Những Thành Tựu Chủ Yếu Của Việt Nam Trong Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản


Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.‌‌

Tóm lại, qua những điều đã được trình bày trong chương này, chúng ta có thể khẳng định rằng sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hoàn toàn phù hợp với lý luận về thương mại quốc tế, có tiềm năng to lớn để phát triển trên cơ sở tận dụng những lợi thế (cả tuyệt đối lẫn tương đối) về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi bối cảnh quốc tế mới cũng như những chủ trương chính sách của mỗi quốc gia. Vậy thì thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Vấn đề này sẽ được đề cập đến trong chương 2.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2013

2.1. Những thành tựu chủ yếu của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

2.1.1. Quy mô của thương mại hai chiều


Nhật Bản là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất và là một trong ba đối tác thương mại song phương quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đạt 25 tỷ USD

trong năm 2012. Dự kiến trong năm 2013 sẽ đạt 29 tỷ USD.


Nếu tính từ năm 1990, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 509,3 triệu USD, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam thì năm 1997 đã tăng lên 3.184,7 triệu USD, chiếm hơn 15% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Giá trị kim ngạch thương mại tăng dần qua từng năm và tăng gấp hơn 6 lần trong vòng 8 năm. Năm 1990 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản tăng 38,9% so với năm 1989. Năm 1991, tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất, đạt 72,2%, do tác động tích cực từ những bước chuyển biến trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 1992 – 1995, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật tăng với tốc độ từ 20 – 30%.

Khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998 khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ, GDP ước tính chỉ tăng 1,1%. Đồng yên tiếp tục yếu đi so với USD. Đầu quí II năm 1997 tỉ giá hối đoái là 114Y/USD đến đầu tháng 12/1997 là 128,68Y và đến 16/6/1998 đã là 146,20Y. Điều này tác động xấu đến nhập khẩu, gây thiệt hại cho Nhật Bản - một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Mức thu nhập và cầu hàng hoá trong nước của người dân Nhật bị ảnh


hưởng. Vì vậy, quan hệ thương mại Việt – Nhật cũng bị ảnh hưởng chung. Trong khi đồng tiền của các nước khác giảm giá thì tiền Việt Nam đồng bị nâng giá, tăng khoảng 32,3% so với baht, 20,1% so với ringgít… hồi tháng 10/1997. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại Nhật so với các nước khác trong khu vực bị suy giảm, bởi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tương tự như hàng xuất khẩu của các nước khác trong khu vực sang thị trường Nhật. Mặc dù đồng yên Nhật mất giá so với USD nhưng đồng tiền của các nước trong khu vực còn mất giá với tốc độ nhanh hơn nên so với đồng tiền các nước trong khu vực, đồng yên vẫn lên giá. Điều này làm giảm sức cạnh tranh hàng hoá của Nhật trên thị trường các nước này, cũng như tại Việt Nam. Các hàng hoá cùng loại hoặc hàng hoá thay thế từ các nước Đông Nam Á hoặc Hàn Quốc rẻ hơn đã cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.

Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản


(Đơn vị: triệu USD)



Năm

Kim ngạch XK

Kim ngạch NK

Tổng kim ngạch XNK

Việt– Nhật

Tăng trưởng so với năm trước (%)

Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam

KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Việt Nam (%)

1989

261,0

105,6

366,6




1990

340,3

169,0

509,3

38,9

5.156,4

9,88

1991

719,3

157,7

877

72,2

4.425,2

19,82

1992

833,9

239,4

1.073,3

22,4

5.121,5

20,96

1993

936,9

452,3

1.389,2

29,4

6.909,1

20,11

1994

1.179,3

585,7

1.765

27,0

9.880,1

17,86

1995

1.461,0

915,7

2.376,7

34,7

13.604,3

17,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.



1996

1.546,4

1.260,3

2.806,7

18,1

18.399,4

15,25

1997

1.675,4

1.509,3

3.184,7

13,5

20.777,3

15,33

1998

1.514,5

1.481,7

2.996,2

-5,9

20.859,9

14,36

1999

1.786,2

1.618,3

3.404,5

13,6

23.283,5

14,62

2000

2.575,2

2.300,9

4.876,1

43,2

30.119,2

16,19

2001

2.509,8

2.183,1

4.692,9

-3,76

31247,1

15,02

2002

2.437,0

2.504,7

4.941,7

5,3

36.451,7

13,56

2003

2.908,6

2.982,1

5.890,7

19,2

45.405,1

12,97

2004

3.542,1

3.552,6

7.094,7

20,4

58.453,8

12,14

2005

4.340,3

4.074,1

8.414,4

18,6

69.208,2

12,16

2006

5.232,1

4.701,0

9.933,1

18,0

84.717,3

11,72

2007

6.069,8

6.177,7

12.247,5

23,3

111.243,6

11,0

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 – 68 và bổ sung số liệu của Tổng Cục Hải Quan 2007


6000


5000


4000


3000

KN XK (Triu USD)

KN NK (Triu USD)

2000


1000


0

7000


1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Đồ thị 2.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản 1994-2007


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 – 68 và bổ sung số liệu của Tổng Cục Hải Quan

Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản giảm 5,9% so với năm 1997, còn 2.996,2 triệu USD. Đây là mức giảm thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay. Tuy nhiên, buôn bán Việt – Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam với thế giới. Hai năm tiếp sau, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật tiếp tục tăng cao, đạt 3.404,5 và 4.976,1 triệu USD trước khi giảm vào năm 2001. Nền kinh tế Mỹ giảm sút khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, gây ảnh hưởng xấu tới kim ngạch thương mại Việt – Nhật. Năm 2001, kim ngạch xuất và nhập khẩu giữa hai nước đều giảm, tổng kim ngạch giảm 3,76% so với năm 2000. Từ năm 2002 trở đi, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng ổn định với tỷ trọng cao nhất 23,3% vào năm 2007, đạt 12.247,5 triệu USD, gấp 2,47 lần so với năm 2002. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác ngày càng có xu hướng giảm cùng chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2007, tỷ trọng này là 11%, là mức thấp nhất kể từ khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.


(Đơn vị: triệu USD)

Đồ thị 2 2 Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu 1995 – 1


Đồ thị 2.2. Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu 1995 – 2005


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 – 68 và bổ sung số liệu của Tổng Cục Hải Quan

Nếu so sánh với Hàn Quốc, một quốc gia khác có nền công nghiệp mạnh ở Đông Bắc Á, thị vị trí đối tác thương mại của Nhật Bản đối với Việt Nam quan trọng hơn nhiều. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam còn Hàn Quốc chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, với mức trao đổi thương mại là 3,12 tỷ USD vào cuối năm 2003. Hàn Quốc đứng sau Nhật Bản 5,9 tỷ USD, Mỹ 5,08 tỷ USD, Trung Quốc 4,87 tỷ USD, Xingapo 3,9 tỷ USD và Đài Loan 3,66 tỷ USD.

So sánh với một số đối tác thương mại truyền thống khác của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Xingapo, Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tuy mấy năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương Việt – Nhật có suy giảm, nhưng Nhật Bản vẫn giữ vị trí trong tốp 3 đối tác thương mại lớn nhất.


Bảng 2.2:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước

(Đơn vị: triệu USD)



Năm

Tổng KN XNK Việt – Nhật

KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Việt Nam (%)

Tổng KN XNK Nhật Bản

KN XNK Việt – Nhật trong KN XNK của Nhật Bản (%)

2001

4.692,9

15,02

752.000

0,624

2002

4.941,7

13,56

754.000

0,655

2003

5.890,7

12,97

855.000

0.689

2004

7.094,7

12,14

1.021.000

0,695

2005

8.414,4

12,16

1.110.000

0,758

Nguồn:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=6106


2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản


Năm 1990, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ đạt 340,3 triệu USD thì năm 1991 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đạt 719,3 triệu USD, tức tăng gấp 4 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng lên, chiếm 34,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1991 đến năm 2001, 11 năm liên tiếp, Nhật Bản luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu tăng ổn định ngoại trừ năm 2001 giảm 2,53% so với năm 2000. Thời gian này, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng không ổn định. Năm 1991 – 1993, tỷ trọng này lớn hơn 30% đến năm 1994 – 1996 giảm còn khoảng trên 20% và từ năm 1997 – 2001 giảm chỉ còn trên 10%. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản có giá trị lớn là dầu thô, hải sản, hàng dệt may, than.

Năm 2002 là năm đầu tiên Nhật Bản trở thành bạn hàng nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam, xếp sau Mỹ. Giống như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản lại giảm 2,9%, chỉ đạt 2.437 triệu USD. Năm 2003, trị giá xuất khẩu của Việt Nam


sang Nhật Bản đạt 2.908,6 triệu USD thì năm 2007 đã tăng gấp 2 lần, đạt 6.069,8 triệu USD. Năm 2007 là năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản duy trì vị trí thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2003 – 2007, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản luôn ở mức 16 – 22% so với năm trước. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam đã mở rộng hơn thêm linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép các loại. Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản: 7,896 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam). Năm 2011 và 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản lần lượt là 10,8 tỷ và 13,0 tỷ USD.


16

14

12

10

Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)

8

6

4

2

0

2009 2011 KH2013


Đồ thị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 2008 -2013


Nguồn: Thống kê Hải Quan – Số liệu trên trang web Tổng Cục Hải Quan Việt Nam

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí