Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lí Công Tác Xhhgd Các Trường Mầm Non Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh


chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho trẻ em. Thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ:

Huy động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú. Quản lí chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại nhà trường.

Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.

Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của CBQL GD, nhà giáo, nhân viên về công tác y tế trường học, kiến thức về dinh dưỡng hợp lí và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm; tăng cường tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lí giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lí đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì.

Đổi mới hoạt động chăm sóc, GD, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN :

Tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ CBQL, GV tổ chức thực hiện Chương trình; đẩy mạnh thực hiện phương châm GD ”chơi mà học, học bằng chơi” cho trẻ mầm non ; tổ chức các hoạt động GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; thực hiện lồng ghép GD dinh dưỡng hợp lí và chế độ vận động nhằm nâng cao chất lượng GD thể chất cho trẻ; hỗ trợ, phối hợp với cha mẹ trẻ chăm sóc GD trẻ có chất lượng; khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có; việc tự làm đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh hình thức, tăng cường sự tham gia của trẻ trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi; đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn CBQL, GV thực hiện có hiệu quả các nội dung trên. Khai thác, sử dụng môi trường và thiết bị dạy học đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Phát triển mạng lưới GDMN hợp lí

Đầu tư; xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp trường lớp, cơ sở vật chất; đầu tư trường mầm non theo hướng chuẩn hóa, xanh, sạch, đẹp, an toàn; ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác để xây dựng đủ phòng học, xóa phòng học tạm phù hợp với thực tế của địa phương.

Làm tốt công tác dự báo quy mô phát triển, quy hoạch đất dành cho GD, đồng thời công khai đất quy hoạch tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường mầm non.

Tham mưu các chính sách địa phương nhằm thu hút nguồn lực xã hội tham gia phát triển GDMN .

Mở rộng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng và trường tiên tiến hiện đại. Quy hoạch các trường có nhiều điểm lẻ, các lớp mầm non không đủ điều kiện dạy và học chất lượng.

Đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức cho cha mẹ trẻ và cộng đồng

Xây dựng nhiều hình thức tiếp cận hiệu quả, có thể sử dụng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp như: tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho phụ huynh, trao đổi tọa đàm, kiểm tra sức khỏe trẻ để tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng góc tuyên truyền các bậc cha mẹ trẻ tại trường mầm non, tổ chức cho cha mẹ trẻ đến thăm trường mẫu giáo kết hợp hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi các tiết dạy tốt để tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ rộng rãi trong nhân dân. Trong đó cần tập trung vào biện pháp đã phát huy hiệu quả tối đa trong thực tiễn đó là: xây dựng mạng lưới các hướng dẫn viên là GV mầm non, cán bộ y tế, cán bộ Hội phụ nữ đến các gia đình có trẻ trong độ tuổi để bồi dưỡng, hướng dẫn phương pháp nuôi dạy con và biện pháp tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn, tài liệu, tờ gấp, báo chí nhằm giúp các bậc cha mẹ trẻ nắm bắt được các nội dung, yêu cầu, chương trình, phương pháp GD tiên tiến, hiện đại. Song để những hoạt động này đi vào nền nếp, thường xuyên và mang tính chủ động, cần tổ chức các lớp tập huấn cho các hướng dẫn viên, có lịch giao ban với các ngành, tiến hành rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết hàng năm và quan điểm tiếp cận


liên ngành luôn được xuyên suốt trong việc phối hợp mở rộng GDMN , thực hiện xã hội hóa GD.

Xây dựng hệ thống trường trọng điểm, trường chuẩn Quốc gia

Trong tình hình thực tế hiện nay, để nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ diện đại trà khi kinh phí đầu tư cho GD còn thấp, đội ngũ GV còn yếu, cơ sở vật chất còn khó khăn thì việc tập trung đầu tư chỉ đạo điểm để nhân ra diện rộng là một phương thức chỉ đạo có hiệu quả. Điều này phù hợp với chủ trương của Bộ GD và Đào tạo, xây dựng hệ thống trường trọng điểm từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với đặc điểm và tình hình của địa phương, làm mô hình mẫu về chất lượng thực hiện chương trình mẫu giáo, kịp thời nhân điểm ra diện rộng góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện ngành học mầm non. Các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia và trọng điểm sẽ đi đầu về giữ vững số lượng, nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ, làm nòng cốt phát triển ngành học. Đó chính là những đơn vị cung ứng dịch vụ tốt nhất phục vụ nhu cầu xã hội. Sự có mặt của các trường đạt chuẩn, trường trọng điểm với các ưu thế của nó làm tăng thêm lòng tin của nhân dân, của các cấp lãnh đạo, là nguồn động viên, niềm tự hào đối với những người làm công tác GDMN. Đến nay, các trường mầm non trọng điểm và đạt chuẩn Quốc gia thực sự là nơi đi đầu thực hiện nội dung và phương pháp GD tiên tiến và đúc kết kinh nghiệm để triển khai cho các trường khác học tập. Đội ngũ GV ở các trường đã phát huy được vai trò dìu dắt chuyên môn đối với các trường mới thành lập. Vì vậy cần phải đầu tư các điều kiện, nâng cao chất lượng GD toàn diện, phát huy được vai trò nòng cốt của các nhà trường mầm non trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của phụ huynh khi sự đầu tư của Nhà nước chỉ có hạn. Thực tế cho thấy, những thành công ở các trường phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ của các cấp quản lí GD, các ban, ngành, xã hội và của phụ huynh, vì thế XHHGD cần được đẩy mạnh hơn nữa trong các trường trọng điểm, trường chuẩn Quốc gia. Muốn thực hiện được yêu cầu này, ngoài sự nhận thức sâu sắc quan điểm “GD là quốc sách hàng đầu” của các cấp lãnh đạo, đoàn thể và chính quyền địa phương qua các cơ chế, chính sách, biện pháp thực hiện cụ thể thì điều đặc biệt quan trọng là người hiệu trưởng nhà trường phải có trình độ, năng động, sáng tạo, nhạy bén và có đội ngũ GV giỏi tay nghề, nhiệt


tình yêu trẻ, chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh và nhân dân.

Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần thực hiện tốt vai trò của mình, đảm bảo chất lượng chăm sóc GD trẻ.

GV cần có sự phối hợp tốt với CMHS và cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ.

Phải có sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ của các cấp quản lí GD, các ban, ngành, xã hội và của phụ huynh.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí công tác XHHGD các trường mầm non huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh‌

Theo những phân tích ở trên, ta thấy mỗi biện pháp đều có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến quản lí công tác XHH GDMN tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp trên nằm trong một chỉnh thể có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau và có tính thống nhất, đồng bộ. Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và cộng đồng về công tác XHH GDMN là tiền đề cơ sở, là điều kiện để có thể thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Khi nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động sự tham gia của gia đình, nhà trường và cộng đồng vào công tác XHH GDMN từ đó chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng GD trẻ được nâng lên, là tiền đề quan trọng để nhà trường mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng, chính vì thế biện pháp xây dựng trường mầm non thành đơn vị cung ứng dịch vụ chăm sóc GDMN chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn GD có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp nâng cao nhận thức của cộng động về GDMN. Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ, đội ngũ cán bộ, quản lí, GV là nhân tố then chốt, đóng vai trò quyết định. Vì vậy biện pháp nâng cao năng lực quản lí, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GDMN chi phối toàn bộ các biện pháp khác. Các biện pháp này đều tập trung để giải quyết tốt các nhiệm vụ mà xã hội đã đặt ra cho GDMN. Bản chất của XHHGD chính là sự huy


động được toàn xã hội tham gia vào GD và để GD phục vụ cho xã hội, thực hiện phương châm: GD cho mọi người và mọi người làm GD. Không có sự tham gia của các lực lượng xã hội thì không còn là XHHGD. Nhưng nếu sự tham gia này không có tổ chức, quản lí của Nhà nước, không có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí còn mất đi sự ổn định, cân bằng trong quản lí GD. Khi thực hiện các biện pháp cũng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng thời điểm mà vận dụng cho hiệu quả, bên cạnh đó sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cũng tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ, tính chất của hoạt động và sự tự nguyện, tự giác theo cơ chế phù hợp, có thể là sự tham gia, có thể là sự cộng tác và cũng có thể là sự hợp tác.

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp‌

3.4.1. Mục đích

Hệ thống các biện pháp nêu trên là kết quả của quá trình nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí công tác XHH GDMN tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính khách quan khi xây dựng các biện pháp, tôi đã trưng cầu ý kiến lãnh đạo chính quyền địa phương, CBQL GDMN để họ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đề xuất có cấp thiết không?

Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi trong quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh không?

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Khảo nghiệm bằng bảng hỏi: bảng hỏi gồm 4 biện pháp đề xuất; trong mỗi bảng có các tiêu chí nhằm thực hiện biện pháp. Bảng hỏi đề nghị khách thể khảo nghiệm đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi.

Khách thể khảo nghiệm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, thị trấn: 14 người.

CBQL GDMN : 28 người. Tổng cộng 42 người.


Thang đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất: sử dụng thang điểm 4, mỗi biện pháp được đánh giá theo 4 mức.

Bảng 3.1. Các mức độ đánh giá đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Mức điểm

Mức độ

ĐTB

Tính cần thiết

Tính khả thi

4

Tốt

>3.25

Rất cần thiết

Rất khả thi

3

Khá

2.50

->3.25

Cần thiết

Khả thi

2

Trung bình

1.75

->2.50

Ít cần thiết

Ít khả thi

1

Yếu

<1.75

Không cần thiết

Không khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 18


KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHƯƠNG 3

TB: Trung bình; ĐCL: ĐLC; TH: Thứ hạng

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN

Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN

TT

Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH


1

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vai trò của GDMN và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính

sách xã hội hóa GD


2.71


0.636


3


2.76


0.576


1

2

Tham mưu tổ chức các lớp tập

huấn, các Hội nghị quán triệt

2.74

0.767

2

2.57

0.630

4

3

Tham mưu tổ chức hội thảo, tọa

đàm tư vấn

2.76

0.617

1

2.67

0.570

3

4

Xây dựng các góc tuyên truyền ở

2.64

0.656

4

2.74

0.544

2


TT

Nội dung

Tính cần thiết

Tính khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH


trường, lớp MN và ở cộng đồng

dân cư







5

Phối hợp tuyên truyền qua các

phương tiện thông tin đại chúng

2.60

0.734

5

2.74

0.627

2

Trung bình chung

2.69

2.70

Đánh giá chung

Cần thiết

Khả thi

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's

Alpha)

0.909

0.771

Tương quan Pearson

0.761**

Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN được khảo sát qua 5 nội dung (bảng 3.2).

Qua khảo sát, nội dung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vai trò của GDMN và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách XHHGD được đánh giá là cần thiết khả thi. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.71 điểm (xếp thứ 2), tính khả thi đạt 2.76 điểm (xếp thứ 1). Việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vai trò của GDMN và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách XHH GDMN giúp cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GDMN từ đó thu hút được sự tham gia của cộng đồng như là chủ thể tích cực, chủ động và có trách nhiệm thì sẽ đảm bảo tính hiệu quả và thành công của công tác XHH GDMN. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là hoạt động cần thiết và có ít ý kiến đánh giá hoạt động này ít hoặc không cần thiết. Có nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN, vì thế tính khả thi của nội dung này được đánh giá cao.

Nội dung tham mưu tổ chức các lớp tập huấn, các Hội nghị quán triệt cũng được đánh giá cao. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.74 điểm (xếp thứ 2) tương ứng mức đánh giá cần thiết, tính khả thi đạt 2.57 điểm (xếp thứ 4) tương ứng mức đánh giá khả thi.


Nội dung tham mưu tổ chức hội thảo, tọa đàm tư vấn cũng được đánh giá cao. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.76 điểm (xếp thứ 1) tương ứng mức đánh giá cần thiết, tính khả thi đạt 2.67 điểm (xếp thứ 3) tương ứng mức đánh giá khả thi.

Nội dung xây dựng các góc tuyên truyền ở trường, lớp MN và ở cộng đồng dân cư cũng được đánh giá tương đối cao. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.64 điểm (xếp thứ 4) tương ứng mức đánh giá cần thiết, tính khả thi đạt 2.74 điểm (xếp thứ 2) tương ứng mức đánh giá khả thi.

Nội dung phối hợp tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng được đánh giá tương đối cao. Tính cần thiết của nội dung này đạt 2.60 điểm (xếp thứ 5) tương ứng mức đánh giá cần thiết, tính khả thi đạt 2.74 điểm (xếp thứ 2) tương ứng mức đánh giá khả thi.

Như vậy không có sự chênh lệch đáng kể trong điểm đánh giá về tính khả thi và tính cần thiết của nội dung này. Rõ ràng, để nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN một cách hiệu quả thì cần đa dạng hóa nhiều hình thức để phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện thực tế của từng nhà trường, địa phương.

ĐTB chung tính cần thiết là 2.69 điểm, tương ứng với đánh giá cần thiết. Tính khả thi đạt trung bình 2.70 điểm tương ứng mức đánh giá khả thi. Nhìn chung, tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN được đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy cần chú ý đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN ; phổ biến cho gia đình, nhà trường và xã hội hiểu biết về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN .

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.909 0.771 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 3.2 ở mức khá cao. Mức độ này cho phép tin tưởng vào kết quả của khảo sát. Hệ số tương quan Pearson 0.761** chỉ ra rằng có mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi với mức liên hệ có độ tin cậy cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023