra đánh giá nề nếp học tập và rèn luyện thể dục thể thao

cho HS.


15


16


21


12


8


2.75


5


4

Bồi dưỡng, hướng dẫn HS có năng khiếu phương pháp học tập

phù hợp với đặc thù bộ môn


0


0


14


35


23


4.13


3

5

Giáo viên hướng dẫn học sinh

phương pháp tự học

9

23

21

4

15

2.90

4


6

Giáo viên giáo dục thể chất phối hợp với các tổ chức như đội ngũ cán sự lớp, chi đội, Hội cha mẹ HS để kiểm tra việc tự học, có

nhận xét, đánh giá HS


16


12


23


17


4


2.74


6


7

Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, buổi tập cá nhân, buổi tập theo nhóm tự

nguyện, buổi tập theo tổ chức nhóm


18


17


18


7


12


2.69


7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 9

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá nội dung “Chỉ đạo GV quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những HS có năng khiếu thể dục thể thao ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy theo đặc thù của từng môn” (4.36 điểm, thứ bậc 1) và “GV căn cứ kết quả học tập các năm trước để phân loại học sinh về khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức rèn luyện thể dục thể thao ” (4.35 điểm, thứ bậc 2); “Bồi dưỡng, hướng dẫn HS có năng khiếu phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ môn” (4.13 điểm, thứ bậc 3) thực hiện tốt. Đây là những hoạt động thường xuyên thực hiện hàng năm nhằm phát hiện, tuyển chọn HS có năng khiếu thể dục thể thao để tổ chức bồi dưỡng cho HS.

Các nội dung “Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học” (2.90 điểm, thứ bậc 4); “Kế hoạch hóa việc phối hợp với các Đoàn thể, Liên đội, Chi đội, thực hiện chương trình, nội dung và kiểm tra đánh giá nề nếp học tập và rèn luyện thể dục thể thao cho HS” (2.75 điểm, thứ bậc 5); “Giáo viên giáo dục thể chất phối hợp với các tổ chức như đội ngũ cán sự lớp, chi đội, Hội cha mẹ HS để kiểm tra việc tự học, có nhận xét, đánh giá HS” (2.74 điểm, thứ bậc 6) và “Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, buổi tập cá nhân, buổi tập theo nhóm tự nguyện, buổi tập theo tổ chức nhóm” (2.69 điểm) chưa thường xuyên thực hiện.

2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất

Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất, chúng tôi sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất

Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


TT

Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy

học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất

Mức độ


ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL


1

Chỉ đạo bộ phận chuyên trách lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, bảo quản, sử dụng và khai thác hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn giáo dục thể chất, xây dựng thêm sân tập, phòng tập, nhà thi đấu đa năng

theo đúng quy định.


16


11


21


14


10


2.88


5

2

Xây dựng hệ thống sân bãi tập luyện

sạch, đẹp, thoáng mát và an toàn

14

12

15

23

8

2.99

3


3

Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, thực hiện đúng chế độ, chính sách, khen thưởng hợp lý cho GV và

HS có thành tích


12


16


18


12


14


3.00


2


4

Từng bước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục thể chất và thể thao

trường học


11


15


14


16


16


3.15


1


5

Chủ động phối hợp với các trung tâm văn hóa thể thao xã trên địa bàn và các câu lạc bộ văn hóa thể dục thể thao tại địa phương để đa dạng hóa cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong

nhà trường


9


21


20


7


15


2.97


4

Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực thực hiện chưa thường xuyên và ở mức trung bình. Cụ thể:

Nội dung “Từng bước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục thể chất và thể thao trường học” (3.15 điểm, thứ bậc 1);

Nội dung “Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, thực hiện đúng chế độ, chính sách, khen thưởng hợp lý cho GV và HS có thành tích” (3.00 điểm, thứ bậc 2). CBQL các trường THCS chưa quan tâm thực hiện chế độ chính sách cho GV và HS có thành tích trong thi đấu thể thao cấp thị xã, cấp tỉnh. Vì vậy, chưa tạo động lực để GV và HS nâng cao chất lượng hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực.

Nội dung “Xây dựng hệ thống sân bãi tập luyện sạch, đẹp, thoáng mát và an toàn” (2.99 điểm, thứ bậc 3) nguyên nhân do khó khăn về kinh phí cho hoạt động. Vì vậy, nội dung “Chỉ đạo bộ phận chuyên trách lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, bảo quản, sử dụng và khai thác hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn giáo dục thể chất, xây dựng thêm sân tập, phòng tập, nhà thi đấu đa năng theo đúng quy định” (2.88 điểm, thứ bậc 5) chưa đem lại hiệu quả cao.

CBQL, GV chưa thường xuyên thực hiện nội dung “Chủ động phối hợp với các trung tâm văn hóa thể thao xã trên địa bàn và các câu lạc bộ văn hóa thể dục thể thao tại địa phương để đa dạng hóa cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường” (2.97 điểm, thứ bậc 4) do vậy, các dụng cụ thể thao chưa được đầu tư mua mới, chưa đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại đáp ứng dạy học môn GDTC theo tiếp cận năng lực.

2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất‌

Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


TT

Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt

động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực HS

Mức độ


ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL


1

Chỉ đạo chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học sang đánh giá thường xuyên, đánh

giá định kỳ


0


9


11


34


18


3.85


1


2

Chỉ đạo chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề

của thể dục thể thao


4


4


13


33


18


3.79


2

3

Tăng cường sử dụng công nghệ

thông tin trong kiểm tra, đánh giá

12

16

18

12

14

3.00

4


4

Chỉ đạo phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì,

giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.


11


15


14


16


16


3.15


3


5

Chỉ đạo xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên

và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học


9


21


20


7


15


2.97


5

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá các nội dung “Chỉ đạo chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học sang đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ” (3..85 điểm, thứ bậc 1); “Chỉ đạo chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thể dục thể thao” (3.79 điểm, thứ bậc 2) thực hiện thường xuyên.

Tuy nhiên, các nội dung chưa thường xuyên thực hiện gồm: “Chỉ đạo phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh” (3.15 điểm, thứ bậc 3); “Tăng cường sử

dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá” (3.00 điểm, thú bậc 4); “Chỉ đạo xây dựng công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học” (2.97 điểm, thứ bậc 5).

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 10 (phụ lục 1), kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận năng lực‌

Đánh giá: 1=Không ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 3= Trung bình; 4= Ảnh hưởng; 5 = Rất ảnh hưởng


TT


Các yếu tố

Mức độ


ĐTB

Thứ bậc

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL


1

Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC của cán bộ quản lý, giáo

viên và học sinh nhà trường


0


0


3


38


31


4.39


1

2

Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ

dành cho GDTC

0

0

9

45

18

4.13

3

3

Chất lượng và số lượng đội ngũ

giáo viên thể dục

0

0

0

48

24

4.33

2


4

Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác GDTC

trong nhà trường


0


10


8


36


18


3.86


4

5

Công tác nghiên cứu khoa học

phục vụ cho GDTC

8

11

12

33

8

3.31

8

6

Công tác hướng dẫn ngoại khóa

các môn thể thao cho học sinh

9

14

11

31

7

3.18

9

7

Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh

học sinh cho phát triển thể chất

3

15

21

19

14

3.36

6

8

Kinh phí dành cho các hoạt động

tập luyện và thi đấu TDTT

5

22

8

24

13

3.25

7

9

Năng lực của học sinh

6

14

11

23

18

3.46

5

Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL, GV đánh giá các yếu tố “Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường” (4.39 điểm, thứ bậc 1); “Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên thể dục” (4.33 điểm, xếp thứ 2); “Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ dành cho GDTC” (4.13 điểm, thứ bậc 3) là rất ảnh hưởng.

Các yếu tố sau có mức độ ảnh hưởng thấp hơn gồm: “Chế độ, chính sách dành cho những người làm công tác GDTC trong nhà trường” (3.86 điểm, thứ bậc 4); “Năng lực của học sinh” (3.46 điểm, thứ bậc 5).

Hiện nay tại các trường THCS thị xã Phổ Yên, một bộ phận CBQL, GV chưa nâng cao nhận thức về dạy học môn GDTC theo tiếp cận năng lực, vẫn còn tư tưởng coi đây là môn học phụ nên GV chưa thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. CBQL chưa quan tâm chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của Tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của GV. Bên cạnh đó, chế độ chính sách dành cho những người làm công tác GDTC trong nhà trường chưa thỏa đáng, sân bãi, dụng cụ dành cho GDTC đã xuống cấp đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, tác động không nhỏ đến năng lực của HS. Vì vậy, với những tác động của các yếu tố này, nhà quản lý cần quan tâm xây dựng các biện pháp đảm bảo tính càn thiết và tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cho HS theo tiếp cận năng lực.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Ưu điểm

CBQL và GV các trường THCS ở thị xã Phổ Yên bước đầu có những nhận thức cơ bản về khái niệm và mục tiêu, ý nghĩa của dạy học môn GDTC theo tiếp cận năng lực. GV và CBQL ở các nhà trường đã phần nào có ý thức cũng như tinh thần tìm hiểu về các văn bản, hướng dẫn về dạy học theo tiếp cận năng lực. Đặc biệt từ những nhận định đúng về mục tiêu giúp HS củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng

và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực, bồi dưỡng năng khiếu thể thao và hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực.

CBQL và GV các trường THCS ở thị xã Phổ Yên đã tổ chức tốt các giờ học môn thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo, tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần và tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất trong các giờ nội khóa và ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực. GV đã sử dụng các phương pháp như phương pháp hỏi đáp, phương pháp dùng ngôn và làm mẫu động tác trong các giờ học chính khóa, giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa, các buổi theo tổ chức nhóm. Trong quá trình dạy học, GV đã sử dụng tốt các phương pháp đánh giá định tính, đánh giá định lượng, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ.

Trong công tác quản lý CBQL các trường THCS ở thị xã Phổ Yên đã thực hiện hiệu quả việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn bởi thông qua nội dung này để đánh giá nề nếp chuyên môn trong chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của GV và giám sát GV thực hiện đúng quy chế chuyên môn để duy trì nề nếp giảng dạy. Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động nội khóa và ngoại khóa có ưu thế phát triển năng lực thể chất cho học sinh và thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập của HS THCS.

CBQL đã quan tâm chỉ đạo GV quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những HS có năng khiếu thể dục thể thao ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy theo đặc thù của từng môn và bồi dưỡng, hướng dẫn HS có năng khiếu phương pháp học tập

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 02/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí