Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2010 Tổng kim ngạch : 7,727,659,550
(Đơn vị: vnđ)
Chủng loại mặt hàng | KNXK tháng 12/2010 | KNXK năm 2010 | KNXK năm 2009 | % Tăng giảm KN năm 2010 so với 2009 | |
1 | Tổng kim ngạch | 787,105,740 | 7,727,659,550 | 6,291,809,820 | +22,82 |
2 | Sản phẩm dệt may | 120,088,749 | 1,154,491,648 | 954,075,543 | +21,01 |
3 | Dây điện & cáp điện | 89,150,990 | 920,053,298 | 639,502,471 | +43,87 |
4 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | 89,131,416 | 903,337,993 | 599,945,096 | +50,57 |
5 | Hàng thủy sản | 85,102,761 | 894,055,279 | 760,725,464 | +17,53 |
6 | Gỗ và sản phẩm từ gỗ | 49,096,640 | 454,575,880 | 335,366,244 | +27,92 |
7 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 42,257,869 | 410,800,833 | 380,970,568 | +7,83 |
8 | Phương tiện vận tải và phụ tùng | 28,167,384 | 381,447,306 | 238,328,522 | +60,05 |
9 | Sản phẩm từ chất dẻo | 22,306,362 | 255,579,955 | 193,284,113 | +32,23 |
10 | Than đá | 17,382,597 | 233,824,541 | 145,558,775 | +60,64 |
Dầu thô | 67,585,141 | 214,114,871 | 480,116,943 | -55,40 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tự Nhiên- Kinh Tế- Xã Hội Của Nhật Bản
- Nhận Xét Chung Về Lợi Thế So Sánh Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Việt Nam
- Những Thành Tựu Chủ Yếu Của Việt Nam Trong Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam Trong 4 Tháng 2012
- Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Nhật Bản
- Một Số Hạn Chế Bất Cập Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
(Nguồn : Tổng Cục Hải Quan cung cấp )
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản năm 2010 là hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hàng thủy sản... Trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất với 1,1 tỷ USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch, tăng 22,82% so với năm 2009, trong đó tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản đạt trên 120 triệu USD, giảm 4,79% so với tháng 11/2010.
2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam là 169 triệu USD, thì đến năm 1997 đã tăng lên 1.509,3 triệu USD, tăng gần 9 lần trong vòng 8 năm. Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD, năm 2011 kim ngạch nhập khẩu là 10.40 tỷ và 11 tháng đầu năm 2012 là 10,6 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xe máy, ô tô các loại, xăng dầu, máy thu hình, phân bón, thuốc trừ sâu… phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng dần, đạt 13,02% vào năm 1997. Năm tiếp theo, tỷ trọng này có suy giảm, nhưng Nhật Bản vẫn là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Xingapo, với kim ngạch đạt 1.481,7 triệu USD. Từ năm 1996 đến 2000, Nhật Bản xuất khẩu thêm sang Việt Nam những mặt hàng có giá trị cao, kỹ thuật cao như: máy móc, phụ liệu may, linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính… đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Năm 2003, Nhật Bản vươn lên trở thành bạn hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch 2.982,1 triệu USD. Từ 2004 đến 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng dần nhưng tỷ trọng trong tổng ngạch nhập khẩu của Việt Nam lại giảm dần. Bốn năm liền Nhật Bản luôn xếp thứ 4 trong danh sách bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Thời gian này, Nhật Bản tăng sản lượng các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, vải các loại.. . xuất sang Việt Nam.
12
10
8
Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD)
6
4
2
0
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đồ thị 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản 2007-2012
Nguồn: Thống kê Hải Quan - Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng mạnh, đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 38,2% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam đang thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản với sự chuyển giao công nghệ, máy móc của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng.
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2010 Tổng kim ngạch : 9.016.084.835
(Đơn vị: USD)
Đơn vị tính | Lượng | Trị giá | |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | USD | 0 | 2,550,872,313 |
Sắt thép loại khác | Tấn | 1,420,176 | 1,060,817,544 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | USD | 0 | 1,026,682,638 |
Sản phẩm từ chất dẻo | USD | 0 | 402,735,641 |
Vải các loại | USD | 0 | 358,705,602 |
Sản phẩm từ sắt thép | USD | 0 | 354,022,355 |
Tấn | 156,211 | 308,327,110 | |
Sản phẩm hóa chất | USD | 0 | 230,213,399 |
Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống | USD | 0 | 178,538,484 |
Hóa chất | USD | 0 | 175,810,817 |
Nguyên phụ liệu dệt , may, da, giầy | USD | 0 | 134,026,522 |
Dây điện và dây cáp điện | USD | 0 | 105,488,341 |
Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống | Chiếc | 4,479 | 93,343,465 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | USD | 0 | 91,000,193 |
Kim loại thường khác | Tấn | 23,481 | 86,074,031 |
Sản phẩm từ cao su | USD | 0 | 76,107,807 |
( Nguồn : Tổng Cục Hải Quan cung cấp )
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với các nước xuất khẩu khác vào thị trường Nhật Bản thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn.
Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Nhật Bản là: dầu thô, cà phê, chè, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ và đồ gỗ gia dụng,....trong đó chỉ riêng 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu thô, hải sản và dệt may đã chiếm tới 70%-91% tổng kim ngạch xuất khẩu, và mới chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường Nhật Bản đối với các mặt hàng này.
2.1.2. Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực
2.1.2.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật ưa chuộng.
60
40
20
KNXK
0
Hàng hóa khác
Dệt may
Dầu thô
Máy móc,thiết
bị,phụ tùng
Thủy sản
KNXK
Đồ thị 2.5: Các nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường Nhật Bản năm 2011
(Nguồn:www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/Default.aspx?tabid=35&articleID=3678)
Dầu thô
Dầu thô vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm tới 8 – 10% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này. Kể từ năm 1988, Việt Nam đã xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản và trên thế giới.
Năm 1990, dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 56,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang quốc gia này, với trị giá 193,4 triệu USD, tương đương 1.037 tấn. Đến năm 1996, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với kim ngạch trị giá 757,7 triệu USD, vẫn duy trì tốc tộ tăng trưởng trong 7 năm liên tiếp. Nhưng đến năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật chỉ đạt 416,4 triệu USD, chiếm 24,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. Lượng dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục giảm, từ 4.800 ngàn tấn năm 1996 xuống 2.980,4 ngàn tấn năm 1997. Giá dầu thô sụt giảm nên năm 1998 ta xuất 2.981 ngàn tấn dầu thô mà kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 294,0 triệu USD, giảm 29,4% so với năm 1997.
Từ 1998 đến 2000, dầu thô đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong danh sách các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật với kim ngạch khoảng 300 – 500
triệu USD. Nguyên nhân là do biến động của giá cả dầu thô, nên tỷ trong kim ngạch xuất khẩu thu được từ mặt hàng này khi xuất sang Nhật đã giảm dần. Và tính đến hết tháng 10 năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật chỉ đạt 158 triệu USD, bằng 41,1% so với kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đạt của năm 2001. Trong 4 năm 2002 – 2005, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng dần trở lại nhưng chỉ chiếm khoảng 10 – 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, giữ vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật đạt 1.013 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, lên tới 42,4% so với năm 2005, nhưng chênh lệch tỷ trọng so với một số mặt hàng xuất khẩu khác đã giảm dần. Điều này thể hiện sự cải thiện trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang thị trường lớn như Nhật.
Hàng dệt may
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Trong số những thị trường xuất khẩu tiêu biểu cho mặt hàng này của Việt nam đó là Mỹ, EU, Nhật Bản…Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 9/2013 đạt 1,66 tỷ USD, giảm 7,8% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2013 lên 13,08 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,4 tỷ USD, tăng 14%; sang EU đạt 1,98 tỷ USD, tăng 9,2%; sang Nhật Bản đạt 1,74 tỷ USD, tăng 20,1%…
Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng dệt may với kim ngạch đạt 3,7 triệu USD nhưng đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đã đạt 222,4 triệu USD, tức là tăng gấp hơn 60 lần về mặt giá trị.
Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may là 127,7 triệu USD, tăng 188,3% so với năm 1993, trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng cao, chiếm 10,83%. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đạt 223,4 triệu USD, tăng 74,2% và chiếm 15,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật.
Sau một thời gian thâm nhập thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật ưa chuộng hàng dệt may Việt Nam hơn nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này càng tăng cao. Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,5% và hàng dệt kim là 2,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Nhật Bản tăng lên hàng năm và đạt đỉnh cao vào năm 2000 với tổng trị giá 613,3 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 2001, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật có dấu hiệu giảm sút và năm 2002 chỉ còn khoảng 485 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được lý giải ở một số điểm sau: Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh đối với chúng ta là các nước có thị phần hàng may mặc lớn ở Nhật Bản như: Trung Quốc (chiếm 79,3%), Hàn Quốc (2,3%), Thái Lan (1,3%), Inđônêxia (0,9%). Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tháng 12 năm 2001, có đến 51% lượng hàng dệt may của Trung Quốc được hưởng chế độ ưu đãi do Hiệp định dệt may (ATC) trong WTO mang lại đối với việc nhập khẩu vào Nhật Bản. Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, người Nhật có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nói chung và cả nhu cầu mua sắm quần áo nói riêng. Và thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng công tác tiếp thị, chưa chủ động thâm nhập thị trường, nguyên vật liệu ngành may trong nước chưa đáp ứng đủ, hầu hết đều phải nhập khẩu… Bởi vậy, hàng của ta thường có mức giá cao hơn so với hàng cạnh tranh của các nước khác trong khu vực. Ta có thể nhận thấy rò vấn đề này thông qua bảng so sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nhật Bản dưới đây.
Bảng 2.5: So sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam
Hành trình | Thời gian (ngày) | Chi phí (USD/contanner 20 feet) | |
Nhâṭ | Trung Quốc(Thươṇ g Hải)- Nhâṭ Bản(Osaka) | 4 | 450 |
Viêṭ Nam(Hải Phòng, HCM)- Nhâṭ Bản(Osaka) | 7 | 570 | |
Viêṭ Nam (Đà Nẵng)- Nhâṭ Bản (Osaka) | 17-19 | 850 | |
Mỹ | Viêṭ Nam – Mỹ | 30-45 | |
Trung Quốc – Mỹ | 12-18 |
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, 2007,Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á,tr. 35
Năm 2003, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam đã có những thay đổi theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng những mặt hàng đem lại giá trị cao như: Jacket và áo khoác các loại; hàng dệt kim. Việt Nam đã duy trì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 475,0 triệu USD, giảm 2% so với năm 2002 nhưng đã tăng lên đạt 521,8 triệu USD năm 2004 và 596,6 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng suy giảm qua từng năm, từ 16,33% (2003) xuống 14,73% (2004) và 13,74% (2005). Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam thì tiến độ xuất khẩu sang Nhật Bản có được mức tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh có thị trường đã chững lại, có thị trường còn giảm mạnh. Nguyên nhân chính là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc không mặn mà với thị trường Nhật vốn khắt khe và dung lượng thị trường chưa đủ lớn. Bởi vậy, sau khi đã chiếm lĩnh thị trường Nhật, Trung Quốc đã tìm đến thị trường Mỹ với những đơn đặt hàng lớn. Và từ đầu năm 2005, sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ thì Trung Quốc càng quan tâm đến thị trường EU và Mỹ. Kết quả là các doanh nghiệp Nhật Bản chú ý hơn đến Việt Nam vì chúng ta rất thích hợp với các đơn hàng nhỏ lẻ. Mặt khác, xu hướng của người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ