Phương Pháp Nghiên Cứu Lý Luận: Tiến Hành Thu Thập Các Tài Liệu Có Liên Quan Tới Luận Ánnghiên Cứu, Phân Tích, Tổng Hợp Để Để Xây Dựng Khung Lý

6


Đồng quản lý là sự kết hợp giữa chính quyền, các bên liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT thông qua tư vấn, thương thuyết, cùng thỏa thuận về quan điểm, vai trò, cộng đồng trách nhiệm, sự chia sẻ lợi ích và quyền hạn trong lĩnh vực quản lý.Các cấp độ trong đồng quản lý bao gồm : Hướng dẫn (Instructive), Tham khảo (Consultative), Phối hợp (Cooperative), Tư vấn (Advisory) và Thông tin (Informative).

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan tới luận ánnghiên cứu, phân tích, tổng hợp để để xây dựng khung lý luận về Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi; tổng kết kinh nghiệm; trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, các nhà quản lý và khoa học nhằm đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang và chứng minh tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

7.2.3. Các phương pháp bổ trợ

- Phương pháp thử nghiệm: Tác giả tiến hành thử nghiệm giải pháp đề xuất để minh chứng cho tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, kết hợp lấy ý kiến chuyên gia về sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp nhằm chứ ng minh giả

thuyết khoa hoc

của đề tài luân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

án;

- Phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu quản lý giáo dục để xử lý các số liệu và kết quả điều tra và thử nghiệm giải pháp để chứng minh giả thuyết khoa học của luận án nghiên cứu.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 3

8. Những luận điểm bảo vệ

- Xác định nhu cầu đào tạo là xuất phát điểm của đào tạo nghề trong cơ chế thị trường. Đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT phải chuyển từ hướng cung sang hướng cầu mới có hiệu quả.

7


- Đào tạo cho LĐNT phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy chuẩn đầu ra làm đích, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho LĐNT có thể áp dụng vào phát triển SX-KD.

- Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT đạt hiệu quả khi nghiên cứ u vận dụng mô hình CIPO để đổi mới quản lý đào tạo cho LĐNT từ quản lý

đầu vào, xác định nhu cầu học nghề, tổ chứ c tuyển sinh, xác điṇ h muc

tiêu, nội

dung, chương trình đào tạo nghề, xác điṇ h những điều kiện và nguồn lực cho đào

tao

nghề, xác đinh các đối tượng tham gia, đến quản lý việc tổ chức quá trình dạy

và học; phương pháp và hình thức tổ chức, quy trình tổ chức đào tạo, quản lý

đánh giá kết quả đầu ra; cấp văn bằng, chứ ng chỉ hoc

nghề , tư vấn, tìm kiếm việc

làm và phát triển SX-KD cho LĐNT… trong mỗi thành tố quản lý theo « CIPO » và đều phải đặt trong bối cảnh”C” KT-XH phù hợp như : Triển khai các chính sách của nhà nước, vai trò của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội địa phương, vai trò của cơ sở SX- KD, tổ chức tín dụng đối với LĐNT khi kết thúc học nghề.

- Thực hiên đồng quản lý giữa chính quyền và các đối tượng cùng tham gia là biện pháp quản lý hiệu quả đối với hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu cho LĐNT.

9. Những đóng góp mới của luận án

- Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu vấn đề đào tao

và quản lý đào tao

nghề cho

lao đôṇ g nông thôn, luân

án đã xác định được khung lý luận về quản lý đào tạo

trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT theo tiếp cận CIPO

- Qua khảo sát, đã phát hiện được thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của LĐNT , cần được đổi mới.

- Luận án đã đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo trình đô ̣ sơ cấp cho LĐNT như: đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT, nâng cao năng lực Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức xác định nhu cầu và tuyển sinh theo nhu

cầu đào tạo; xây dựng CTĐT theo ngành nghề đáp ứng nhu cầu, triển khai dạy học hiệu quả, thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD… đồng thời và


chứ ng minh đươc tính cấp thiết và khả thi của những giải pháp đề xuất nhằm đổi

mới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục một số công trình nghiên cứu của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được cấu trúc gồm 3 chương như sau:

- Chương 1- Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn.

- Chương 2 – Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang

- Chương 3 - Giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤ P ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các công trình nghiên cứu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu câu xã hội và nhu cầu của lao động nông thôn

1.1.1.1.Những nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

- Những lý thuyết và kết quả nghiên cứu đào tạo nghề dựa trên ý tưởng SX-KD của cộng đồng và hộ gia đình ở nông thôn được thể hiện qua những công trình nghiên cứu sau: Community-Based vocational training, by Jill Wheeler, IEP Resources, Attainment Company, 2005. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ những khái niệm cốt lõi như; đào tạo nghề dựa trên cộng đồng là gì, thực tiễn triển khai đào tạo nghề dựa trên cộng đồng ở một số nước đang phát triển, nội dung, quy trình đào tạo nghề dựa trên cộng đồng; những tài liệu được quy định và những hướng dẫn cụ thể cách sử dụng cũng như những mẫu mô tả chi tiết hệ thống và các bước thực hiện tổ chức đào tạo nghề dựa trên cộng đồng. Mô hình Community Based Training for Enterprise Development (CBTED) đào

tạo trên nhu cầu của cộng đồng để phát triển kinh doanh được tổ chức lao động quốc tế (ILO) phát triển năm 2001 và vận dụng vào việc triển khai một số dự án tại các nước đang phát triển như Philippin, Bangledesh, Nepan... Nội dung của CBTED dựa trên sự thoả thuận, nhất trí giữa những người tham gia thực hiện trong kế hoạch đào tạo. Ngoài ra, phương pháp luận của CBTED là

một công cụ cung cấp những chỉ dẫn về nhiệm vụ của từng người đại diện; cơ

sở giáo duc

nghề nghiệp, chính quyền và đoàn thể, doanh nghiêp

côn

g đồng…

tham gia vào đào tạo nghề. Cao hơn nữa, nó phải là một phương tiện quản lý chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo. Mặt tích cực duy nhất của các kinh nghiệm từ những dự án là chúng đều gắn với mục đích tìm ra những chiến lược, phương thức để đào tạo nghề kĩ năng cho những người lao động nghèo ở nông thôn, giúp họ tự tạo cho mình một nghề nghiệp và gia nhập đội ngũ lao động có thu nhập ổn định trong xã hội.


- Ngoài những nghiên cứu về lý thuyết về đào tạo nghề dựa trên ý tưởng SX- KD, còn có những nghiên cứu xây dựng những mô hình triển khai vào thực tiễn như: “Mobile Vocational Training Units”, SIDA ,1993; đã nghiên cứu và

đưa ra mô hình “đào tạo nghề lưu động dưa trên nhu cầu”. Đây là một trong

những hình thức đào tạo nghề phù hợp với những cộng đồng dân cư ở nông thôn vùng sâu, vùng xa; vì đào tạo nghề lưu động là một mô hình quản lý đào tạo nghề được tổ chức lưu động tại cộng đồng, nơi người dân có nhu cầu học một nghề nào đó nhưng không có điều kiện và cơ hội đến học tập tại những cơ sở đào tạo nghề. Đào tạo nghề lưu động có những đặc điểm sau: Đưa đào tạo nghề đến với người học có nhu cầu mà họ không có điều kiện đến học tại những cơ sở đào tạo tập trung; Việc đào tạo nghề diễn ra tại cộng đồng; Việc đào tạo nghề diễn ra theo nhu cầu học tập của cộng đồng; Các khoá đào tạo nghề thường diễn ra với thời gian ngắn; Những nghề được đào tạo nghề thường gắn với những tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương; Người học không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc, trình độ học vấn; Phương pháp đào tạo nghề rất đa dạng ….Đó là những yếu tố đảm bảo cho việc đào tạo nghề cho cộng đồng ở nông thôn các vùng xa, hẻo lánh

có hiêu quả.

- Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh đã tiến hành cải cách hệ thống GDNN theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu người học và TTLĐ. Đây cũng là yêu cầu tất yếu của thời kỳ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Từ đây, nhiều nghiên cứu đã ra đời, hướng đào tạo tới phát triển SX-KD phục vụ phát triển KT-XH.

- ILO [73] đã đưa ra phương thức đào tạo theo mô - đun và cấu trúc CTĐT theo “Mô-đun kỹ năng hành nghề” (Module of Employable Skills) để đào tạo gắn với SX-KD. Đến năm 2013, Astha Ummat trong cuốn “Skill Development Initiative: Modular Employable Skills Scheme Feedback from the Field” (Sáng kiến phát triển kỹ năng: Phản hồi về kỹ năng hành nghề trong mô – đun từ lĩnh vực nghiên cứu) đã chỉ rõ việc liên kết giữa đào tạo và SX-KD tại Ấn Độ để tạo

11


thuận lợi cho người học dễ dàng phát triển SX-KD sau khi kết thúc khóa học.UNESCO [82] đưa ra những quan điểm và phương pháp để gắn GDNN với thế giới SX-KD, đào tạo gắn với sử dụng lao động. Buning, Frank Schnarr, Alexander [70] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa đào tạo nghề với các cơ

sở SX- KD công đồng, đã gọi mối quan hệ này là mối quan hệ “đối tác chiến

lược”, theo đó, mối quan hệ này dựa trên các cơ chế đồng phối hợp và có nhiều tác nhân ở các cấp độ khác nhau như: cá nhân (người lao động, người được đào tạo, người thất nghiệp), hộ gia đình (đặc biết đối với các bạn trẻ), cộng đồng (lănh đạo, tổ chức địa phương và các mạng lưới cơ sở đào tạo), các tổ chức tình nguyện (cấp địa phương, vùng hay cấp quốc gia), nhà cung cấp

đào tạo, các cơ sở đào tạo công lập, người lao động và các cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc và chính phủ (theo cấp quản lý ở địa phương, hay cấp quốc gia).Zafiris Tzannatos và Geraint Johnes [86] đã nghiên cứu về cách thức triển khai đào tạo kết nối với SX-KD tại các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực Châu Á như Korea, Malaysia, Singapore and Taiwan, China. Paul Benneworth & Cheryl Conway [76] khi nghiên cứu về đặc trưng cam kết của các cơ sở GDNN đối với xã hội cho rằng hệ thống các cơ sở GDNN đã và đang

rất cố gắng trong việc gắn kết với xã hội.

Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên cho thấy đào tạo nghề hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu phát triển SX-KD là một xu thế tất yếu của GDNN. Để có thể làm tốt điều này, cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN với cộng đồng và cơ sở SX-KD, nhằm đáp ứng yêu cầu việc làm và phát triển SX-KD. Sự kết hợp này đang trở thành một trong các chính sách ưu tiên góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của mỗi cộng đồng và địa

phương.

1.1.1.2.Những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao đông nông thôn

- Tài liệu “ Nhận thức kinh doanh và khởi sự cơ sở SX- KD cho LĐNT ”, như là một môn học được lồng ghép vào các khóa dào tạo nghề cho LĐNT gắn với hỗ trợ cho học viên không chỉ có kỹ năng nghề mà còn có những kiến thức về


kinh doanh để có thể áp dụng vào phát triển SX- KD sau đào tạo nghề. Nguyêñ Minh Đường và các đồng nghiệp [18] thông qua nghiên cứu đào tạo nghề theo mô - đun trên thế giới đã đề xuất tài liệu hoàn chỉnh về phương pháp luận biên soạn tài liệu và phương thức đào tạo nghề theo mô-đun nhằm góp phần triển

khai phương thức đào tạo nghề ngắn hạn theo mô - đun kỹ năng hành nghềvà từng bước xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật đáp ứng nhu cầu học nghề rộng rãi. Phan Văn Kha [34] đã chỉ ra tính tất yếu và lợi ích quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường, các yếu tố ảnh hưởng và một số nguyên tắc trong thiết lập quan hệ đào tạo - sử dụng nhân lực. Ngoài ra, còn có nhiều công trình các nghiên cứu về đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội trong đó có đề cập tới đào tạo gắn với nhu cầu cơ sở SX- KD tạo việc làm và phát triển SX-K D cho người lao động. Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha [19] đã giới thiệu cơ sở lý luận và thực trạng về đào tạo nhân lực đồng thời đề xuất các giải pháp về đào tạo nhân lực hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội. Bành Tiến Long [36] đã nêu lên thực trạng về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để phát triển đào tạo đáp ứng với nhu cầu xã hội trong đó đề xuất các giải pháp như: tăng cường hợp tác giữa nhà các cơ sở GDNN và bên sử dụng lao động; xây dựng các danh mục

nghề và các tiêu chuẩn nghề nghiệp; kiểm tra và đánh giá các năng lực nghề

nghiệp. Một số luận án tiến sỹ liên quan tới đào tạo hướng tới phát triển SX- KD như: “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phan Chính Thức [47], “Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội” của Phan Minh Hiền [25], đã chỉ ra những giải pháp như hoàn thiện chính sách theo hướng đào tạo gắn với việc làm, thay đổi cơ cấu hệ thống, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, đầu

tư CSVC, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở GDNN và cơ sở ̉ dun

g lao đôṇ g,

tăng tính tự chủ của các cơ sở GDNN để đào tạo hướng tới quy luật cung cầu của TTLĐ.


1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn

1.2.2.1.Những nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề

Lý thuyết đồng quản lý (Theory for Training Co-management) của Pomeroy et al 2001đã chỉ ra; Nội dung, cấu trúc quản lý đào tạo nghề dựa vào ý tưởng SX- KD của cộng đồng và hộ gia đình ở nông thôn (các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố của mô hình). Cơ chế vận hành quản lý đào tạo nghề dựa vào ý tưởng SX- KD của cộng đồng và hộ gia đình ở nông thôn (ai và nguồn lực nào tham gia vào vận hành mô hình này). Đồng thời cho rằng; các điều kiện thành công của đồng quản lý trong đào tạo nghề cho LĐNT phụ thuộc vào 3 cấp độ khác nhau; Cấp quản lý, Cấp cộng đồng, Cấp hộ gia đình, cá nhân.Các cấp độ phụ thuộc vào những nhân tố sau: Cấp quản lý cần có những chính sách phù hợp với cộng đồng; cấp cộng đồng địa phương cần có những chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất phát huy được tiềm năng của cộng đồng; Cấp hộ gia đình và cá nhân cần được đào tạo nghề và có được kế hoạch SX- KD sau đào tạo nghề. Công trình“Managing vocational training systems” của Vladimir Gasskov [83] đã hệ thống hóa các phương pháp quản lý, tổ chức hệ thống GDNN công lập và đề xuất khung năng lực quản lý cho các nhà quản trị viên cao cấp nhằm khuyến khích họ tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao nhất. Serge Côté [78] trong công trình nghiên cứu “L’ingénierie de la formation professionnelle et technique” đã giới thiệu chi tiết các hợp phần của công nghệ giáo dục kỹ thuật và GDNN nhằm hỗ trợ hơn 50 quốc gia thành viên của cộng đồng Pháp ngữ (OIF) trong quá trình tổ chức giáo

dục kỹ thuật và GDNN theo tiêu chuẩn năng lưc gồm 4 thành phần: định hướng,

chính sách và cơ cấu đào tạo của chính phủ; quản lý ở cấp trung ương về giáo dục kỹ thuật và GDNN; phát triển các CTĐT; tổ chức thực hiện đào tạo tại cơ sở. Các thành phần này luôn có sự tác động qua lại giữa các thành tố để có thể giúp điều chỉnh hay thay đổi các chính sách và các định hướng của Chính phủ. Trong công trình nghiên cứu “Some generic issues in TVET management” Geogre Predley

[71] đã nêu 9 nhóm vấn đề nổi cộm trong quản lý hệ thống GDNN gồm các nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023