Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:


Xu hướng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.

Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới ….Trong đó phải kể đến Nhật Bản, một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước thuộc Nhóm bẩy quốc gia phát triển trên thế giới (G7) đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011).


Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản-ASEAN (AJCEP), VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên trở thành bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2011 đã đạt 21,181 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 10,78 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,40 tỷ USD, trở lại xuất siêu sau 2 năm liên tiếp nhập siêu trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Trong Tuyên bố chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.


Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 2

Kim ngạch thương mại hai chiều trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 22,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,9 tỷ USD (tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2011), nhập khẩu đạt 10,6 tỷ USD (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2011).


Nhật Bản cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Hai bên đã hoàn thành Giai đoạn IV Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam và thỏa thuận khởi động Giai đoạn V Sáng kiến chung trong năm 2013.


Tính đến ngày 20/11/2012, Nhật Bản có 1.800 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số đầu tư đăng ký 29 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng trong năm 2012 (tính đến 15/12/2012), Nhật Bản đăng ký mới 270 dự án và tăng vốn cho 108 dự án, dẫn đầu với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,14 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm.


Ngoài ra, Nhật Bản là nước tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến năm 2011, Nhật Bản đã cam kết gần 20 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trước tiên, nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam tập trung vào mục tiêu giúp Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2020. Việt Nam đã xác định 3 lĩnh vực trọng tâm để đạt mục tiêu gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý, tái cơ cấu các công ty nhà nước. Nhật Bản đã xác định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cả 3 lĩnh vực này.


Ngoài 3 lĩnh vực trên, ODA của Nhật Bản còn dành hỗ trợ những khó khăn của Việt Nam trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, chịu nhiều bão, lũ...) Nhật Bản còn hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, những công trình xã hội... tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của Việt Nam.


Tuy nhiên, nếu xét theo mong muốn của Việt Nam và tiềm năng thế mạnh của ha bên thì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng, chưa tận dụng hết hiệu quả mà dòng vốn này mang lại. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành công nghiệp hỗ trợ của VN còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các


dự án FDI Nhật Bản đặc biệt là các dự án lớn trong các lĩnh vự sản xuất ô tô, xe máy, điện tử… Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng chưa đáp ứng được nhu cầu để thu hút, phát huy hết hiệu quả của các dự án đầu tư của Nhật Bản. Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản?‌

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2013)” là nội dung nghiên cứu chính của luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu :


Tính đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản như là :

- Đề tài : “Quan hệ thương mại Việt – Nhật từ năm 1986 đến 2001” của Bùi Quang Sắc , A1- CN9 – Đại học ngoại thương .

- Đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” của Phạm Quang Ninh – K45 Kinh tế Đối Ngoại , Đại học quốc gia Hà Nội

- Đề tài:” Quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản, thực trạng và giải pháp"”của Nhóm 10, Thương mại quốc Tế N02, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

- Tác giả Ngô Xuân Bình- Hồ Việt Hạnh, Chương 2, Mục 2.4 “ Quan hệ kinh tế Nhật – Việt năm 2001 “ trong cuốn sách “Nhật Bản năm đầu thế kỉ XXI”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội , 2002

Những đề tài trên đã phân tích được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản và đề ra được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh


quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, những đề tài trên chỉ chú trọng vào việc phân tích tình hình thương mại chung của Việt Nam và Nhật Bản mà không đi sâu phân tích vào lĩnh vực thương mại hàng hoá vốn là lĩnh vực quan trọng nhất thúc đẩy sự giao thương giữa 2 quốc gia đồng thời chưa cập nhật được tình hình giao thương hàng hoá giữa 2 quốc gia những năm gần đây trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.‌

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu


Quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam – Nhật Bản thời kì 1990 -2013.


- Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Đề tài đi sâu phân tích quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam – Nhật Bản đứng từ góc độ Việt Nam.

- Về thời gian: Giai đoạn 1990- 2013.


Thời kì 1990 – 2013 là giai đoạn mà Nhật Bản vượt lên trở thành bạn hàng và thị trường lớn nhất của Việt Nam đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 3 Việt Nam sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

4. Mục đích nghiên cứu


- Phân tích thực trạng thương mại và tình hình thông thương xuất nhập khẩu của 2 nước trong thời gian từ 1990- 2013.

- Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu của 2 nước.


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của xuất nhập khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hàng xuất nhập khẩu Việt Nam sang Nhật và ngược lại.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nhật.


5. Phương pháp nghiên cứu‌‌‌


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp từ các cơ sở lý luận và thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí, internet… Các phương pháp này giúp thu thập số liệu và thông tin đồng thời phân tích so sánh các số liệu thu thập được và tổng hợp dữ liệu giúp luận văn hoàn chỉnh.

6. Những đóng góp mới của luận văn


Tính đến nay tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Các tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, kết hợp với thực tiễn công việc, tác giả của luận văn cũng xin tiếp tục nghiên cứu,tập hợp và hệ thống hoá các lý thuyết về thương mại quốc tế nhằm làm rò hơn những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới

7. Bố cục của luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1990 đến 2013 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN


1.1. Cơ sở lý luận về thương mại song phương.


1.1.1 Khái niệm về thương mại


1.1.1.1. Thương mại


Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó (Theo định nghĩa Wikipedia Tiếng Việt)

Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật( Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 1/7/2013)

1.1.1.2.Thương mại song phương


Thương mại giữa hai chủ thể luật quốc tế được gọi là thương mại song phương, còn nếu có nhiều chủ thể luật quốc tế tham gia thì được gọi là thương mại đa phương.


Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá


nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người (xem thêm Con đường Tơ lụa và Con đường Hổ phách), tầm quan

trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".


Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.


1.1.1.3. Các lý thuyết về thương mại quốc tế


- Chủ nghĩa trọng thương


Các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thương đã coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của

của cải. Theo họ, một quốc gia giàu là phải có nhiều tiền, mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng của cải của một nước chỉ có thể tăng

lên nhờ phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, tức là phát triển buôn bán với nước ngoài.


- Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối


Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối do Adam Smith phát hiện: “Mỗi quốc gia chỉ nên sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”. Theo đó, quốc gia nào có đất đai phì nhiêu thì nên tập trung sản xuất trong ngành trồng

trọt, nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tại các nước khác. Mỗi nước nên sản xuất chuyên môn hóa, dựa vào lợi thế tuyệt đối sẵn có của quốc gia thì sẽ có lợi nhất.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí