Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lí Công Tác Xhhgd Tại Các Trường Mầm Non Cl Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh


2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1. Mặt mạnh và nguyên nhân‌

XHHGD đã giúp mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GDMN trong toàn bộ hệ thống GD quốc dân. Nhờ XHHGD mà GDMN đã khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp GD của địa phương; làm cho xã hội hiểu rõ thực trạng GDMN ở địa phương, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, xây dựng được cơ chế liên kết, cộng đồng trách nhiệm, xóa bỏ tính khép kín đơn độc của nhà trường mầm non, tạo môi trường GD thuận lợi gia đình – nhà trường – xã hội.

Phát triển sự nghiệp GD nói chung và GDMN nói riêng đã được coi là trọng tâm của cấp ủy Đảng, được xác định là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền. Do đó, GDMN đã được đầu tư ngày càng thỏa đáng hơn, cân đối hơn so với các bậc học khác. Kế hoạch phát triển GDMN đã được đưa thành một trong những nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho GDMN không ngừng được tăng lên và luôn ổn định. Đồng thời thành phố, quận, huyện đã có thêm nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích GV giỏi, cô nuôi giỏi, tạo cơ chế thuận lợi để xây dựng trường, lớp khang trang, có chế độ chính sách hỗ trợ lương cho GV nông thôn, cấp đất, cho vay vốn để phát triển trường, lớp mầm non.

Các trường mầm non cũng tích cực tham mưu, vận động với Ban đại diện CMHS, Ban ngành đoàn thể tại địa phương, và các mạnh thường quân…làm tốt công tác XHHGD GD; tích cực tham gia phong trào xây dựng trường học thân thiện, nhằm cải tạo môi trường sư phạm ngày càng tốt hơn. Phát huy nội lực trong các tầng lớp nhân dân, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non, tạo cơ hội để nhiều trẻ em mầm non, nhất là trẻ em con những người lao động nghèo, trẻ khuyết tật có cơ hội được hưởng thụ ngày càng nhiều những thành quả do XHH đem lại.


2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân‌

Từ thực tiễn quản lí công tác XHH GDMN của huyện trong nhiều năm qua và thực trạng khảo sát cho thấy công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh hạn chế ở các nội dung:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Về nhận thức: còn khá nhiều các nhà quản lí GD và bộ phận lớn trong nhân dân còn nhìn nhận công tác XHHGD chỉ đơn thuần là vận động, đóng góp tiền, của từ nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, kinh tế - xã hội để xây dựng trường, mua sắm trang thiết bị và nâng cao cơ sở vật chất cho trường học cũng như còn chưa nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế và xã hội trong việc tham gia vào các hoạt động của GD. Ngoài ra, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác phối hợp giữa “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” để huy động toàn xã hội tham gia vào quá trình GD.

Chưa đồng đều ở các cấp chỉ đạo; nếu người lãnh đạo xuất thân từ ngành GD thì có nhận thức về GD và công tác XHHGD tốt hơn. Có một thực tế là do cán bộ chủ chốt cấp xã làm việc theo chế độ nhiệm kì, chế độ bầu cử; chưa kể đến việc thường xuyên luân chuyển, thay đổi vị trí, địa phương công tác cho nên công tác quản lí GD không được liên tục đã hạn chế rất lớn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động GD tại địa phương.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 15

Về cơ chế: Do phân cấp quản lí bậc học mầm non, nơi nào địa phương có nguồn thu ngân sách dồi dào, kinh tế và trình độ dân trí cao thì nơi đó có nguồn XHH đầu tư cho phát triển GDMN tốt hơn và ngược lại. Một số trường trong huyện chưa xây dựng được phong trào quần chúng tham gia vào công tác XHH GDMN , hoặc có xây dựng được phong trào nhưng còn hình thức. Bên cạnh đó, tồn tại thực trạng: nhà trường tự tìm nguồn XHH. Những đồng chí lãnh đạo năng động đã tự tìm nguồn lực đầu tư thông qua chương trình quốc gia, từ ủng hộ của các Hội đồng hương,..Việc hiểu và vận dụng các văn bản chỉ đạo XHHGD ở mỗi nhà trường cũng không thống nhất. Có nhiều nhà trường, lãnh đạo không chủ động đề xuất những đầu tư cho GDMN phát triển do sợ trách nhiệm.

Về quản lí: Do hạn chế về năng lực dự báo hoặc xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, thiết thực; Một số CBQL chưa thật sự coi trọng công tác XHHGD GD nên việc


việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện còn đơn điệu, hình thức, không thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Mặt khác, nhiều trường chưa xây dựng kế hoạch độc lập về công tác XHH GDMN , chủ yếu lồng ghép với kế hoạch chung của nhà trường. Các biện pháp quản lí công tác XHH GDMN chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, kết quả thực hiện còn hạn chế.

Về công tác phối hợp: Sự phối hợp giữa các lực lượng chưa được thể hiện rõ, chưa tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nâng cao công tác XHH GDMN tại địa phương.


Tiểu kết chương 2

Nội dung Chương 2 chủ yếu tác giả phân tích thực trạng nhận thức về công tác xã hội hoá GDMN của lãnh đạo địa phương, CBQL GD, GV, CMHS các trường mầm non huyện nhà Bè, thực trạng công tác xã hội hoá GDMN tại huyện nhà Bè, thực trạng quản lí công tác xã hội hoá GDMN tại huyện nhà Bè qua việc khảo sát và phỏng vấn LĐĐP, CBQL, GV, CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả nhận thấy việc quản lí công tác xã hội hoá GD tại các trường mầm non CL tại huyện nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần có biện pháp cải tiến, khắc phục để công tác quản lí đạt hiệu quả cao hơn.

Còn khá nhiều các nhà quản lí GD và bộ phận lớn trong nhân dân còn nhìn nhận chưa đúng về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN cũng như trong quản lí công tác XHH GDMN còn nhiều khó khăn trong việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới các trường cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng quản lí công tác XHH GDMN . Đó là nội dung sẽ được tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC XHHGD TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CL

HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

Việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm rất cần thiết và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lí để nâng cao chất lượng công tác XHH GDMN , trên cơ sở tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qui định của ngành và định hướng phát triển của địa phương.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo đạt được mục tiêu đổi mới GD và quản lí GD, Chương trình hành động của ngành GD, thực hiện Chiến lược phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lí để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lí công tác XHH GDMN là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lí phù hợp. Các biện pháp quản lí phải dựa trên tình hình thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong hoàn cảnh hiện tại; phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; nhất là phải dựa vào các điều kiện hiện có của nhà trường.

3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết phải làm thay đổi về nhận thức, tư duy của cán bộ lãnh đạo địa phương, CBQL GD, GV mầm non và CMHS theo tinh thần đổi mới; sau đó là nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các biện pháp vận dụng theo xu hướng đổi mới trong bối cảnh khoa học, kĩ


thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập. Mỗi biện pháp đề xuất đều có các phần: mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện

3.1.4. Bảo đảm tính khả thi

Tính khả thi của biện pháp thể hiện qua các nguồn lực, yếu tố, điều kiện triển khai thực hiện biện pháp. Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng địa phương và của từng trường. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí các hoạt động tham gia XHHGD ở các trường mầm non CL một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí và có các bước tiến hành cụ thể, chính xác và thích hợp.

3.2. Các biện pháp quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh‌

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho gia đình, nhà trường và cộng đồng về công tác XHH GDMN‌

Mục đích của biện pháp

Nhằm làm chuyển biến thực sự nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GDMN trong sự nghiệp phát triển GD & ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mọi cấp, mọi ngành, đến từng địa phương, các cơ sở GDMN , đến từng gia đình và các tầng lớp nhân dân giúp định hướng đúng đắn, sẵn sàng hành động, xác định rõ trách nhiệm, tham gia một cách tự giác vào việc xây dựng, phát triển GDMN trong từng địa bàn, phạm vi của mình. Nếu thu hút được sự tham gia của cộng đồng như là chủ thể tích cực, chủ động và có trách nhiệm thì sẽ đảm bảo tính hiệu quả và thành công của công tác XHH GDMN.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phải bao trùm toàn xã hội nhưng tập trung nhất là các nhóm đối tượng sau:

Đối với CBQL, GV trường mầm non

Đây là lực lượng chủ chốt trong công tác XHH GDMN .


Tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong CBQL, GV nhà trường về mục đích, ý nghĩa, vai trò, bản chất của XHHGD và trách nhiệm của họ trong công tác này. Từ đó tạo ra sự thống nhất và đồng thuận cao trong đội ngũ này về chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước.

Trong bất cứ hoạt động nào, khi mọi người hiểu được nội dung, mục đích, ý nghĩa công việc mình làm thì sẽ làm nhiệt tình, trách nhiệm và có hiệu quả.

Mỗi cán bộ, GV phải luôn xác định nhiệm vụ chiến lược của mình là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhận thức sâu sắc thì mới nêu gương, tuyên truyền, vận động tốt đến đối tượng trực tiếp của mình.

Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương là đối tượng quan trọng cần làm chuyển biến nhận thức, hành động trong công tác xã hội hóa GD. Xác định trách nhiệm của họ trong việc tạo cơ chế, chính sách, chỉ đạo nhà trường, các lực lượng xã hội thực hiện xã hội hóa GD.

Các cấp uỷ Đảng và chính quyền có đủ tư cách, quyền lực để liên kết các ban ngành, đoàn thể hợp tác với nhau làm GD. Nhận thức về XHHGD là nhận thức về vai trò nhân tố con người, vai trò quốc sách hàng đầu của GD, đảm bảo cho GD phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Đối với các tổ chức xã hội và tầng lớp nhân nhân

Tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau, làm cho họ hiểu rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa GD, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Đối với các ban ngành, đoàn thể cần trang bị nhận thức ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng của cấp đó để có hoạch định chương trình, kế hoạch phối hợp cụ thể với ngành GD địa phương. Họ cần được tuyên truyền về tầm quan trọng và vai trò của XHH GDMN để từ đó phối kết hợp với ngành GD, với địa phương chăm lo cho GDMN .

Riêng đối với nhân dân cần phải tuyên truyền, vận động, làm rõ:

XHH GDMN không phải chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, ngành GD mà là


sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Vai trò của người dân trong công tác này rất to lớn, không có sự tích cực ủng hộ, tham gia của người dân thì GD không thể đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Người dân cần được tuyên truyền để thay đổi quan niệm chưa đúng về xã hội hóa GD. Ngoài ra, nhân dân cũng cần được tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa GD, XHHGD là cách làm GD không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời đại mà còn phù hợp với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho xã hội hóa GD.

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi vai trò của GD và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách xã hội hóa GD.

Tuyên truyền ý nghĩa của XHHGD với cách hiểu đúng đắn, toàn diện. Loại bỏ tư tưởng, cách nhìn thiển cận về XHHGD theo khía cạnh đóng góp tiền của cho GD, nhằm xây dựng ba môi trường thuận lợi cho GD (môi trường sư phạm, môi trường gia đình, môi trường xã hội).

Các nội dung tuyên truyền tập trung vào công tác phát triển GDMN theo tinh thần của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Nghị quyết số 04- NQ/HNTW (khóa VII) ngày 14-01-1993, Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII tháng 12/1996, Nghị quyết Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nghị quyết Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Luật GD Năm 2005 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2009, 2014), Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg ngày 09-02-2010, Quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD và Đào tạo.

Có thể nói rằng Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác XHH GDMN và đây chính là nền tảng, là cơ sở pháp lí vững chắc trong việc thực hiện công tác XHH GDMN của nước ta bao gồm: Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí