Cấu Trúc Của Năng Lực Thể Chất Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở

đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao” [4].

Mục tiêu về kiến thức: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Mục tiêu về kỹ năng: Giúp HS củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao.

Mục tiêu về thái độ: Hình thành HS ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.

1.3.2. Cấu trúc của năng lực thể chất của học sinh trung học cơ sở

Chương trình môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất với các thành phần sau: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Năng lực thể chất của học sinh trung học cơ sở


Năng lực giáo

dục thể chất

Bậc THCS


Chăm sóc sức khỏe

- Hình thành được nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao.

- Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự

nhiên để rèn luyện sức khoẻ.


Vận động cơ bản

- Hiểu được vai trò quan trọng của các kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực.

- Thực hiện thuần thục các kĩ năng vận động cơ bản được học trong chương trình môn học.

- Hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất

thể lực.


Hoạt động thể dục thể thao

- Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống.

- Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.

- Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập

luyện thể dục thể thao và các hoạt động khác trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 4

[Chương trình phổ thông môn giáo dục thể chất (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)]


1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực

Hoạt động giáo dục thể chất trường THCS gồm hai hình thức cơ bản là giáo dục thể chất nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. Vì vậy, giáo dục thể chất trường THCS có những nội dung cơ bản sau:

Tổ chức giờ học môn thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần.

Tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất trong các giờ nội khóa và ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực.

Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu thể thao cho HS.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân và lứa tuổi: Điền kinh; Thể dục; Bơi; Bóng đá; Bóng chuyền; Bóng rổ; Cầu lông; Đá cầu; Bóng bàn; Võ; Khiêu vũ thể thao; Thể dục nhịp điệu; các môn thể thao truyền thống của địa phương;...

Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường định hướng cho học sinh xu hướng về thể dục thể thao, lĩnh vực yêu thích hoặc lựa chọn môn thể thao, loại hình rèn luyện thể thao yêu thích để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe thể chất cho thế hệ trẻ.

Qua tham gia các loại hình hoạt động rèn luyện thể dục thể thao,thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hoạt động giáo dục thể chất được hình thành ở người học. Người học có các kỹ năng và tác phong rèn luyện và bảo vệ sức khỏe bản thân một cách nghiêm túc.

Theo quy định của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục thông qua vào tháng 4/2017 môn Giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc, theo đó môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Như vậy, việc xác định các nội dung giáo dục thể chất cho HS theo TCNL là rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nhà trường lựa chọn, thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình nhà trường.

1.3.4. Phương pháp, hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh

- Phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh:

+ Phương pháp dùng ngôn ngữ: Đó là phương pháp dùng các loại hình ngôn ngữ để chỉ đạo học sinh trong quá trình dạy học thể dục thể thao nhằm đạt được các nhiệm vụ, yêu cầu trong hoạt động này. Phương pháp đó giúp học sinh nhận rõ nhiệm vụ học tập; xác định thái độ học tập đúng; gợi tư duy tích c ực; hiểu và nắm vững nhanh nội dung dạy học (kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực); bồi dưỡng năng lực tự phân tích và giải quyết vấn đề.

+ Phương pháp hỏi đáp: Tức là nêu vấn đề, câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để tự giải đáp trước, sau giáo viên mới giảng giải, làm cho học sinh thêm chú ý, tích cực tìm cách giải đáp chính xác và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt. Ngay giải đáp của học sinh và giảng giải của giáo viên cũng là một đối sánh, có thể giúp cho cái chính xác được củng cố (cường hóa), sai lầm được sửa chữa, thiếu sót được bổ sung. Cũng cần chú ý tới sự cần thiết và thời cơ của hỏi đáp. Nếu hỏi lung tung, không phân chính phụ sẽ không còn sức hấp dẫn với học sinh.

+ Khẩu lệnh và chỉ thị: Đó là giáo viên dùng ngôn ngữ ngắn gọn dưới hình thức mệnh lệnh để chỉ đạo học sinh luyện tập. Dùng khẩu lệnh, chỉ thị phải rõ ràng, mạnh, kịp thời, chính xác, nghiêm chỉnh và thống nhất sao cho học sinh thấy nghiêm túc và bắt buộc phải làm.

+ Làm mẫu động tác: Đó là giáo viên (hoặc học sinh được chỉ định) tự làm động tác để lấy đó làm mẫu cho các học sinh khác học tập, rèn luyện theo. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được hình tượng, cấu trúc, kỹ thuật, cách thức hoàn thành, nhằm xây dựng biểu tượng động tác cho học sinh. Động tác mẫu phải đẹp, tự nhiên, nhịp nhàng; sao cho gây được hứng thú bắt chước học tập của học sinh.

+ Phương pháp dạy học hoàn chỉnh: Đó là phương pháp học ngay toàn bộ động tác từ đầu đến cuối. Ưu điểm của nó là tiện cho học sinh nắm được

động tác hoàn chỉnh, không phá vỡ cấu trúc hoặc mối liên hệ nội tại giữa các phần của động tác. Tuy vậy, không thể học nhanh những động tác khó, phức tạp cho nên những phương pháp này chỉ dùng khi dạy học những động tác tương đối đơn giản hoặc là tuy tương đối phức tạp nhưng nếu phân chia ra sẽ phá vỡ cấu trúc động tác.

+ Phương pháp phòng sửa động tác sai: Trong dạy học thể dục thể thao, mắc sai sót trong khi học động tác là hiện tượng bình thường. Giáo viên cần nhìn nhận đúng để phòng sửa cho tốt. Trong dạy học thể dục thể thao, việc phòng sửa sai sót trong động tác không chỉ nh ằm nắm được kiến thức, kỹ thuật động tác mà còn tạo điều kiện rèn luyện thân thể tốt và phòng tránh chấn thương.

Nếu để động tác sai hình thành định hình động lực rồi mới chữa thì còn mất nhiều thời gian công sức hơn so với học động tác mới tương đương. Do đó, phải kịp thời phòng và sửa sai sót.

+ Phương pháp luyện tập: Đó là phương pháp vận động thân thể kết hợp với hoạt động tư duy lặp lại nhiều lần để hoàn thành các nhiệm vụ dạy học thể dục thể thao cụ thể. Trong dạy học thể dục thể thao, muốn nắm được động tác, rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, bồi dưỡng phẩm chất và tâm lý... đều phải thông qua làm động tác nhiều lần và hoạt động tư duy mới thực hiện được. Do đó, loại phương pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học thể dục thể thao.

+ Các phương pháp luyện tập bằng trò chơi và thi đấu: Trong phương pháp luyện tập bằng trò chơi (gọi tắt là phương pháp trò chơi), học sinh tập luyện theo phương thức trò chơi. Nó có tình tiết và tính tư tưởng nhất định, lại có tính đua tranh và vui tươi nên dễ lôi cuốn, làm cho người tập tự giác, tích cực, chủ động tập luyện; tăng cường sự thông cảm đoàn kết, hỗ trợ giữa những người cùng bên và sự đua tranh gay go, thậm chí căng thẳng, hấp dẫn giữa những người chơi. Hoạt động đua tranh đó thường m ất tương đối nhiều sức lực (lượng vận động). Phương pháp này dễ phát huy được tính tích cực của học

sinh; phát triển cả về thể lực lẫn trí lực cùng năng lực vận dụng hiểu biết, kỹ năng (nhất là kỹ năng vận động cơ bản); bồi dưỡng tinh thần tập thể, dũng cảm, quyết đoán và ý chí phấn đấu.

- Hình thức tổ chức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực:

Bất kỳ hình thức và hoạt động giáo dục nào được tổ chức trong phạm vi nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục học sinh hoặc về kiến thức khoa học/ xã hội; hoặc là sự trải nghiệm cá nhân học sinh về một dạng hoạt động nào đó, khó khăn đòi hỏi người học nỗ lực hoạt động để trưởng thành như các kỹ năng xã hội, tổ chức,. Trong quá trình đó, các hoạt động đều được thiết kế dựa trên mục tiêu giáo dục cần đạt, đặc điểm nhu cầu và hứng thú của các em. Quá trình này bao gồm trong đó cả các hoạt động rèn luyện và giáo dục thể chất cho các em như: tính kiên trì, một số phẩm chất vận động cơ bản như nhanh nhẹn, hoạt bát, phản xạ nhanh,. và như thế một số hình thức sau đây thường được tổ chức trong phạm vi nhà trường có tác dụng giáo dục thể chất cho học sinh THPT: Tổ chức hoạt động lao động; Hoạt động tập thể; Hoạt động văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao.

+ Giờ học chính khóa: Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác thể dục thể thao.

Do vậy, giờ học chính khóa giáo dục thể chất mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với học sinh và giáo viên. Đó là, giờ học theo chương trình có quy định thời gian và quy cách đánh giá chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo.

+ Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa: Là quá trình tập luyện của một bộ phận sinh viên có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi với mục đích phát triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng

thời nâng cao thành tích thể thao của sinh viên. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên TDTT.

Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tiêu biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thể lực.

+ Múa dân gian: Loại múa này dựa vào những động tác đẹp và tương đối phổ biến để thể hiện những tình cảm đẹp đẽ, vui tươi và vận động thân thể. Múa dân gian không có những động tác khó, yêu cầu cao về nghệ thuật mà chủ yếu nhằm làm cho vui tươi và rèn luyện thân thể. Do đó, múa dân gian được xem là một phương tiện rất tốt, dễ thực hiện, không tốn kém để làm phong phú hoạt động thể dục thể thao, thúc đẩy giao lưu, mở rộng và nâng cao tình cảm trong cộng đồng.

+ Múa tập thể: Loại này được phần đông HS ưa thích. Các động tác múa ở đây thường đơn giản, nhất loạt, có kết hợp với hát, nhạc; nhiều người có thể đồng thời tham gia (có khi vừa hát vừa múa). Qua đó, vừa rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ văn hóa, thẩm mỹ vừa mở rộng giao lưu, đoàn kết hữu nghị giữa mọi người.

+ Thể thao thi đấu: với tư cách là một loại phương tiện thể dục thể thao quan trọng và hấp dẫn, được phát triển rộng rãi không chỉ trong thi đấu thể thao đỉnh cao, mà còn được đưa vào nhà trường các cấp, trong các cơ sở rèn luyện sức khỏe và giải trí .

+ Các buổi tập cá nhân: Các buổi tập thể dục thể thao cá nhân thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục vệ sinh và dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao. Nó thường bao gồm đi bộ, chạy và một số bài tập phát triển chung được thực hiện trong 8 -10 phút. Buổi tự tập thể lực phải có cấu trúc như giờ học chính

khóa. Cần nhấn mạnh rằng, tự tập cá nhân chỉ có hiệu quả khi người tập có được một số kiến thức cần thiết về lý luận, phương pháp chung về giáo dục thể chất; trước hết là về các giờ học chính khóa.

+ Các buổi tập theo nhóm tự nguyện: Các buổi tập theo nhóm tự nguyện điển hình gồm: trò chơi, thi đấu. Người tổ chức, lãnh đạo các buổi tập loại này được các thành viên của nhóm bầu ra hoặc được chỉ định. Hình thức tập theo nhóm tự nguyện phổ biến nhất là trò chơi vận động, theo xu hướng tập luyện, các trò chơi có thể được chia thành: trò chơi học tập - huấn luyện, trò chơi sức khỏe, trò chơi giải trí, trò chơi thi đấu như đấu bóng đá giữa các nhóm thiếu niên trong cùng địa phương. Để thi đấu tốt, các em thường tự tổ chức các buổi tập luyện.

+ Các buổi tập theo tổ chức nhóm: Các buổi tập theo sự điều khiển của giáo viên. Tập luyện theo tổ chức nhóm thường là các cuộc thi đấu, các buổi tập nâng cao sức khỏe trong các ngày hội thể dục thể thao.

1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực

Đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2023