Với Cấp Ủy Đảng, Chính Quyền Thành Phố, Huyện, Xã, Thị Trấn



1. Kết luận‌

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Do vậy, phát triển GDMN , tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Để phát triển GDMN thì công tác XHHGD đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

XHH GDMN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển GDMN như:

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong công tác GDMN.

- Thu hút sự quan tâm đầu tư tài lực, vật lực của cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình chăm sóc GD trẻ mầm non.

- Phát huy vai trò của chủ hiệu trưởng trong công tác quản lí GDMN và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội.

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất chuẩn bị tốt vào lớp 1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

XHH GDMN là việc huy động nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ (dưới 6 tuổi) và đưa mục tiêu GDMN vào đời sống cộng đồng để trẻ trong lứa tuổi này được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Quản lí công tác XHH GDMN là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, Chính quyền, ngành GD trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về XHH GDMN

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 20

. Để thực hiện quản lí công tác XHH GDMN phải thực hiện tốt sáu nguyên tắc và bốn nội dung cơ bản đã nêu trong chương 1 của luận văn.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: công tác XHH GDMN đã được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện ổn định và phát triển vững chắc. XHH GDMN đã được thể hiện trong nhận thức, phương thức và hiệu quả hoạt


động. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế, nhất là ở một số lĩnh vực: nhận thức và cơ chế quản lí phối hợp thực hiện XHH GDMN .

Để tiếp tục nâng cao chất lượng GDMN theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành GD - ĐTthì phải thực hiện tốt công tác quản lí XHH GDMN . Đề tài đã đề xuất bốn biện pháp cơ bản, đó là:

Một là, Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác XHH GDMN .

Hai là, Tích cực huy động sự tham gia của gia đình, nhà trường và cộng đồng vào công tác XHH GDMN .

Ba là, Nâng cao năng lực quản lí, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GDMN .

Bốn là, Xây dựng trường mầm non thành đơn vị cung ứng dịch vụ chăm sóc GDMN chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn GD.

Thực hiện có kết quả các biện pháp này vừa góp phần giải quyết những đòi hỏi trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở pháp lí cho các bước tiếp theo của GDMN huyện Nhà Bè trong giai đoạn mới.

2. Khuyến nghị

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lí đã đề xuất, tôi xin có những khuyến nghị sau đây:

2.1. Với cấp ủy Đảng, Chính quyền thành phố, huyện, xã, thị trấn

Đẩy mạnh vai trò lãnh đạo, quản lí trực tiếp của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân ở địa phương, để huy động đồng bộ các nguồn lực cho GDMN. Từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn chỉnh các văn bản quy định, vận dụng sáng tạo để thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHH GDMN.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cần chủ động xây dựng đề án, kế hoạch phát triển GD nói chung và GDMN nói riêng để tạo những bước đột phá trong việc thực hiện và quản lí công tác XHH GDMN. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án quy hoạch phát triển GDMN huyện Nhà Bè đến năm 2025; đề


án quy hoạch XHHGD đến năm 2025 của huyện và một số đề án khác có liên quan đến GDMN .

2.2. Với Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè

Chỉ đạo các trường Mầm non tiếp tục phát huy vai trò trong công tác XHH GDMN . Hướng dẫn các trường xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Định hướng xây dựng các trường Mầm non ngoài CL đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ. Thực hiện đa dạng hoá loại hình trường lớp trên cơ sở phát huy các nguồn lực xã hội để thúc đẩy tiến trình XHH.

Chủ động chuẩn bị nhân sự, tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch, lộ trình đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ GV Mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu tại địa phương.

2.3. Với Hiệu trưởng các trường Mầm non CL

Hiệu trưởng phải luôn thể hiện vai trò chủ đạo của ngành GD trong công tác XHH GDMN ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức xã hội; xác định mối quan hệ và vị trí của mỗi lực lượng trong tập hợp các lực lượng xã hội để từ đó chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện XHHGD một cách hiệu quả. Cơ chế này gắn bó với nhau chặt chẽ song phải theo nguyên tắc dân chủ, đồng thuận.

2.4. Với giáo viên, nhân viên, các đoàn thể trong nhà trường

Tuyên truyền nâng cao nhận thức thức của CMHS và cộng đồng xã hội để họ nhìn nhận sự tham gia của họ khi tham gia các hoạt động của nhà trường.

Vận động tuyên truyền nhân dân phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện tốt công tác XHHGD.

Tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.5. Với cộng đồng xã hội

Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GDMN trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, hiểu rõ bản chất XHH GDMN ; thấy vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình để tham gia công tác GD theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép.


Các bậc cha mẹ xây dựng môi trường sống trong gia đình lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với nhà trường chăm lo GD con em mình; không khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường và xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm của gia đình với con em mình trong lĩnh vực GD như điều lệ trường Mầm non và luật GD đã đề ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ GD và Đào tạo. (2014). Quy chế Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bộ GD và Đào tạo. (2017). Chương trình GDMN. Hà Nội: Nxb GD Việt Nam.

Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. (2011). Quản lí GD. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chính phủ. (1997). Nghị quyết số 90/NQ – CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa GD, y tế, văn hóa. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Chính phủ. (2010). Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg ngày 09-02-2010 Phê duyệt đề án phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.

Chính phủ. (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển GD 2011-2020.

Chính phủ. (2014). Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Chính phủ. (2018). Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 Phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025.

Chính phủ. (2018). Quyết định số1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025.

Chính phủ. (2019). Nghị quyết Số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GD – ĐT giai đoạn 2019 – 2025. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng bộ huyện Nhà Bè. (2010). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X giai đoạn 2010 – 2015.

Đảng bộ huyện Nhà Bè. (2015). Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI giai đoạn 2010 – 2015.


Đảng Cộng sản Việt Nam. (1991). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1993). Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1996). Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2001). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX.

Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2006). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2006). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết số 29–NQ/TWvề đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐTđáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hồ Chí Minh. (2012). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hồ Chí Minh. (2012). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hồ Thiệu Hùng. (2009). XHHGD - Thuật ngữ “cũ” mà vẫn mới. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp.


Lê Thanh Hùng. (2013). Thực trạng Quản lí công tác XHHGD ở các trường Trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ GD học. Chuyên ngành Quản lí GD. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Ngọc Hiền. (2016). Thực trạng Quản lí công tác XHH GDMN tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Khoa học GD. Chuyên ngành Quản lí Giáo dục. Trường Đại học Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Bá Sơn. (2000). Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuấn. (1984). Một số vấn đề lí luận quản lí GD. Hà Nội: Trường CBQL Giáo dục.

Nguyễn Minh Phương. (2012). Đẩy mạnh xã hội hóa GD, y tế ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

Nguyễn Thị Bích Hạnh. (2006). Biện pháp quản lí công tác XHH GDMN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Khoa học. Chuyên ngành Quản lí GD. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Nguyễn Tiến Đạt. (2006). Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD - ĐTtrên thế giới tập 1. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Tiến Đạt. (2006). Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD - ĐTtrên thế giới tập 2. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Võ Văn Tảo, Bùi Hiền. (2001). Từ điển GD học. Hà Nội: Nxb Từ Điển Bách Khoa.

Nguyễn Võ Kỳ Anh. (2014). XHH GDMN góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước. Viện Nghiên cứu GD phát triển tiềm năng con người (IPD), Trung tâm GD môi trường và sức khỏe cộng đồng (CECHC).

Phạm Minh Hạc. (1997). Xã hội hóa công tác GD. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Phạm Viết Vượng. (2003). Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí ngành GD và Đào tạo. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè. (2019). Báo cáo thống kê năm học 2018 – 2019.


Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè. (2019). Báo cáo tổng kết nhiệm vụ chuyên môn năm học 2018 – 2019.

Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè. (2019). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, triển khai phương hướng năm học 2019 – 2020.

Quốc hội. (2005). Luật GD, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD (2009),(2014). Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Trần Khánh Đức. (2011). Giáo trình sự phát triển các quan điểm GD. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Kiểm. (1997). Giáo trình “Quản lí GD và trường học” (Giáo trình dùng cho học viên cao học GD học). Hà Nội: Viện Khoa học Giáo dục.

Trần Quốc Toản, Đặng Ứng Vận, Đặng Bá Lâm, Trần Thị Bích Liễu. (2012). Phát triển GD trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua. (2017). GD học đại cương. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm khoa học tổ chức, quản lí. (1999). Một số vấn đề lí luận và tực tiễn. Hà Nội: Nxb Thống kê.

UNESCO. (2011). Báo cáo giám sát toàn cầu về GD cho mọi người. Hà Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật.

Viện khoa học GD. (1999). Xã hội hóa công tác GD, nhận thức và hành động. Hà Nội: Viện khoa học GD xuất bản.

Võ Tấn Quang, Trần Kiểm, Nguyễn Thanh Bình, Lê Đức Phúc, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Văn Đản, Đào Huy Ngận. (2001). Xã hội hóa GD. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí