Tích hợp ICT trong dạy học và giáo dục, (10) Thuyết trình vấn đề liên quan trong dạy học giáo dục, lĩnh vực trường học (11) Phối hợp, hợp tác các lực lượng giáo dục để hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường, (12) Hợp tác phối hợp với đồng nghiệp trong phát triển và đánh giá các năng lực quy định trong chương trình và chú ý nhu cầu của HS. Theo ý kiến của các tác giả thì 12 năng lực cơ bản phải có mặt trong bất kỳ chương trình đào tạo GV nào, với mức độ yêu cầu khác nhau, tùy theo đó là chương trình đào tạo ban đầu, tập sự hoặc phát triển nghề nghiệp liên tục [19].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giáo dục thể chất
Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Ngọc Trung về Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã chú trọng nghiên cứu tới nhu cầu, thái độ, động cơ tập và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó tác giả tiến hành thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn [21]. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các hình thức, phương pháp GDTC cho sinh viên để thực hiện hiệu quả nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn.
Đặng Ngọc Quang trong bài viết Nghiên cứu một số môn thể thao tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất cho HS trường trung học phổ thông Mỹ Đức A, thành phố Hà Nội đã đánh giá kết quả lựa chọn môn thể thao tự chọn của học sinh và đi đến kết luận các môn học được đông đảo HS ưa thích luyện tập và lựa chọn tham gia tập luyện tập trung vào là Bóng rổ, Bóng chuyền và Bóng đá; các môn Bóng bàn, Cầu lông và Bóng ném ít được ưa thích và quan tâm hơn. Trong bài viết này tác giả đánh giá qua thực tiễn giảng dạy, công tác GDTC chưa đạt hiệu quả tốt do những nguyên nhân như: tổ chức hoạt động giờ học chính khóa theo chương trình còn bất cập; số lượng học sinh trong một lớp học còn đông; hoạt động ngoại khóa không thường xuyên, số lượng HS tham gia ít...; đặc biệt là môn thể thao tự chọn chưa được quan tâm
đúng mức, nội dung và hình thức hoạt động chưa phù hợp với sở thích của HS và điều kiện của nhà trường [17]. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các hình thức, phương pháp GDTC cho HS.
Nguyễn Thị Phương Thảo trong bài viết Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần giáo dục thể chất tại trường Đại học Công đoàn, từ kết quả khảo sát thực trạng tác giả nhận định mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình GDTC nhà trường trong thời gian qua chưa thực sự cao, vẫn còn sinh viên chưa hài lòng, do đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu cải tiến chương trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên. Sinh viên chưa thật sự tích cực rèn luyện thân thể, kết quả cho thấy vẫn còn số lượng rất đông SV thỉnh thoảng mới tập luyện chiếm 47,5% và có 18% sinh viên không tự tập luyện thêm mặc dù học chế theo tín chỉ đòi hỏi khả năng tự học của sinh viên rất cao. Tác giả đề xuất các biện pháp như: Thực hiện tuyên truyền, giáo dục về vai trò và ý nghĩa của Giáo dục thể chất; Cải tiến nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn của nhà trường; Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học; Đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ [18].
Vũ Minh Cường trong bài viết Một số biện pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho HS trung học sơ sở từ kết quả ứng dụng các biện pháp chuyên môn đã lựa chọn vào các trường trung học cơ sở đã đi đến kết luận sau 12 tháng thực nghiệm các biện pháp chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GDTC thuộc 3 khối lớp (6, 7, 8) ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy: công tác GDTC nhà trường đã có sự chuyển biến rất tích cực về chất lượng và nhận thức của HS về hoạt động thể thao được tăng lên. Kết quả kiểm tra thể lực HS đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp trong hoạt động GDTC của nhà trường. Kết quả rèn luyện thể chất của HS so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD-ĐT đều đạt ở tất cả các chỉ tiêu, tỉ lệ 86,7% HS có trình độ thể lực xếp loại tốt chiếm đa số [6]. Tuy nhiên, tác giả
chưa đề cập đến đổi mới phương pháp, hình thức GDTC cho HS để thực hiện hiệu quả nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn.
Các nghiên cứu về quản lý giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Cấu Trúc Của Năng Lực Thể Chất Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Trung Học Cơ Sở Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Võ Ngọc Giao (2006) trong công trình Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất ở trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã đề xuất các biện pháp quản lý như: Xây dựng chương trình thể chất mới theo hướng tự chọn của sinh viên; Tăng cường quản lý hoạt động dạy học; Đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho môn giáo dục thể chất [7].
Nguyễn Văn Bính (2017) trong công trình Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyênđã đề xuất các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về tổ chức hoạt động GDTC cho HS theo hướng tiếp cận năng lực; Bồi dưỡng đội ngũ GV dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo định hướng phát triển năng lực HS; Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy môn thể dục theo định hướng phát triển năng lực cho HS; Đổi mới các hình thức giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho HS trung học phổ thông; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho HS theo định hướng phát triển năng lực; Hoàn thiện các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho HS trung học phổ thông [3].
Nguyễn Đức Hậu (2018) trong công trình Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các biện pháp sau: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh theo tiếp cận năng lực; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo tiếp cận năng lực học sinh; Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy môn Thể dục theo tiếp cận năng lực cho học sinh; Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông; Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh [10].
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, Quản lí giáo dục
- Quản lý:
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [13] hay “Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức” [13].
Từ những quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Từ các khái niệm trên, theo chúng tôi, quản lý là một quá trình tác động có chủ định của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua thực hiện các chức năng quản lý để đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Quản lý giáo dục:
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục” [2].
Phạm Minh Hạc cho rằng “Quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [8].
Với sự thống nhất trên, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của người quản lý giáo dục trong việc vận dụng những nguyên lý, PP chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra.
1.2.2. Năng lực
Dubois (2004) và các tác giả thừa nhận rằng “Năng lực là đặc tính mà cá nhân có được và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt được kết quả mong muốn”[dẫn theo (9)]. Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, nét tiêu biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động. Năng lực còn được nhìn nhận là liên quan đến thái độ, động cơ và khả năng giúp cá nhân phát triển kiến thức về phương thức hoạt động và các kĩ năng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó một cách độc lập, nhờ thế họ có thể đạt được thành tựu ở trình độ cao.
Theo Đặng Thành Hưng thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công các hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lí và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” [12]…
Theo chúng tôi, năng lực là sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân khi thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân.
1.2.3. Giáo dục thể chất, hoạt động giáo dục thể chất
- Giáo dục thể chất:
Theo A.D. Novicov, L.P. Matveep - Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình thái, chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh
học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động” [dẫn theo (14)].
Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C. Kyznhétxốp và Xôkhôlốp cho rằng: “Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn về TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người” [dẫn theo (14)].
Theo Stephen J. Virgilio (1997), “Giáo dục thể chất cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của giáo dục thể chất với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy, giáo dục thể chất như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động” [dẫn theo (14)].
Từ những quan điểm nêu trên, theo chúng tôi: GDTC cho học sinh theo theo tiếp cận năng lực là cách tiếp cận theo chuẩn về sản phẩm đầu ra,... nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó. GDTC cho học sinh theo theo tiếp cận năng lực theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu.
- Hoạt động giáo dục thể chất:
Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trung học cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ cho các em. Nó góp phần giúp các em phát triển cân bằng và toàn diện.
Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Văn Hiếu chủ biên (1979) thì “Hoạt động giáo dục thể chất được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể lực tăng cường thể chất làm chính, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện” [11].
Cũng theo hai tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất của giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vận động của con người. Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Hoạt động giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” [20].
Từ những cách tiếp cận nêu trên, theo chúng tôi: Hoạt động giáo dục thể chất là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học.
1.2.4. Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực
Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực không chỉ trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ mà còn giúp HS vận dụng kiến thức và kĩ năng vận động, giúp HS hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp HS có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
Hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng được tất cả các yêu cầu về: Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá; được biên soạn theo mẫu mới chung cho các chương trình môn học. Hoạt động GDTC giúp cho HS phát triển năng lực đặc thù như: Chăm sóc sức khoẻ; vận
động cơ bản; hoạt động thể dục thể thao. Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực còn góp phần giáo dục HS phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ…
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho HS THCS
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý HĐGDTC cho học theo tiếp cận năng lực là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm phát triển năng lực học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu bậc học và cấp học.
1.3. Giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh các trường trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Quá trình thiết kế kế hoạch dạy học môn Thể dục trong nhà trường có thể căm cứ vào mức độ và năng lực vận động hiện có của học sinh, nhu cầu, sở thích và hứng thú của người học để thiết kế nội dung giờ học linh hoạt và phong phú trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chương trình môn học. Quá trình tổ chức giờ học trên sẽ giúp học sinh cảm thấy được hoạt động, chơi hoặc tham gia dưới bất kỳ hình thức hoạt động nào mà họ không cảm thấy khiên cưỡng, thông qua đó nhiệm vụ và mục tiêu môn học được thực hiện.
Theo chương trình phổ thông môn giáo dục thể chất (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
“Mục tiêu cấp trung học cơ sở môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà