Đối Với Sở Gd&đt Tỉnh Bắc Kạn; Phòng Gd&đt Huyện Ba Bể

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để quản lý nhà nước bằng pháp luật, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nước ta trong từng giai đoạn còn phải đưa pháp luật đến với mọi công dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ, những người chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho mọi công dân đều hiểu, tin, hành động theo pháp luật. Vì vậy pháp luật đã được đưa vào nhà trường và trở thành một nội dung học tập quan trọng trong chương trình GD-ĐT.

Quản lý HĐGDPL là nội dung cơ bản trong quản lý nhà trường. Quản lý tốt HĐGD trong đó bao gồm quản lý HĐGDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với một số nội dung: quản lý thực hiện nội dung, chương trình GDPL, quản lý thực hiện và đổi mới phương pháp GD, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

Chất lượng của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn phụ thuộc rất nhiều vào tác động của chủ thể quản lý để điều hành và phối hợp giữa các yếu tố nêu trên với nhau như thế nào. Bởi vậy, cần thiết phải xây dựng được những biện pháp quản lý phù hợp, khoa học và có tính khả thi để quản lý tốt HĐGDPL nhằm nâng cao chất lượng GDPL trong nhà trường.

Trong những năm qua công tác GDPL cho học sinh các trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể luôn được các cấp các ngành quan tâm, phối hợp thực hiện, nhằm trang bị cho các em không chỉ tri thức pháp luật, củng cố niềm tin vào pháp luật và thúc đẩy hành vi tuân thủ theo các chuẩn mực pháp luật, có trách nhiệm công dân mà còn hướng tới giáo dục kỹ năng sống, phát triển năng lực giải quyết các vấn đề, các tình huống trong thực tiễn. Đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng xây dựng nguồn nhân lực phát triển cao về trí tuệ, mẫu mực về hành vi, có khả năng thích ứng với đời sống kinh tế, xã hội hội nhập với thế giới, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Giáo dục pháp luật cho học sinh là hoạt động mang tính chiến lược. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh cần phải nâng cao hiệu quả quản lý GDPL cho học sinh.

Để tăng hiệu quả quản lý HĐGDPL theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường PTDT nội trú, bán trú cần tập trung vào các nội dung: quản lý hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò cùng những điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động GDPL.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GD. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Luận văn cũng đã trình bày được nội dung và kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục và hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận ở chương 1 và khảo sát thực trạng ở chương 2 về quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Các biện pháp được đề xuất đều được xây dựng trên các cơ sở thực hiện tuân thủ các nguyên tắc như; Đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp được đề xuất đều được khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi, và nhận được những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của CBQL, GV. Đây sẽ là cơ sở quan trọng và có độ tin cậy để vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn quản lý hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở trường PTDT nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn; Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể những quy định về việc tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và hoạt động GDPL ở các trường PTDT nội trú, bán trú nói riêng.

- Không ngừng triển khai các đợt tập huấn sâu rộng đối với CBQL các trường PTDT nội trú, bán trú nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động GDPL ở các trường PTDT nội trú, bán trú nói riêng.

- Có kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác chỉ đạo cũng như tổ chức hội thảo cấp cụm trường, triển khai các đợt tập huấn nghiêm túc, thiết thực dành cho GV.

- Có kế hoạch triển khai tăng cường công tác bồi dưỡng, giao lưu, học tập kinh nghiệm cho CBQL, GV theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Không ngừng thanh tra, kiểm tra hoạt động GD, đặc biệt với GV thực hiện nhiệm vụ GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2.2. Đối với Ban Giám hiệu trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Cần nhận thức và quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước.

- Thường xuyên và nghiêm túc rà soát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cũng như của ngành GD nhằm không ngừng tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến toàn thể GV và HS. Chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc thiết kế, xây dựng và vận dụng nội dung GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông một cách hiệu quả, thiết thực.

- Tích cực tham mưu, đề xuất để tăng cường CSVC, TBGD, đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD, liên kết các lực lượng GD nhằm nâng cao chất lượng GDPL của nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, sinh hoạt chuyên môn, trải nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

2.3. Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu chỉ đạo, văn bản quy phạm, nội dung GDPL của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành GD.

- Tích cực đổi mới, cải tiến HTTC, phương pháp GDPL, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói riêng.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác GDPL, sử dụng có hiệu quả phương tiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng tư duy và hứng thú cho HS trong việc tham gia nghiên cứu, học tập các nội dung GDPL cũng như trong đời sống hàng ngày.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, Hà Nội.

2. C. Mác, Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, NXB ĐHQG Hà Nội.

4. Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phan Hồng Dương, (2014), Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, HàNội.

6. Trần Ngọc Đường (1998), Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luận án Phó tiến sĩ luật, Matcơva.

7. Hội Luật gia ASEAN (2009), Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới, Hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội.

8. Hội Luật gia dân chủ quốc tế (2006), Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa (Legal Education in the Age of Globalization), Hội thảo khoa học, Paris, Cộng hòa Pháp.

9. Nguyễn Khắc Hùng (2009), Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

10. Đoàn Thị Thanh Huyền (2014), Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Kiểm (1997), Khoa học quản lý GD một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBGD.

12. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Lộc (1987), Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

15. Ngọ Văn Nhân (2011), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Một số khái niệm cơ bản về QLGD, Trường cán bộ QLGD TW1, Hà Nội.

17. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb chính trị Quốc Gia HàNội.

18. Trần Thị Sáu (2012), Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

19. Sở Tư pháp Hà Nội (1994), Nghiên cứu tác động của gia đình đối với giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Hà Nội, Đề tài Khoa học cấp thành phố, Hà Nội.

20. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

21. Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. HàNội.

22. Bùi Thị Diễm Trang (2010), Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập phát triển của đất nước, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sông theo pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

24. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

25. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công tác đổi mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

26. Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Теория государствa и правa /Под. pедакцией Maтyзoвa Н. И. Maлыко A.B., изд. Юристь, Москва, 2001.

28. Теория государства и права, Правовое воспитание в Российской Федерации//Авторский коллектив: Allpravo.Ru (thông tin có tại http://allpravo.ru/library/doc108p0/instrum3996/item3998.html#_ftnref5, truy cập ngày 15/10/2014).

29. Стреляева В.В., Правовое воспитание в условиях становления правового государства, диссертация кандидата юридических наук, Московский университет МВД России, 2008.

30. Почтарь Т.М., Правовое воспитание в педагогических вузах: вопросы методологии и методики, Диссертация кандидата юридических наук, М., 2001 г.

31. Общая теория права. Курс лекций /Под общей редакцией профессора В.К. Бабаева - Нижний Новгород, 1993 г.

32. Крыгина И.А., Правовая культура, правовое воспитание и управление правовоспитательным процессом в современном российском обществе, Диссертация кандидата юридических наук, Ростов-на- Дону, 1999 г.

33. Inpeng Younkham (2013), Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhamsay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT, PTDTBT THCS HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

(Dành cho giáo viên)


Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về hoạt động quản lí quản lí giáo dục pháp luật cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mong thầy (cô) vui lòng cho biết những thông tin dưới đây:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Trường:…………………………………... Số năm công tác:………………………….. Phần 2: Nội dung phỏng vấn

Câu 1. Theo Thầy cô giáo dục pháp luật được hiểu là?

(Đánh dấu X vào phương án mà thầy cô lựa chọn)


STT

Khái niệm giáo dục pháp luật

Ý kiến

Đúng

Sai

1

GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là hoạt động thể

hiện sự tương tác giữa chủ thể GDPL và đối tượng GDPL




2

GDPL cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là hoạt động có định hướng, có mục đích, bao hàm những tác động tự giác, tích cực, tuân theo kế hoạch đã được xác định của chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là HS PTDT nội trú, bán trú

tương ứng với các nội dung cụ thể.




3

Giáo dục pháp luật cho học sinh PTDT nội trú, bán trú là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục nhà trường, trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực chiếm lĩnh được những tri thức về pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó hình thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với

pháp luật, nội quy, quy định đó.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện ba bể, tỉnh Bắc Kạn theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 14

Câu 2. Theo Thầy cô giáo dục pháp luật có cần thiết đối với học sinh người DTTS ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú không?

(Đánh dấu X vào phương án mà thầy cô lựa chọn)


Nội dung

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Mức độ cần thiết của hoạt

động GD pháp luật




Câu 3. Thầy cô cho biết đánh giá của mình về ý nghĩa của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông?

(Đánh dấu X vào phương án mà thầy cô lựa chọn)



STT

Vai trò của hoạt động GDPL theo định hướng đổi mới chương trình

giáo dục phổ thông

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý


1

Giáo dục pháp luật góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp

luật cho HS PTDT nội trú, bán trú.





2

Giáo dục pháp luật góp phần xây dựng,

củng cố tình cảm, niềm tin của HS PTDT nội trú, bán trú đối với pháp luật





3

Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho HS

PTDT nội trú, bán trú




Câu 4. Thầy cô cho biết đánh giá của mình về nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông?

(Đánh dấu X vào phương án mà thầy cô lựa chọn)


STT

Nội dung giáo dục pháp luật

Hiệu quả thực hiện

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

1

Cung cấp cho học sinh kiến thức, hiểu

biết nhất định về pháp luật




2

Hình thành và phát triển ý thức pháp

luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật




3

Hình thành hành vi, lối sống theo pháp

luật cho HS PTDT nội trú, bán trú.




Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí